+5

Xử lý lỗi trong javascript

Introduction

Bất cứ lập trình viên nào cũng muốn code mình viết ra hoạt động một cách mượt mà. Nhưng có một thứ luôn ngăn cản điều đó, đó là lỗi. Các lỗi trong javascript có thể rất phức tạp hoặc cực kì đơn giản tùy vào cách chúng ta giải quyết.

Mọi việc sẽ đơn giản hơn nếu chúng ta biết cách phát hiện, giải quyết và ngăn không cho nó xảy ra nữa.

Javascript errors

  • Có rất nhiều loại lỗi trong javascript, nó được chia làm hai loại:
    • Vấn đề thực tế: ví dụ như form của chúng ta có ô input nhập vào họ tên, nhưng người dùng lại nhập vào đó số điện thoại.
    • Lỗi lập trình: ví dụ như lỗi logic, lỗi cú pháp...

SyntaxError

  • Đây là những lỗi cơ bản và thường xuyên gặp nhất khi chúng ta code. Chúng ta gặp nó khi quên 1 dấu ( hay quên dấu ", cái này tôi nghĩ ai cũng từng gặp phải trong khi học lập trình rồi.
   console.log("Hello viblo);
   // Kết quả là: Uncaught SyntaxError: Invalid or unexpected token
  • Thường thi khi xảy ra lỗi syntax, các đoạn code chạy trên các luồng khác vẫn sẽ được thực thi nếu chúng không phụ thuộc vào đoạn code lỗi syntax này.

RuntimeError

  • Lỗi runtime thường được biết đến như là các exceptions, lỗi này thường xảy ra khi chương trình của bạn đang được thực thi (đã được compile). Xem thử ví dụ dưới đây:
    var features = "location=yes, resizeable=yes";
    function openNewWindow() {
        var newWindow = window.openWindow("https://viblo.asia", "Viblo window", features);
    }
  • Ví dụ dưới khi compile sẽ không có lỗi gì nhưng khi hàm openNewWindow() được gọi thì sẽ có lỗi xảy ra vì hàm openWindow() không tồn tại với đối tượng window.

Logical Errors

  • Đây là loại lỗi phức tạp nhất trong 3 loại bởi nó liên quan đến sự logic, nó cũng rất thường xuyên gặp phải. Khi bạn quên bắt các trường hợp ngoại lệ trong flow code của bạn... Lỗi này rất nguy hiểm bởi nó làm sai lệch kết quả hoặc làm chương trình gặp phải những action người dùng không mong muốn, nó cũng nguy hiểm bởi khó tìm được và sửa. Ví dụ đơn giản như sau:
    function countAll(data) {
        var sum = 0;
        for (var i = 1; i < data.length; i++) {
            sum += data[i];
        }
        return sum;
    }
  • Như ví dụ hết sức đơn giản trên thì chúng ta đã dính phải lỗi logic rồi, lỗi ở đây là mảng bắt đầu từ 0 nhưng ta lại cho nó bắt đầu từ 1 nên khi tính tổng sẽ bị thiếu mất phần tử thứ 0 dẫn đến sai kết quả cuối cùng.

Best Practices for Handling Errors

  • Một sự chỉ trích thường gặp đối với javascript đó là cách xử lý lỗi thông qua callback function. Hãy xem ví dụ dưới đây:
    function getInfo(callback) {
        getUserId(function(error, id) {
            if (error) return callback(error);
            getUserById(function(error, info) {
                if (error) return callback(error);
                return callback(null, info);
            });
        });
    }
  • Đoạn code trên bắt buộc các lập trình viên phải xử lý lỗi trong hàm callback của họ. Khi viết code thì chúng ta luôn muốn là có thể handle được hết các trường hợp lỗi có thể gặp phải, thì với đoạn code trên ta có thể handle được các lỗi có thể gặp phải trong quá trình lấy về info của user.

  • Đấy là mặt tốt, còn đoạn code trên không tốt ở điểm nào ? Nếu như có lỗi xảy ra ở 1 trong 2 callback getUserId hoặc getUserById thì chương trình sẽ bị dừng ngay lập tức, vì thế trong hàm callback của bạn nếu có error xảy ra bạn nên retry lại hàm, hoặc revert những thay đổi trước đó và phải báo lỗi chi tiết hơn cho người dùng.

  • May mắn là chúng ta có một vài cách và hàm để giải quyết những lỗi này. Hãy thử những cách dưới đây xem sao:

The try...catch...finally statement

  • Mệnh đề try...catch.finally đánh dấu 1 block các câu lệnh và chỉ định 1 kết quả duy nhất trả ra nếu có exception bất kỳ nào xảy ra. Nó có thể bắt được lỗi runtime và logical nhưng không bắt được lỗi syntax.
  • Dưới đây là ví dụ sử dụng try...catch...finally:
    try {
        getUserId();
        getUserById();
        getInfo();
    } catch (e) {
        renderError(e);
    } finally {
        renderReport();
    }
  • Nhìn cũng gọn hơn và dễ hiểu hơn. Đoạn code sẽ chạy lần lượt 3 hàm getUserId() rồi getUserById() rồi getInfo(). Nếu có lỗi xảy ra trong bất cứ hàm nào nó cũng sẽ đều nhảy vào hàm renderError(). Nếu không có lỗi thì nó sẽ chạy lần lượt hết cả 3 hàm trên.

  • Cuối cùng thì hoặc sau khi chạy xong hàm getInfo() hoặc renderError() thì đoạn code cũng sẽ đều chạy vào renderReport(). Đoạn code ở finally là optional, bạn có thể có hoặc không tùy vào mục đích của bạn.

The throw statement

  • The throw statement được sử dụng để trả ra các exception đã được developer định nghĩa trước. Trong khi chạy, khi gặp lệnh throw việc thực thi hàm sẽ dừng lại và nhảy ngay vào lệnh catch đầu tiên, nếu không tìm thấy catch thì cả chương trình sẽ bị dừng.

  • Xem ví dụ dưới đây:

    try {
        var token = getToken();
        if (!token) {
            throw("You are not authorized !");
        }
        redirectToDashboard();
    } catch(e) {
        console.log("Error occurs: " + e);
    }
  • Thì khi chạy nếu không có token chương trình sẽ nhảy vào hàm catchconsole.log ra là:
    Error occurs: You are not authorized !

The onerror() method

  • Hàm onerror() là trình xử lý sự kiện đầu tiên để xử lý lỗi trong javascript. Nó thường được xử dụng với cú pháp window.onerror. Lệnh này cho phép các sự kiện lỗi được trả vào đối tượng window bất cứ khi nào có lỗi xảy ra trong khi javascript đang chạy.

  • Xem ví dụ dưới đây:

    var button = document.getElementById("button1");

    button.addEventListener("click", renderBox());

    window.onerror = function() {
        console.log("An error occured !");
    }
  • Lúc chạy thì khi bạn click vào button thì trình duyệt sẽ console.log ra là An error occured ! do hàm renderBox() chưa được định nghĩa trong đoạn code bên trên.

Call stack property

  • Thuộc tính stack là một feature trong đối tượng Error của javascript. Nó cung cấp một danh sách trong đó có các hàm đã được gọi , theo thứ tự nào, từ dòng nào file nào, gọi với các arguments nào...

  • Đoạn code dưới đây sẽ minh họa việc đó:

function trace() {
    try {
      throw new Error('An error occured: ');
    } catch(e) {
      alert(e.stack);
    }
  }

  function second() {
    trace();
  }

  function first() {
    second(1, 'viblo', {});
  }
  first("demo");
  • Ví dụ trên sẽ hiển thị ra lỗi lần lượt từ khi gọi hàm first() đến hàm second(), hiển thị cả số dòng xảy ra lỗi cũng như lỗi gì.

Conclusion

  • Việc phát hiên và xử lý lỗi ngay trong khi đang code là rất cần thiết, nó giúp chúng ta cho ra những sản phẩm tốt hơn, giúp QA và teamate đỡ khổ hơn khi sản phẩm được đưa vào test để chuẩn bị release. Nó cũng giúp chúng ta sớm lên level hơn 😃))

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí