+6

Xây dựng Chat Bot đơn giản theo kịch bản có sẵn (Phần 1)

I. Đặt vấn đề

  • Hiện nay, hệ thống trả lời tin nhắn tự động, hay hệ thống điện thoại tự động được áp dụng trong rất nhiều các kênh bán hàng, trang web bán hàng, các dịch vụ tư vấn trực tuyến, … Để giảm bớt chi phí cho đội ngũ TeleSale, việc sử dụng ChatBot thay cho con người là ứng dụng rất quan trọng.
  • Các bài toán xây dựng ChatBot đã được đưa vào thực tiễn khá nhiều, càng ngày ChatBot càng được cải tiến, thông minh, tiện lợi hơn.
  • Dưới đây là bài viết xây dựng ChatBot đơn giản theo kịch bản có sẵn, sử dụng với mục đích tư vấn, đưa ra các chọn lựa cho khách hàng

II. Về Chatbot

Workflow của 1 Chatbot:

  • Translator : Dịch yêu cầu của user, giúp máy tính hiểu được yêu cầu mình cần thực hiện → quyết định việc chatbot có thông minh hay không.
  • Respondent: Xử lý yêu cầu, thành phần này giúp khả năng của chatbot không bị giới hạn, máy tính làm được gì thì chatbot cũng làm được như vậy.
  • Processor: Nhận output và đóng gói gửi trả lại messenger platform, trả lại cho người dùng kết quả.

III. Xây dựng kịch bản

Kịch bản được phía bên tư vấn cung cấp.

Ví dụ về 1 kịch bản:

Một kịch bản gồm các thành phần (các Node):

  • Câu kích hoạt: câu hỏi chủ đề.
  • Bot hỏi (nói).
  • Người dùng trả lời (yêu cầu).
  • Bot Xử lý lấy kết quả.

Định dạng Node khi lưu trữ:

  • Câu kích hoạt:
id::start::<câu kích hoạt>::next::
  • Bot nói :
id::speak::<câu nói>::next::
  • Người dùng trả lời:
id::listen::<câu nói>::next0::<lựa chọn 1>::next1::<lựa chọn 2>::next2:: ... ::
  • Bot xử lý:
id::solve::<function>::<kết quả 1>::next1::<kết quả 2>::next2:: ... ::

Trong đó :

  • id: id của Node
  • next: id của Node kế tiếp theo kịch bản
  • next1, next2, ... : id của Node kế tiếp tương ứng với lựa chọn 1, 2, …
  • next0: id của Node kế tiếp trong trường hợp người dùng phải nhập câu trả lời.

Các Node được liên kết với nhau qua id Node, và xây dựng thành kịch bản theo luồng kịch bản gốc. Quản lý luồng kịch bản qua id Node, biết được vị trí Node hiện tại, và các hướng đi khi lựa chọn.

IV. Các phương pháp thực hiện

  • So khớp: So khớp giữa câu nói của người dùng với câu dạng tổng quát trong CSDL.

Ví dụ: "Tôi muốn hỏi về hợp đồng mua bán điện?" khớp với câu "* hỏi * hợp đồng * điện *"

  • Keyword/Value extraction:

Trích xuất Keyword/Value trong câu:

Ví dụ:

"Tôi muốn đặt lịch vào ngày 1/1/2019" => Value: "1/1/2019"

"Tôi cần tư vấn về hồ sơ" => Keyword: "tư vấn", "hồ sơ"

  • Xác định Node:
  1. Câu kích hoạt (start): Xác định câu kích hoạt. So khớp để xác nhận câu kích hoạt.
  2. Bot nhận câu trả lời (listen): Tìm từ trong câu, Keyword/Value extraction để lấy câu trả lời khớp với các lựa chọn hoặc dạng value.
  3. Xử lý (solve): Bot gọi hàm xử lý bằng api.
  4. Trả lời (speak): Speak (text)

V. Tạm kết

Trên đây là ý tưởng của mình được áp dụng trong việc xây dựng một Chatbot theo kịch bản của khách hàng. Do thời gian có hạn, mình sẽ diễn giải cụ thể hơn, và demo một chút cho mọi người trong bài viết tiếp theo nhé 😄 .


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí