+4

Ứng dụng Yarn workspaces tạo ra những dự án Monorepo

Trong khi làm dự án, có thể một vài trường hợp thay vì bạn dùng độc lập repositories cho BE và FE. Có lúc nào bạn nghĩ có thể để có cùng chung một repository hay không. Và cách triển khai chúng ra làm sao. Vậy thì bạn hãy cùng tôi tìm hiểu về 2 khái niệm mới hôm nay nhé. Như tiêu đề cũng đã đề cập đó là yarn workspacemonolithic repository (monorepo). Để hiểu thêm về nó, hay cũng tôi đi qua từng phần trong bài viết này:

1. Yarn workspaces là gì ?

Yarn là một package manager mà trong đó nó có một tính năng được gọi là Yarn workspace. Yarn workspace để cho bạn tổ chức dự án của mình sử dụng khối repository. Nghĩa là một repository chứa nhiều packages nhỏ khác. Những package được cô lập và tồn tại độc lập với một dự án lớn.

2. Monolithic repository (monorepo) là gì ?

Là cách tổ chức repository thành một khối thay vì bạn phải đi vào từng project vào thực hiện các xử lý một cách độc lập từng project. Bạn có thể đặt từng package vào trong từng project độc lập. Nhưng cách này ảnh hưởng tới việc chia sẻ ( thay vì phải config commitlint, prettier, stylelint từng dự án cho BE, FE thì nay sẽ config ở ngoài root và dùng chung), hiểu quả và trải nghiệm (có thể start, test, build, ... cho ngoài root cho từng project con hoặc chạy song song cùng nhau thay vì phải vào từng project và làm độc lập nó) khi phát triển trên các package.

3. Tạo một project theo phong cách monorepo

Nói làn man về 2 khái niệm này quá rồi, giờ vào thực chiến cho thấy kết quả cho nó máu. Chung ta sẽ tạo một dự án monorepo with React (FE) và Express (BE) sử dụng Yarn workspaces

Trước khi vào tạo project. Bạn nên cài đặt yarn cho máy của mình. Link cài đặt

  1. Tạo dự án với Root workpace
  2. Tạo dự án với React và thêm vào Workspace List
  3. Tạo dự án với Express và thêm vào Workspace List
  4. Cài đặt tất cả Dependencies
  5. Sử dung Wildcard (*) để import tất cả packages của bạn
  6. Thêm script để chạy packages
1. Tạo dự án với Root workpace.

Tạo folder example-monorepo Trong folder tạo package.json

$ cd example-monorepo
$ touch package.json

Package này ở chế độ private để tránh việc public root workspace. Thêm dòng code sau vào package.json

{
   "private": true,
   "name": "example-monorepo",
   "workspaces": [],
   "scripts": {}
}

2. Tạo dự án với Root workpace

Trong bước này, chúng ta tạo dự án React sử dụng create-react-app. Tạo dự án với tên client trong folder packages.

$ mkdir packages
$ yarn create react-app packages/client

Khi đã tạo xong, chúng ta cần nói Yarn coi dự án client như một workspace. Để làm điều này, đơn giản chỉ cần thêm client vào bên trong Workspace List ở root package.json. Hay đảm bảo bạn dùng cùng tên khi tạo dự án với React.

3. Tạo dự án với Express và thêm vào Workspace List.

Bây giờ là lúc tạo dự án BE. Chúng ta sử dụng express-generator để tạo dự án Express. Đảm bảo bạn đã cài đặt express-generator trong máy tính. Bạn có thể cài đặt nó với Yarn

yarn global add express-generator --prefix /usr/local

Sử dụng express-generator, chúng ta tạo dự án Express với tên server trong packages folder.

$ express --view=pug packages/server

Cuối cùng, thêm package server vào trong Workspace List trong root package.json

4. Tạo dự án với Express và thêm vào Workspace List.

Khi mà đã tạo 2 dự án React và Express, bạn cần cài đặt tất cả dependencies. Yarn workspaces đơn giản hóa quá trình này và chúng ta không cần đi vào từng dự án và cài dependencies bằng tay. Thay vì thế, chúng ta chỉ cần thực hiện một cần dòng lệnh - yarn íntall - và Yarn sẽ cài đặt tất cả dependencies cho mỗi package. Chạy dòng lệnh sau:

$ yarn install

Dòng lệnh này tạo ra một file yarn.lock. Nó chứa tất cả dependencies cho dự án của bạn, cũng như version number cho mỗi dependency. Yarn tạo file này tự động, vì vậy bạn không chỉnh sửa nó.

5. Sử dung Wildcard (*) để import tất cả packages của bạn.

Tới bây giờ, mỗi package mới chúng ta đã thêm, chúng ta cần phải cập nhật roor package.json để chứa package mới trong Worksapce List workspaces:[] Chúng ta không cần nhập tay tên từng project đưa vào workspaces, thay ví thế chỉ định nếu có package mới trong folder packages thì sẽ tự động được thêm vào Workspace List bằng cách sử dụng Wildcard (*)

Cập nhật nội dung file package.json

{
   "private": true,
   "name": "example-monorepo",
   "workspaces": ["packages/*"],
   "scripts": {}
}

6. Thêm script để chạy packages.

Bước cuối cùng, Chúng ta cần một cách để chạy cả 2 package. Bạn có thể sử dụng concurrently để run nhiều commands song song. Thêm concurrently vào root package.json

$ yarn add -W concurrently

Thêm 3 script mới trong root workspace package.json. 2 script để start độc lập dự án ReactExpress. Một cái khác sử dụng concurrently để run cả 2 dự án song song

{
   "private": true,
   "name": "example-monorepo",
   "workspaces": ["packages/*"],
   "scripts": {
       "client": "yarn workspace client start",
       "server": "yarn workspace server start",
       "start": "concurrently --kill-others-on-fail \"yarn server\"  \"yarn client\"
   }
}

Hãy cập nhật Express boot-up script để run Express ở port 4000. Đi vào packages/server/bin/www ở dòng 15

var port = normalizePort(process.env.PORT || '4000');

Bây giờ hãy run xem thế nào

$ yarn start

Nếu thấy không hiểu hoặc có những góp ý cho bài viết thì mong các bạn để lại comment nhé !@#$%^&*


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí