0

[Game level design] Rules : Cái khó ló cái khôn (thử thách người chơi)

Hi ACE !!! 😃 Như đã từng đề cập trong bài viết trước về Game Level Design [GLD] và các thành phần cơ bản. Thì hôm nay mình muốn đi sâu hơn chút về một trong nhứng yếu tố của [GLD] đó là Rules.

Về cơ bản mà nói thì người ta đã thống kê rằng một con người trong suốt cuộc đời sẽ chơi từ vài chục đến cả trăm trò chơi. Người ta có thể chơi lúc vui, chơi lúc buồn, chơi lúc thất tình, chơi như nghiện, chơi hơn nghiện ... 😄 Nói vậy để thấy rằng vì sao ngành công nghiệp game rất phát triển. Vậy nói lan man như trên để đặt ra câu hỏi gì? Câu hỏi sẽ là : Người chơi sẽ chơi mãi một game?

Câu trả lời là Không, phải mất đến hàng tỉ năm nghiên cứu khi mà người chơi chơi những trò chơi khá thô sơ và nhạy cảm đến bây giờ là nhưng game đỉnh cao của công nghệ thì người ta mới phát hiện ra rằng đa số mỗi người chơi bị cuốn hút bởi 1 hay một vài thể loại game nào đó. Nhưng yếu tố then chốt ở đây và cũng là một yếu tố mình muốn đề cập đến hôm nay chính là sự thử thách, độ khó dành cho người chơi (ở đây tạm bỏ qua các yếu tố khác như đồ họa, độ sexy 😛 ...)

OK, Let's go ...!!!

Vấn đề đầu tiên, người chơi muốn cái gì đây ta?? Một trong những yếu tố chính của một game là sự thử thách. Khi một game được đầu tư với đồ họa đẹp, nhân vật gợi cảm, cốt truyện hay nhưng không có được sự thử thách dành cho người chơi thì nó vẫn chỉ dừng lại như một bộ phim chứ không phải một game.

Khi chơi một game, người chơi nói chung đều muốn có những thử thách. Nhưng điều quan trọng là họ muốn một thử thách mà họ có thể vượt qua. Ví dụ khi chơi game đá bóng, người chơi muốn ghi bàn để dành chiến thắng, khi chơi game đối kháng người chơi lại muốn chiến thắng trong trận đấu của họ, hoặc ngay cả khi chơi game rpg online thì cũng có rất nhiều các thử thách trong game để người chơi vượt qua, như lên level, lên đồ ... 😄 kể cả là đc tiêu xiền, được thể hiện...

Nếu một người chơi là một game thủ pro thì những game với những thử thách quá dễ dàng sẽ không mang lại hứng thú, tất nhiên rồi. Thế nhưng với những người chơi phổ thông thì một game hay với những thử thách quá khó chưa chắc đã đáp ứng đc họ. Thế nên cần chú ý là đối tượng và độ tuổi cực kì quan trọng để từ đó tạo ra các thử thách trong game. Đôi khi có thể game của bạn sẽ thành trào lưu và mọi đối tượng đều muốn chơi, nhưng ngay trong thời điểm đầu tạo ra một cốt truyện, một gameplay hay, các thử thách cuốn hút thì các bạn cũng nên xác định đối tượng mà mình nhắm đến đầu tiên.

Top 10 Hardest Video Games

Cái khó ló cái khôn Đến đây bạn sẽ băn khoăn vậy sự khác biệt gữa một game dễ chơi và một game khó vãi ra là gì? Sâu hơn chút để các bạn thấy, kể cả thiết kế hay dev đi chăng nữa thì game không phải là một cái gì quá đơn giản, nhiều bạn nghĩ tăng độ khó ah, đơn giản thôi, tăng máu boss lên ^^

Trong thực tế thì không như vậy, ngay cả bạn sài giải pháp đơn giản này, tăng máu, tăng damage cho boss.., tăng thêm hole, giảm time ...đôi khi lại là phản tác dụng, tăng độ khó mà lại giảm độ fun. Mục tiêu tạo ra các thử thách là để training người chơi đến khi người chơi cảm nhận mình trở nên pro như nào trong game chứ k phải là bắt người ta chơi đi chơi lại chỉ với việc tăng độ khó như trên.

Vậy hay chia thử thách ra làm nhiều thử thách nhỏ với mỗi thử thách này ta sẽ nâng cấp dần độ khó để từ từ dẫn dắt và đào tạo người chơi và để họ cảm nhận đc các kĩ năng của mình trong game cũng tăng dần và vượt qua các thử thách này như nào. Không nhất thiết bạn phải tạo ra thật nhiều màn chơi với các thử thách riêng biệt mà chính trong một level bạn cũng có thể chia ra thành các thử thách nhỏ với các độ khó khác nhau. Ví dụ: ngay cả việc nhảy lên một vách đã cũng có thể là một thử thách khi tạo ra thời gian mà tảng đá nhân vật bám vào sẽ bị lở ra..

Chốt lại nhé, game dễ hay khó ra thì nó được đánh giá ở chính đối tượng mà game của bạn hướng đến, các thử thách mà bạn phân chia trong một màn chơi hay toàn bộ màn chơi. Nhưng hãy nhớ đừng bắt người chơi lập đi lập lại một màn chơi trừ khi họ dẹo, mà hãy để người chơi đc rèn luyện chính các kĩ năng của họ.

WTH tôi cần một game cho tất cả, ai cũng có thể chơi được @@

Ohh yeah, đấy chính là vấn đề chúng ta đã thảo luận qua ở trên. Vậy thì vấn đề là một game có thể đáp ứng đủ cả người chơi phổ thông đến game thủ chuyên nghiệp thì cần yếu tố gì? Xuất phát điểm của các game tiên phong thì người ta thường thực hiện công việc đó bằng cách phân chia game theo mode ( chế độ easy hay chế độ hard). Tuy nhiên thì không phải người chơi nào cũng xác định đúng mode để chơi. Chính vì thế mà người ta nghĩ ra việc cài cắm nó vào chính game play để người chơi có nhiều sự lựa chọn hơn.

Điển hình như ở GTA (Grand Theft Auto)

Thực sự là một seri game quá sức thành công với đúng mục tiêu đáp ứng được đầy đủ các đối tượng người chơi từ phổ thông đến chuyên nghiệp. Một trong những yếu tố chính là game cho phép người chơi quyết định mọi thứ cho nhân vật của họ, thích là nhích 😄 Nhấn mạnh nữa là kể cả những game thủ non chỉ mới 4 tuổi cũng có thể chơi GTA (với sự giám sát của cha mẹ), vì đơn giản mục tiêu của mỗi người chơi như đã nói là khác nhau. Trong GTA bạn có quyền quyết định điều đó, một đứa trẻ khi chơi game cũng vậy sẽ khác xa với cách chơi của một người lớn. Điển hình thằng nhóc ở trên chỉ muốn lái xe chạy vòng vòng và nó chả lượn lách cũng oánh bất kì ai trong game cả 😃 đơn giản vì ku cậu đã có bố ngồi cạnh và điều nó học đc là kể cả chơi game thì đánh ai đó cũng là sai. ^^ tất nhiên là cho đến khi nó lớn thì mọi thứ lại khác...

Đi hơi xa thì thực ra không phải lúc nào các bạn cũng cần phải làm một game như GTA để có thể đáp ứng tất cả mọi người chơi. Các bạn cũng có thể tiếp cận và bắt tay vào create những game 2D ví dụ như JetPack Joyride một game theo phong cách endless runner. Mục tiêu vẫn là win 1 level nhưng với người chơi chuyên nghiệp hoăc người chơi có kĩ năng cao thì việc sử dụng các kĩ năng để nâng cao score hơn sẽ là một đều khá hứng thú.

Chốt nhé Thực ra thì còn khá nhiều cái muốn chia sẽ nhưng để không loãng thì dành cho các bạn game developer mình sẽ chốt lại một số vấn đề khi các ban còn đang băn khoăn xem game mình cần các thử thách gì độ khó như nào là hợp lý thì đây:

  • Độ khó luôn tùy thuộc độ tuổi của game thủ sẽ chơi game của bạn
  • Hãy phân cấp thử thách để người chơi được trải nghiệm và trainning (đừng bắt người ta chơi game để rồi chán)
  • Cài cắm các thử thách ở những điểm luôn tạo sự bất ngời và cuốn hút người chơi.
  • Nếu đc hãy để người chơi có quyền lựa chọn của họ cho độ khó của mỗi thử thách trong game

OK ^^ Vậy thôi, lý thuyết về cơ bản vẫn là lý thuyết. Hãy bắt tay vào làm và chia sẻ lại những kinh nghiệm của các bạn với mình. Thanks!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí