Unit Test là gì ?
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Khái niệm
Unit Test là một loại kiểm thử phần mềm trong đó các đơn vị hay thành phần riêng lẻ của phần mềm được kiểm thử. Kiểm thử đơn vị được thực hiện trong quá trình phát triển ứng dụng. Mục tiêu của Kiểm thử đơn vị là cô lập một phần code và xác minh tính chính xác của đơn vị đó.
Mỗi UT sẽ gửi đi một thông điệp và kiểm tra câu trả lời nhận được đúng hay không, bao gồm:
- Các kết quả trả về mong muốn
- Các lỗi ngoại lệ mong muốn
Các đoạn mã UT hoạt động liên tục hoặc định kỳ để thăm dò và phát hiện các lỗi kỹ thuật trong suốt quá trình phát triển, do đó UT còn được gọi là kỹ thuật kiểm nghiệm tự động. UT có các đặc điểm sau:
- Đóng vai trò như những người sử dụng đầu tiên của hệ thống.
- Chỉ có giá trị khi chúng có thể phát hiện các vấn đề tiềm ẩn hoặc lỗi kỹ thuật.
Unit Test có cần thiết không?
Câu trả lời đương nhiên là cần thiết với một Lập Trình Viên có trách nhiệm với những dòng code của chính bản thân mình.
1 - Phát triển nhanh hơn. Một khi các devloper viết các test case thì việc gỡ bug sẽ ít dành thời gian hơn và sau đó sẽ tự tin hơn về việc thực hiện các thay đổi code. Những kỹ năng về mọi mặt sẽ phát triển nhanh hơn các Lập Trình Viên bình thường.
Tính cận thận và trách nhiệm trong những bài unit test cũng khẳng định ở bên ngoài cuộc sống của họ.
2 - Cấu trúc Code tốt hơn. Khi các nhà phát triển viết unit tests, sự nhấn mạnh của họ là suy nghĩ về cách mã của họ sẽ được sử dụng trên toàn hệ thống, điều này thường dẫn đến thiết kế tốt hơn.
Và còn nhiều lợi ích khác như là giảm công việc cho các tester, giảm giá thành chi phí code, giúp giảm chi phí cho việc bảo trì trong tương lai...
Unit Test có nhược điểm gì?
Mặc dù các lợi ích của Unit Test đang bắt đầu được hiểu rộng rãi hơn, nhưng vẫn còn một số lý do tại sao nó không được áp dụng đầy đủ hơn, điều này khiến tiềm năng của nó không được thực hiện.
1 - Không có thời gian cho Unit Test. Viết Unit Test là tốn thời gian đó là lý do tại sao rất khó để đáp ứng thời hạn. Trong thực tế, Unit Test có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và nỗ lực phát triển trong thời gian dài.
2 - Unit tests khác với viết code Đúng, bạn hãy nghĩ rằng để viết được một unit test đôi khi còn mất thời gian hơn viết một chức năng code. Và có thể có những Lập Trình Viên viết được code nhưng chưa chắc viết được test case. Không có gì đảm bảo, ngay cả khi mã được kiểm tra kỹ lưỡng, sẽ không có lỗi.
Vòng đời Unit Test
Unit Test có 3 trạng thái cơ bản:
- Fail (trạng thái lỗi)
- Ignore (tạm ngừng thực hiện)
- Pass (trạng thái làm việc)
- Toàn bộ UT được vận hành trong một hệ thống tách biệt. Có rất nhiều PM hỗ trợ thực thi UT với giao diện trực quan. Thông thường, trạng thái của UT được biểu hiện bằng các màu khác nhau: màu xanh (pass), màu vàng (ignore) và màu đỏ (fail)
UT chỉ thực sự đem lại hiệu quả khi:
- Được vận hành lặp lại nhiều lần
- Tự động hoàn toàn
- Độc lập với các UT khác.
Thiết kế Unit test
Mỗi UT đều được tiết kế theo trình tự sau:
- Thiết lập các điều kiện cần thiết: khởi tạo các đối tượng, xác định tài nguyên cần thiết, xây dựng các dữ liệu giả…
- Triệu gọi các phương thức cần kiểm tra.
- Kiểm tra sự hoạt động đúng đắn của các phương thức.
- Dọn dẹp tài nguyên sau khi kết thúc kiểm tra.
Ứng dụng Unit test
- Kiểm tra mọi đơn vị nhỏ nhất là các thuộc tính, sự kiện, thủ tục và hàm.
- Kiểm tra các trạng thái và ràng buộc của đối tượng ở các mức sâu hơn mà thông thường chúng ta không thể truy cập được.
- Kiểm tra các quy trình (process) và mở rộng hơn là các khung làm việc(workflow – tập hợp của nhiều quy trình)
Cách code hiệu quả với Unit Test
Phân tích các tình huống có thể xảy ra đối với mã. Đừng bỏ qua các tình huống tồi tệ nhất có thể xảy ra, thí dụ dữ liệu nhập làm một kết nối cơ sở dữ liệu thất bại, ứng dụng bị treo vì một phép toán chia cho không, các thủ tục đưa ra lỗi ngoại lệ sai có thể phá hỏng ứng dụng một cách bí ẩn…
Mọi UT phải bắt đầu với trạng thái “fail” và chuyển trạng thái “pass” sau một số thay đổi hợp lý đối với mã chính.
Mỗi khi viết một đoạn mã quan trọng, hãy viết các UT tương ứng cho đến khi bạn không thể nghĩ thêm tình huống nào nữa.
Nhập một số lượng đủ lớn các giá trị đầu vào để phát hiện điểm yếu của mã theo nguyên tắc:
- Nếu nhập giá trị đầu vào hợp lệ thì kết quả trả về cũng phải hợp lệ
- Nếu nhập giá trị đầu vào không hợp lệ thì kết quả trả về phải không hợp lệ
- Sớm nhận biết các đoạn mã không ổn định và có nguy cơ gây lỗi cao, viết UT tương ứng để khống chế.
Ứng với mỗi đối tượng nghiệp vụ (business object) hoặc đối tượng truy cập dữ liệu (data access object), nên tạo ra một lớp kiểm tra riêng vì những lỗi nghiêm trọng có thể phát sinh từ các đối tượng này.
Để ngăn chặn các lỗi có thể phát sinh trở lại thực thi tự động tất cả UT mỗi khi có một sự thay đổi quan trọng, hãy làm công việc này mỗi ngày. Các UT lỗi cho chúng ta biết thay đổi nào là nguyên nhân gây lỗi.
Để tăng hiệu quả và giảm rủi ro khi viết các UT, cần sử dụng nhiều phương thức kiểm tra khác nhau. Hãy viết càng đơn giản càng tốt.
Cuối cùng, viết UT cũng đòi hỏi sự nỗ lực, kinh nghiệm và sự sáng tạo như viết PM.
Trước khi kết thúc phần này, tôi có một lời khuyên là viết UT cũng tương tự như viết mã một chương trình, điều bạn cần làm là không ngừng thực hành. Hãy nhớ UT chỉ thực sự mang lại lợi ích nếu chúng ta đặt vấn đề chất lượng phần mềm lên hàng đầu hơn là chỉ nhằm kết thúc công việc đúng thời hạn. Khi đã thành thạo với công việc viết UT, bạn có thể đọc thêm về các kỹ thuật xây dựng UT phức tạp hơn, trong số đó có mô hình đối tượng ảo sẽ được trình bày trong phần tiếp theo.
Tham khảo bài viết tại đây
All rights reserved