+1

Utility functions in Swift

  • Đôi lúc cách duy nhất để tác động đến state chung của code base tạo ra những thay đổi lớn chẳng hạn như thay đổi kiến trúc code, thay đổi cách truyền data hoặc áp dụng các framework mới.

  • Ở bài viết này chúng ta cùng xem xét cách viết các utility functions nhỏ thực hiện các tác vụ phổ biến dễ dàng hơn với các pattern giản hơn để sử dụng.

1/ Configuration closures:

  • Một phần code trong các dự án được dành để xác định một số object nhất định để sử dụng . Đặc biệt là khi sử dụng object orient UI như UIKit. Giống như chúng ta đã xem qua Encapsulating configuration code in Swift thì việc tìm ra những cách gọn gàng để viết riêng biệt những đoạn code đó có thể cải thiện sự minh bạch của logic cũng như phạm vi mà đoạn code được sử dụng.

  • Ví dụ, chúng ta đang sử dụng pattern phổ biến bằng cách sử dụng self-executing closures như sau:

class HeaderView: UIView {
    let imageView: UIImageView = {
        let view = UIImageView()
        view.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        view.contentMode = .scaleAspectFit
        view.image = .placeholder
        return view
    }()

    let label: UILabel = {
        let view = UILabel()
        view.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        view.numberOfLines = 2
        view.font = .preferredFont(forTextStyle: .headline)
        return view
    }()
    
    ...
}
  • Cách code trên không có gì sai nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể giảm số lượng code được liên kết với từng property . Có một số cách tiếp cận khác nhau mà chúng ta có thể thực hiện ở đây chẳng hạn như sử dụng các factory method thay vì tự self-executing closures hãy xem liệu chúng ta có thể viết một simple utility funtion để giúp chúng ta làm code trên gọn hơn trong khi vẫn sử dụng cùng pattern.

  • Giới thiệu với các bạn chức năng gọi là configure, nó sẽ lấy một giá trị mà chúng ta muốn configureclosure để thực hiện công việc configure đó. Chúng ta có thể gói gọn tất cả configure code của mình cũng như sẽ truyền tham số từ xa với từ khóa inout cho phép chức năng mới của chúng ta được sử dụng với các loại giá trị:

func configure<T>(
    _ value: T,
    using closure: (inout T) throws -> Void
) rethrows -> T {
    var value = value
    try closure(&value)
    return value
}
  • Giờ đây chúng ta có thể quay lại HeaderView của mình và làm choconfigure code subview dễ đọc hơn:
class HeaderView: UIView {
    let imageView = configure(UIImageView()) {
        $0.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        $0.contentMode = .scaleAspectFit
        $0.image = .placeholder
    }

    let label = configure(UILabel()) {
        $0.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        $0.numberOfLines = 2
        $0.font = .preferredFont(forTextStyle: .headline)
    }
    
    ...
}
  • Một lợi thế của chức năng configure code của chúng ta là nó hoàn toàn có thể được sử dụng với bất kỳ type nào từ UIView đến bất kỳ loại object .

  • Ví dụ, chúng tai sử dụng cùng một pattern như trên khi thiết lập giá trị URLRequest được sử dụng để đồng bộ hóa dữ liệu khi người dùng kết nối WiFi:

struct SyncNetworkTask {
    var request = configure(URLRequest(url: .syncEndpoint)) {
        $0.httpMethod = "PATCH"
        $0.addValue("application/json",
            forHTTPHeaderField: "Content-Type"
        )
        $0.allowsCellularAccess = false
    }
    
    ...
}

2/ Rethrowing functions:

  • Một chi tiết của chức năng trên có thể dễ bị bỏ lỡ là nó được đánh dấu bằng từ khóa rethrow. Những gì từ khóa đó làm là bảo trình biên dịch Swift chỉ coi chức năng đó là throw nếu closure được truyền cho nó cũng throw.
let webView = try configure(WKWebView()) {
    let html = try loadBundledHTML()
    try $0.loadHTMLString(html, baseURL: nil)
    ...
}
  • Bất cứ khi nào chúng ta thiết kế bất kỳ API nào chấp nhận các synchronous closures thì chắc chắn nên xem xét việc đánh dấu các chức năng của chúng ta bằng các lần truy cập lại cho phép chúng tôi throw error khi cần.

3/ Reducing boilerplate:

  • Bên cạnh việc chúng ta quy định các code convention các utility function cũng có thể giúp chúng ta tránh các lỗi phổ biến như thực hiện các tác vụ cụ thể hơn, chẳng hạn như xác định layoutcolor.
let label = UILabel()
label.translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
view.addSubview(label)

NSLayoutConstraint.activate([
    label.topAnchor.constraint(equalTo: view.topAnchor),
    label.leadingAnchor.constraint(equalTo: view.leadingAnchor),
    ...
])
  • Chúng ta có thể chọn cách đơn giản như extension UIView tự động chuẩn bị chế độ xem đã cho để sử dụng với auto layout sau đó kích hoạt một loạt các constraint:
extension UIView {
    func layout(using constraints: [NSLayoutConstraint]) {
        translatesAutoresizingMaskIntoConstraints = false
        NSLayoutConstraint.activate(constraints)
    }
}
  • Chỉ với extension nhỏ bé đó, chúng ta thực sự có thể làm cho source code của mình dễ đọc hơn:
let label = UILabel()
view.addSubview(label)

label.layout(using: [
    label.topAnchor.constraint(equalTo: view.topAnchor),
    label.leadingAnchor.constraint(equalTo: view.leadingAnchor),
    ...
])
  • Hãy cùng xem một ví dụ khác mà chúng ta hướng đến để dễ dàng xác định dynamic coloe thích ứng với việc thiết bị của người dùng hiện đang chạy ở light mode hay dark mode:
let backgroundColor = UIColor { traitCollection in
    switch traitCollection.userInterfaceStyle {
    case .dark:
        return UIColor(white: 0.15, alpha: 1)
    case .light, .unspecified:
        return UIColor(white: 0.85, alpha: 1)
    }
}
  • Chúng ta đang tìm cách xác định các cặp màu để sử dụng ở light mode hay dark mode. Đặt tên cho chức năng mới colorPair của chúng ta và để nó chấp nhận một UIColor để sử dụng cho chế độ slight mode hay dark mode. Sau đó, chúng tôi sẽ gọi API UIColor trả về màu thích hợp cho từng UIUserInterfaceStyle :
func colorPair(light: UIColor, dark: UIColor) -> UIColor {
    UIColor { traitCollection -> UIColor in
        switch traitCollection.userInterfaceStyle {
        case .dark:
            return dark
        case .light, .unspecified:
            return light
        }
    }
}
  • Chúng ta khai báo backgroundColor ở trên của chúng ta như sau:
let backgroundColor = colorPair(
    light: UIColor(white: 0.85, alpha: 1),
    dark: UIColor(white: 0.15, alpha: 1)
)
  • Kết hợp tính năng trên với một utility function khác cho phép chúng ta xác định bất kỳ UIColor nào bằng cách sử dụng cú pháp dấu chấm :
extension UIColor {
    static func grayScale(_ white: CGFloat,
                          alpha: CGFloat = 1) -> UIColor {
        UIColor(white: white, alpha: alpha)
    }
}

let backgroundColor = colorPair(
    light: .grayScale(0.85),
    dark: .grayScale(0.15)
)
  • Trong khi viết các utility function như các function trên chúng ta có thể tự hỏi mình những câu hỏi như tại sao các API mặc định được thiết kế theo cách này? Giống như với hầu hết mọi thứ trong lập trình- các API tuyệt vời thường là về việc cân bằng một tập hợp các sự đánh đổi nhất định.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí