Xử lý các ngoại lệ trong Javascript
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Giống bất kỳ ngôn ngữ nào, Javascript cũng sẽ gặp các tình huống lỗi như: undefined, null, JSON.parse() fail...
Điều này nghĩa là chúng ta phải xử lý những lỗi ngoại lệ này một cách nuột nà nếu chúng ta muốn có một trải nghiệm người dùng tốt cho ứng dụng của mình.
Giải pháp cho vấn đề này là dùng try...catch
blocks, việc này cũng giúp ứng dụng của chúng ta ko bị crash khi xảy ra lỗi.
Try...Catch
Để sử dụng try...catch
block, chúng ta sử dụng cú pháp sau:
try{
// các đoạn xử lý mà có thể phát sinh ngoại lệ
// phải có ít nhất 1 dòng code trong khối này
}
catch (error){
// xử lý lỗi ngoại lệ ở đây
// khối này có thể không cần nếu khối finally đươck khai báo
}
finally {
// phần này có thể có hoặc không
// khối này sẽ được chạy sau khi xử lý xong khối try hoặc catch
}
Một ví dụ để dễ hình dung hơn:
try {
undefined.prop
} catch (error) {
console.log(error);
}
Trong ví dụ trên chúng ta khi lấy thuộc tính từ undefined
, nên sẽ sinh ra một lỗi ngoại lệ. Trong catch
block, chúng ta bắt sự kiện error và log nó ra, kết quả như sau:
TypeError: Cannot read property ‘prop’ of undefined
Khi ứng dụng chạy dòng lệnh undefined.prop, chúng ta có được error message log ra thay vì crashing ứng dụng.
Như trong phần comments trên, try
block phải có ít nhất một xử lý nào đó, sau đó là catch
block hoặc finally
block được khai báo. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể có các trường hợp sau:
try {
...
}
catch {
...
}
try {
...
}
finally{
...
}
try {
...
}
catch {
...
}
finally {
...
}
Khối catch
chứa các đoạn code mà chỉ ra app sẽ xử lý cái gì khi mà phát sinh lỗi ngoại lệ trong try
block. Nếu try
block phát sinh lỗi thì catch
block sẽ được chạy, nếu try
block không phát sinh lỗi thì catch
block sẽ được bỏ qua.
Khối finally
sẽ được chạy sau khi tất cả code trong phần try
block hoặc catch
block chạy xong. Nó luôn chạy dù có phát sinh lỗi ngoại lệ hay không.
Khối try
có thể được lồng bên trong nhau. Nếu khối try..catch
bên trong không xử lý catch lỗi thì khối try...catch
bên ngoài phải làm điều đó. Một ví dụ để dễ hình dung:
try {
try {
undefined.prop
} finally {
console.log('Inner finally block runs');
}
} catch (error) {
console.log('Outer catch block caught:', error);
}
Khi chạy đoạn code trên, chúng ta sẽ thấy log ra:
Inner finally block runs
Outer catch block caught: TypeError: Cannot read property ‘prop’ of undefined’
Có thể thấy là khi khối try...catch
bên trong không catch lỗi nên khối try...catch
bên ngoài có khai báo catch nên đã xử lý lỗi, và khối finally
bên trong chạy trước khối catch
bên ngoài.
Try...catch...finally
chạy tuần tự từ trên xuống dưới theo thứ tự.
Các khối catch
ở trên tất cả đều theo kiểu unconditional (vô điều kiện), tức là chúng có thể bắt tất cả các ngoại lệ xảy ra. Object error
giữ dữ liệu về lỗi ngoại lệ. Nó chỉ giữ dữ liệu bên trong khối catch
(nó theo kiểu variable scope), nếu muốn sử dụng error object
bên ngoài khối catch
thì phải gán nó cho 1 biến bên ngoài. Sau khi catch
block chạy xong, error object
sẽ được giải phóng khỏi bộ nhớ.
Khối finally
chứa các đoạn code mà được chạy sau khi code trong try
block hoặc catch
block chạy, và nó được thực thi bất kể có lỗi ngoại lệ hay không có. Do đó khối finally
làm cho trải nghiệm người dùng ít bị ảnh hưởng nhất khi mà ứng dụng của chúng ta xảy ra lỗi (hoặc có thể do các yếu tố khách quan như mất kết nối mạng...). Ví dụ, chúng ta có thể đặt các code clean up ví dụ như close file khi đọc file dù có hay không xảy ra lỗi khi đọc. Khi chạy tới dòng mà phát sinh lỗi ngoại lệ thì toàn bộ code sau dòng đó trong try
block sẽ không được thực thi nữa, nên nếu chúng ta xử lý close file ở cuối của try
block thì có thể nó sẽ không được thực thi (nếu xảy ra lỗi).
Chúng ta có thể chỉ đặt code sẽ chạy mà không cần quan tâm liệu có phát sinh lỗi hay không như cleanup code, release memory... trong finally
block, khi đó chúng ta sẽ không phải dupplicate code khi mà phải xử lý những việc đó trong try và catch block. Ví dụ minh họa:
openFile();
try {
// tie up a resource
writeFile(data);
}
finally {
closeFile();
// always close the resource
}
Chúng ta có thể lồng nhiều block try...catch
với nhau:
try {
try {
throw new Error('error');
}
finally {
console.log('first finally runs');
}
try {
throw new Error('error2');
}
finally {
console.log('second finally runs');
}
}
catch (ex) {
console.error('exception caught', ex.message);
}
Trong ví dụ trên chúng ta sẽ không thấy log ra:
second finally runs
bởi vì khối try...catch
đầu tiên không catch lỗi ngoại lệ nên khi xảy ra lỗi thì lỗi đó được truyền ra và được catch bởi khối try...catch
cha bên ngoài. Nếu chúng ta muốn khối try...catch
thứ 2 được thực thi thì chúng ta phải thêm catch
block vào khối try...catch
thứ nhất, như sau:
try {
try {
throw new Error('error');
}
catch {
console.log('first catch block runs');
}
finally {
console.log('first finally runs');
}
try {
throw new Error('error2');
}
finally {
console.log('second finally runs');
}
}
catch (ex) {
console.error('exception caught', ex.message);
}
Chúng ta còn có thể rethrow các lỗi ngoại lệ mà được bắt ở catch
block. Ví dụ:
try {
try {
throw new Error('error');
} catch (error) {
console.error('error', error.message);
throw error;
} finally {
console.log('finally block is run');
}
} catch (error) {
console.error('outer catch block caught', error.message);
}
Như ví dụ trên, chúng ta có 3 output là
error error, finally block is run outer catch block caught error
bởi vì khối catch
của block try...catch
bên trong đã throw lỗi ngoại lệ một lần nữa sau khi log nó ra, do đó khối catch
bên ngoài vẫn được thực thi do nhận được lỗi rethrow từ block catch
bên trong.
Vì code chạy tuần tự, chúng ta có thể sử dụng biểu thức return ở cuối try
block. Ví dụ, nếu chúng ta muốn parse một chuỗi JSON thành một object, chúng ta muốn return một object rỗng nếu xảy ra lỗi nào đó.
const parseJSON = (str) => {
try {
return JSON.parse(str);
}
catch {
return {};
}
}
và chúng ta chạy thử hàm trên:
console.log(parseJSON(undefined));
console.log(parseJSON('{"a": 1}'))
chúng ta sẽ được object rỗng ở dòng thứ nhất và {a: 1}
ở dòng thứ 2.
Try...Catch trong xử lý bất đồng bộ
Chúng ta thường sử dụng async - await cho việc xử lý bất đồng bộ trong Javascript, và chúng ta còn có thể sử dụng try...catch
block để catch rejected promises và xử lý rejected promises một cách uyển chuyển. Ví dụ:
(async () => {
try {
await new Promise((resolve, reject) => {
reject('something wrong!')
})
} catch (error) {
console.log(error);
}
})();
Trong đoạn code trên, vì chúng ta reject promise trong try
block, nên catch
block bắt được lỗi trong reject promise và log ra:
something wrong!
Hàm trên trông có vẻ giống với try...catch
block bình thường, nhưng thực sự thì điều đó không đúng, vì đây là một async funcion.
Một async function chỉ trả về các promises, nên chúng ta không thể return bất cứ thứ gì thay vì promises trong try...catch
block. Khối catch
trong async function chỉ là một cách viết tắt cho catch
function, hàm mà được chuỗi cùng với then function.
Đoạn code trên tương đương với cách viết sau trong thế giới promises:
(() => {
new Promise((resolve, reject) => {
reject('error')
})
.catch(error => console.log(error))
})()
Tương tự thì finally
block của try...catch
trong async cũng tương đương với cách viết finally function trong promise. Ta có 2 đoạn code sau là tương đương:
(async () => {
try {
await new Promise((resolve, reject) => {
reject('error')
})
} catch (error) {
console.log(error);
} finally {
console.log('finally is run');
}
})();
(() => {
new Promise((resolve, reject) => {
reject('error')
})
.catch(error => console.log(error))
.finally(() => console.log('finally is run'))
})()
Quy tắc try...catch
lồng nhau ở trên cũng áp dụng được cho async function, nên chúng ta có thể viết code như sau:
(async () => {
try {
await new Promise((resolve, reject) => {
reject('outer error')
})
try {
await new Promise((resolve, reject) => {
reject('inner error')
})
} catch (error) {
console.log(error);
} finally {
}
} catch (error) {
console.log(error);
} finally {
console.log('finally is run');
}
})();
Điều này giúp chúng ta dễ dàng lồng các promises và xử lý các lỗi tùy theo scope của chúng. Cách này giúp code sạch sẽ và dễ đọc hơn so với việc chain các then, catch và finally function của promise.
Tổng kết
Để xử lý lỗi ngoại lệ trong JavaScript, chúng ta sử dụng try...catch...finally
block để bắt lỗi. Cách này có thể áp dụng cho cả code đồng bộ và bất đồng bộ.
Chúng ta để các đoạn code có thể phát sinh lỗi trong try
block, và viết các code xử lý lỗi ngoại lệ trong catch
block. Trong finally
block, chúng ta viết các đoạn code thực thi mà không quan tâm tới có xảy ra lỗi hay không. Các async function có thể sử dụng try...catch
block nhưng chúng chỉ trả về các promises giống như các async funciton khác, nhưng try...catch
block trong các function bình thường thì có thể trả về bất cứ thứ gì.
nguồn: https://medium.com/javascript-in-plain-english/handling-exceptions-in-javascript-f14d855be11c
All rights reserved