+6

What is Blockchain ?

Mình thấy đã có một vài bài viết về Blockchain rồi tuy nhiên mình thấy vẫn có thể bổ xung thêm thông tin về các khía cạnh của Blockchain cho nên mình xin đóng góp thêm bài biết để giúp ai đó quan tâm đến công nghệ xu thế Blockchain có thêm các thông tin cần thiết. Trước tiên chúng ta sẽ đi qua một chút về lịch sử của Blockchain:

1. Lịch sử hình thành Blockchain

Vậy Blockchain được tạo ra từ khi nào? Và ai là cha đẻ của Blockchain vậy?

Satoshi Nakamoto là cái tên của một người đàn ông đã tạo ra blockchain đầu tiên cùng với ý tưởng về đông tiền mã hóa Bitcoin. Ông là một người cảm thấy bất mãn khi quyền lực tập trung chủ yếu vào tay chính phủ và ngân hàng trung ương bởi chỉ họ mới có khả năng in tiền giấy. Hệ thống ngân hàng hưởng lợi từ sự gia tăng của lượng tiền phát hành (gây nên lạm phát) cũng như nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của người dân và doanh nghiệp. Và khi những cuộc khủng hoảng do giới tài chính gây ra xảy đến, chính phủ lại dùng tiền thuế của dân để giải cứu các ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Tuy đây là động thái cần làm để ngăn chặn sự sụp đổ của toàn bộ hệ thống tài chính trong nước nhưng nó cũng khiến không ít người bất bình, trong đó có cả Satoshi Nakamoto và ý tưởng cho ra đời đông tiền mã hóa từ đây. Tuy nhiên không một ai thực sự biết danh tính thực sự của ông. Có người thì cho là ông này sống ở Nhật, có người thì nghĩ ông ta là người Châu âu hoặc đến từ Mỹ. Vậy điều này có quan trọng không? Tôi thì nghĩ là không, nó chỉ là một thông tin thú vị khi bạn và những người bạn cùng tranh luận khi rảnh rỗi mà thôi 😃 Điều quan trọng là blockchain không phải là một concept mới như là chúng ta tưởng. Bản thể đầu tiên của blockchain được phát triển vào năm 2008 giống như là backbone (khung xương) cho Bitcoin.

  • Đến năm 2009 thì blockchain 1.0 thế hệ đầu tiên chính thức được công bố. Và đã có rất nhiều các khái niệm dễ gây nhầm lẫn giữa blockchain và Bitcoin. Tuy nhiên tóm lại Blockchain hoàn toàn khác biệt với Bitcoin, nó là công nghệ được các đồng tiền mã hóa sử dụng không chỉ riêng bitcoin. Concept của blockchain đã nhanh chóng được sử dụng rộng rãi cho rất nhiều đồng tiền mã hóa khác vào năm 2014 như Ethereum, Litecoin, Dash ...
  • Năm 2014 thì Blockchain 2.0 được ra đời mở rộng blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.
  • Năm 2016 Blockchain 3.0 được ra đời đưa blockchain vượt khỏi biên giới tài chính, và đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature.

2. Blockchain là gì?

Blockchain được Investopedia định nghĩa như sau:

A blockchain is a digitized, decentralized, public ledger of all cryptocurrency transactions. Constantly growing as ‘completed’ blocks (the most recent transactions) are recorded and added to it in chronological order, it allows market participants to keep track of digital currency transactions without central recordkeeping. Each node (a computer connected to the network) gets a copy of the blockchain, which is downloaded automatically.

Hoặc cũng có thể hiểu theo cách đơn giản về cơ bản Blockchain giống như một cấu trúc máy tính hoặc một nơi có thể lưu trữ dữ liệu. Một blockchain chứa dữ liệu được nhúng bên trong một block. Mỗi block giống như một trang của cuốn sách mà có các trang được đánh thứ tự liên tiếp nhau, bạn có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu như trang đó bị xé đi dựa vào số trang. Các thông tin trên mỗi trang thì được bố trí theo một logic nào đó. Với Blockchain thì mỗi block sẽ được liên kết với một block trước nó giống như một chuỗi. Bạn không thể xóa một transaction riêng lẻ nào cả trừ phi bạn phải rewrite lại toàn bộ chuỗi block. Điều này thì không vấn đề gì tuy nhiên nó lại khá là mệt mỏi vì mọi transaction ban thêm vào đều phải được verified. Bạn không thể thêm data vào một block mà không có sự đồng thuận từ network nơi mà block sẽ được verified để trở thành một phần hợp lệ của chuỗi. Để các bạn có cái nhìn rõ hơn về cách lưu trữ của blockchain thì chúng ta sẽ quy lại để xem và so sánh với cách thức lưu trữ dự liệu truyền thống đang hoạt động nhé.

Bảo mật dữ liệu theo cách cũ

Phương thức truyền thống để bảo vệ dữ liệu là sẽ để dữ liệu bên trong một hệ thống bảo mật trên một máy tính và một máy backup nào đó và chỉ được truy cập để thêm hoặc xóa data. Liệu như vậy có hoàn toàn bảo mật chưa? Thực tế thì nó chưa hẳn là bảo mật bởi vì firewalls được đặt ở một nơi để bảo vệ dữ liệu và vấn đề là tất cả dữ liệu đều được đặt trên một nơi vậy thì hacker chỉ việc cố gắng truy cập vào server chính và sau đó có thể làm bất cứ điều gì họ muốn. Họ có thể đánh cắp dữ liệu hoặc tạo ra các bản ghi hợp lệ với các dữ liệu tài chính, fake request để có thể dễ dàng được approved từ bên trong server của công ty. Một cách khác có thể tốt hơn là bạn sẽ bảo mật tới mức chỉ trong phạm vi công ty của mình không public ra ngoài. Cho dù thế thì vẫn có những trường hợp chính nhân viên trong công ty bị mua chuộc và chính họ lại là nhân tố gây mất mát dữ liệu. Cho nên có thể hệ thống tập trung dữ liệu (centralized system) với tất các cả các firewall bảo vệ không hề bảo mật đến mức như bạn đang nghĩ. Và khi vụ vi phạm mà Equifax công bố vào giữa tháng 5,6 năm 2017 là một bằng chứng điển hình cho việc bảo mật theo phương thức tập trung. Theo CNN thông tin của 143 triệu người có thể bị đánh cắp và rơi vào tay kẻ xấu.

Blockchain vị cứu tinh

Và giờ đây blockchain giông như một hiệp sĩ đeo mặt nạ sẽ bảo vệ mọi thứ trên internet. Tại sao lại là đeo mặt nạ ? đơn giản để nói blockchain giống như một thứ khá là khó để hiểu được và có rất nhiều người không biết về nó. Còn tại sao lại là hiệp sĩ? Bởi vì nó có thể là một công cụ tuyệt vời để loại trừ hành vi tội phạm và dữ cho dữ liệu của bạn được an toàn tuyệt đối.

Vậy thì điều gì làm cho blockchain có tính bảo mật cao đến thế?

1. Database được phân tán qua nhiều máy tính khác nhau

Bất cứ ai sử dụng blockchain đều có thể truy cập tới toàn bộ database cũng như lịch sử của nó. Việc nắm quyền sẽ không thuộc về một bên riêng lẻ nào nữa. Các bên giao dịch cũng không cần đến một đơn vị trung gian để xác thực dữ liệu và điều này sẽ làm cho việc chuyển đổi giao dịch diễn ra nhanh chóng hơn và ít chi phí hơn.

2. Cách thức truyền tải peer-to-peer

Phương thức giao tiếp được sử dụng là peer-to-peer trực tiếp giữa các máy tính với nhau. Đây là cách thức thích hợp hơn là thông qua một máy server duy nhất (node) bởi bì hackers có thể hack data khi dữ liệu được truyền qua node. Với blockchain thì data sẽ được truyền tới tất cả các máy tính trong mỗi node. Điều này khiến cho việc hack trở nên khó hơn bởi vì thông tin không chỉ được di chuyển thông quá một server duy nhất nữa.

3. Tính công khai minh bạch và ẩn danh

Bạn có thể xem được thông tin user nào khởi tạo ở bất kì data block nào trong chuỗi và ai là người xác thực nó. Mỗi node sẽ được gắn với một địa chỉ address duy nhất giống như là một định danh của nó. Bạn có quyền lựa chọn việc share thông tin tới tất cả mọi người đang sử dụng chain hoặc là ẩn danh tính.

4. Không sửa đổi được các record

Mỗi transaction riêng lẻ sẽ được liên kết với một cái khác trước nó và sau nó điều này có nghĩa là nó sẽ được lưu có thứ tự trong một chuỗi theo thời gian. Bạn không thể sửa đổi được transaction bởi vì việc này sẽ cần phải sử đổi toàn bộ transaction trong chuỗi của nó. Có nghĩa là bạn phải thuyết phục được toàn bộ mọi người trên network hãy approve cho sự thay đổi mà bạn tạo ra và tất cả mọi người đều có thể được thông báo và thấy rằng bạn là người tạo ra thay đổi.

5. Tính toán logic

Mỗi transaction được gắn trong một tính toán logic nó có thể là một chương trình. Bạn có thể tạo ra một thuật toán có thể hoạt động tự động để tạo ra một transaction khi thỏa mãn một điều kiện nào đó và được thêm vào trong chuỗi blockchain sau khi đã được verified.

Tạm kết: Đây chỉ là một phần nhỏ thông tin về blockchain, ở các bài viết sau mình sẽ nói về cách thức hoạt động của blockchain và tương lai của công nghệ này cũng như các ứng dụng vô cùng thú vị của blockchain trong thực tế.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí