+2

Ứng dụng ios nhận dạng qua bản vẽ( Part 1)

Ứng dụng ios nhận dạng qua bản vẽ

Sự ra đời của iPad Pro và Apple Pencil giúp cho việc vẽ ngay trên các thiết bị di động của Apple trở nên rất phổ biến (VD: Procreate - Ứng dụng được xây dựng hỗ trợ chuyên nghiệp cho vẽ tranh điện tử ngay trên thiết bị di động) Nhận diện phân loại qua một bản sẽ thực sự hữu ích chẳng hạn như tạo ra một trò chơi thao tác qua những bản vẽ trực tiếp hay biến nhưng gì đã vẽ thành một biểu tượng cảm xúc chẳng hạn.

Vấn đề và cách tiếp cận

Các bản vẽ bằng tay thực sự rất thú vị và nó sẽ thú vị hơn nếu chúng ta có thể nhận diện rằng chúng ta đã vẽ gì. Đó sẽ là một tính năng thú vị cung cấp cho ứng dụng hoặc trò chơi của bạn trở nên đặc biệt hơn một chút . Để giải quyết vấn đề đã đặt ra chúng ta sẽ phải thực hiện theo một số bước không thể thiếu sau đây :

  • Xây dựng ứng dụng cho phép người dùng chụp ảnh các bản vẽ và thực hiện phân loại nó.
  • Tìm kiếm tập dữ liệu và xây dựng mô hình có thể phân loại các bản vẽ từ các hình ảnh bitmap.
  • Và một vài bước để hiệu chỉnh phân loại bản vẽ tốt nhất. Chúng ta sẽ xây dựng được một ứng dụng có thể xác định những gì chúng ta đã vẽ từ một bức ảnh của một bản vẽ nguệch ngoạc đen trắng.

Hình 1: Hình ảnh minh họa phiên bản cuối cùng của ứng dụng .
## Bộ công cụ AI và Bộ dữ liệu Đầu tiên chúng ta sử dụng Turi Create, bộ công cụ của Apple dựa trên Python để tạo các mô hình học máy và đào tạo mô hình có thể phân loại các bản vẽ. Sau đó sử dụng CoreML và Vision để làm việc với mô hình và phân loại ảnh của các bản vẽ. Để tạo một ứng dụng có thể phân loại các bản vẽ, chúng ta cần một bộ dữ liệu các bản vẽ. Chúng tacó thể sẽ cần một vài triệu bản phác thảo nhỏ về các vật khác nhau muốn ứng dụng có thể xác định được nhưng điều đó có thể mất khá nhiều thời gian. Nhưng đừng lo lắng vì Google sẽ không tính phí của các bạn và Quick Draw Dataset là tập hợp của hơn 50 triệu bản vẽ sơ bộ, được phân loại (345 danh mục), tất cả được vẽ bởi người dùng từ khắp nơi trên thế giới. Bởi vì Quick Draw Dataset có rất nhiều danh mục nên quá trình đào tạo mô hình sẽ mất khá nhiều thời gian ở đây chúng ta sẽ cắt bỏ bớt và để lại 23 danh mục phục vụ cho ứng dụng là: apple , chuối, bánh mì, bông cải xanh, bánh, cà rốt, cốc cà phê, bánh quy, bánh rán, nho, xúc xích, kem, kẹo mút, nấm, đậu phộng, lê, dứa, pizza, khoai tây, sandwich, bít tết, dâu tây và dưa hấu.

Hình 2: Ví dụ về bộ hình ảnh dùng để phân loại bản vẽ .

Creating a model

Như đã giới thiệu mình sẽ dùng Turi Create của apple để xây dựng mô hình dữ liệu và cũng đồng nghĩa với chúng ta sẽ cần cài đặt môi trường Python :

  • Cài đặt môi trường Python và cài đặt Turi Create thông qua Pip theo cú pháp sau:
conda create -n TuriCreateDrawingClassifierEnvironment
python=3.6
conda activate TuriCreateDrawingClassifierEnvironment
pip install turicreate

Hình 3. Cài đặt môi trường và turicreate .
  • Tạo một tập lệnh Python mới có tên là: "train_drawing_groupifier.py" và import một số thư viện hỗ trợ sau:
    #!/usr/bin/env python
    import os
    import json
    import requests
    import numpy as np
    import turicreate as tc
  • Thêm một số biến cài đặt và danh sách các danh mục mà chúng ta cần xây dựng :
    # THE CATEGORIES WE WANT TO BE ABLE TO DISTINGUISH
    categories = [
        'apple', 'banana', 'bread', 'broccoli', 'cake', 'carrot', 'coffee
        cup',
        'cookie', 'donut', 'grapes', 'hot dog', 'ice cream', 'lollipop',
        'mushroom', 'peanut', 'pear', 'pineapple', 'pizza', 'potato',
        'sandwich', 'steak', 'strawberry', 'watermelon'
    ]
    
# CONFIGURE AS REQUIRED
    this_directory = os.path.dirname(os.path.realpath(__file__))
    quickdraw_directory = this_directory + '/quickdraw'
    bitmap_directory = quickdraw_directory + '/bitmap'
    bitmap_sframe_path = quickdraw_directory + '/bitmaps.sframe'
    output_model_filename = this_directory + '/DrawingClassifierModel'
    training_samples = 10000
  • Thêm function để tạo thư mục cho dữ liệu đào tạo:
# MAKE SOME FOLDERS TO PUT TRAINING DATA IN
    def make_directory(path):
        try:
            os.makedirs(path)
        except OSError:
            if not os.path.isdir(path):
               raise
    make_directory(quickdraw_directory)
    make_directory(bitmap_directory)
  • Lấy dữ liệu bitmap mà chúng ta đã chuẩn bị sử dụng để đào tạo:
# FETCH SOME DATA
    bitmap_url = (
        'https://storage.googleapis.com/quickdraw_dataset/full/numpy_bitmap'
    )
    total_categories = len(categories)
    for index, category in enumerate(categories):
        bitmap_filename = '/' + category + '.npy'
        with open(bitmap_directory + bitmap_filename, 'w+') as bitmap_file:
            bitmap_response = requests.get(bitmap_url + bitmap_filename)
            bitmap_file.write(bitmap_response.content)
       print('Downloaded %s drawings (category %d/%d)' % (category, index + 1, total_categories))
   random_state = np.random.RandomState(100)
  • Thêm một function để tạo SFrames từ hình ảnh:
    def get_bitmap_sframe():
      labels, drawings = [], []
    for category in categories:
      data = np.load(
        bitmap_directory + '/' + category + '.npy',
        allow_pickle = True
      )
    random_state.shuffle(data)
    sampled_data = data[: training_samples]
    transformed_data = sampled_data.reshape(
      sampled_data.shape[0], 28, 28, 1)
    for pixel_data in transformed_data:
      image =
      tc.Image(_image_data = np.invert(pixel_data).tobytes(),
        _width = pixel_data.shape[1],
        _height = pixel_data.shape[0],
        _channels = pixel_data.shape[2],
        _format_enum = 2,
        _image_data_size = pixel_data.size)
    drawings.append(image)
    labels.append(category)
    print('...%s bitmaps complete' % category)
    print('%d bitmaps with %d labels' % (len(drawings), len(labels)))
    return tc.SFrame({
      'drawing': drawings,
      'label': labels
    })
  • Thêm một vài thứ để lưu những SFrames đó vào files
    # Save intermediate bitmap SFrame to file
    bitmap_sframe = get_bitmap_sframe()
    bitmap_sframe.save(bitmap_sframe_path)
    bitmap_sframe.explore()
  • Và cuối cùng sẽ thực hiện đào tạo mô hình phân loại bản vẽ:
    bitmap_model = tc.drawing_classifier.create(
    bitmap_sframe, 'label', max_iterations=1000)
  • Xuất mô hình sang định dạng CoreML
    bitmap_model.export_coreml(output_model_filename + '.mlmodel')
  • Run tập lệnh:
python train_drawing_classifier.py

Hình 4 : Mô phỏng quá trình đào tạo mô hình phân loại loại bản vẽ .

Sau khi quá trình đào tạo mô hình hoàn tất bạn sẽ có được mô hình với tên: "DrawingClassifierModel.mlmodel" Bạn có thể sử dụng mô hình này giống như bất kỳ CoreML nào khác.

Building the App

Đến đây chắc cũng thực sự đơn giản với mọi người chúng ta sẽ không tập trung vào chi tiết việc xây dựng UI của ứng dụng mà chỉ cần đảm bảo một số thành phần cần thiết:

  • NavigationViewController sẽ hiển thị tiêu đề của ứng dụng, cũng như nút để chọn ảnh
  • UIImage hiển thị hình ảnh đã chọn (chứa bản vẽ)
  • UIButton để kích hoạt phân loại bản vẽ
  • UIText hiển thị kết quả quá trình

Khi đã xong xây dựng UI chúng ta cùng đến với thực hiện logic cho ứng dụng:

  • Trước hết cần kéo file mô hình đã tạo "DrawingClassifierModel.mlmodel"vào thư mục của project
  • Thêm file Image.swift vào dự án để thêm một số hàm hỗ trợ cho UIImage.
extension UIImage {
    func applying(filter: CIFilter) -> UIImage? {
        filter.setValue(CIImage(image: self), forKey: kCIInputImageKey)
        let context = CIContext(options: nil)
        guard let output = filter.outputImage,
        let cgImage = context.createCGImage(
            output, from: output.extent) else {
            return nil
        }
        return UIImage(
            cgImage: cgImage,
            scale: scale,
            orientation: imageOrientation)
    }

    func fixOrientation() -> UIImage? {
        UIGraphicsBeginImageContext(self.size)
        self.draw(at: .zero)
        let newImage = UIGraphicsGetImageFromCurrentImageContext()
        UIGraphicsEndImageContext()
        return newImage
    }

    var cgImageOrientation: CGImagePropertyOrientation {
        switch self.imageOrientation {
            case .up: return .up
            case .down: return .down
            case .left: return .left
            case .right: return .right
            case .upMirrored: return .upMirrored
            case .downMirrored: return .downMirrored
            case .leftMirrored: return .leftMirrored
            case .rightMirrored: return .rightMirrored
        }
    }
}
  • Tạo một tệp Swift mới khác có tên là Draw.swift và thêm một số framework sau:
import UIKit
import Vision
import Foundation
  • Thêm một số enum sau:
enum Drawing: String, CaseIterable {
    /// These only include those the model was trained on. For others
    that
    /// can be included in the training phase, see the full list of
    /// categories in the dataset:
    /// https://raw.githubusercontent.com/googlecreativelab/
    /// quickdraw-dataset/master/categories.txt
    case apple, banana, bread, broccoli, cake, carrot, coffee, cookie
    case donut, grapes, hotdog, icecream, lollipop, mushroom, peanut,
    pear
    case pineapple, pizza, potato, sandwich, steak, strawberry,
    watermelon
    init?(rawValue: String) {
        if let match = Drawing.allCases
        .first(where: {
            $0.rawValue == rawValue
        })
        {
            self = match
        }
        else {
            switch rawValue {
                case "coffee cup": self = .coffee
                case "hot dog": self = .hotdog
                case "ice cream": self = .icecream
                default: return nil
            }
        }
    }

    var icon: String {
        switch self {
            case .apple: return " "
            case .banana: return " "
            case .bread: return " "
            case .broccoli: return " "
            case .cake: return " "
            case .carrot: return " "
            case .coffee: return " "
            case .cookie: return " "
            case .donut: return " "
            case .grapes: return " "
            case .hotdog: return " "
            case .icecream: return " "
            case .lollipop: return " "
            case .mushroom: return " "
            case .peanut: return " "
            case .pear: return " "
            case .pineapple: return " "
            case .pizza: return " "
            case .potato: return " "
            case .sandwich: return " "
            case .steak: return " "
            case .strawberry: return " "
            case .watermelon: return " "
        }
    }

}
enum Drawing: String, CaseIterable {
    /// These only include those the model was trained on. For others
    that
    /// can be included in the training phase, see the full list of
    /// categories in the dataset:
    /// https://raw.githubusercontent.com/googlecreativelab/
    /// quickdraw-dataset/master/categories.txt
    case apple, banana, bread, broccoli, cake, carrot, coffee, cookie
    case donut, grapes, hotdog, icecream, lollipop, mushroom, peanut,
    pear
    case pineapple, pizza, potato, sandwich, steak, strawberry,
    watermelon
    init?(rawValue: String) {
        if let match = Drawing.allCases
        .first(where: {
            $0.rawValue == rawValue
        })
        {
            self = match
        }
        else {
            switch rawValue {
                case "coffee cup": self = .coffee
                case "hot dog": self = .hotdog
                case "ice cream": self = .icecream
                default: return nil
            }
        }
    }

    var icon: String {
        switch self {
            case .apple: return " "
            case .banana: return " "
            case .bread: return " "
            case .broccoli: return " "
            case .cake: return " "
            case .carrot: return " "
            case .coffee: return " "
            case .cookie: return " "
            case .donut: return " "
            case .grapes: return " "
            case .hotdog: return " "
            case .icecream: return " "
            case .lollipop: return " "
            case .mushroom: return " "
            case .peanut: return " "
            case .pear: return " "
            case .pineapple: return " "
            case .pizza: return " "
            case .potato: return " "
            case .sandwich: return " "
            case .steak: return " "
            case .strawberry: return " "
            case .watermelon: return " "
        }
    }
}
  • Bạn cũng cần một extension cho VNImageRequestHandler:
extension VNImageRequestHandler {
    convenience init?(uiImage: UIImage) {
        guard let ciImage = CIImage(image: uiImage) else {
            return nil
        }
        let orientation = uiImage.cgImageOrientation
        self.init(ciImage: ciImage, orientation: orientation)
    }
}
  • Thêm một extension khác trên DrawClassifierModelBitmap
extension DrawingClassifierModel {
    func configure(image: UIImage?) -> UIImage? {
        if let rotatedImage = image?.fixOrientation(),
        let grayscaleImage = rotatedImage
        .applying(filter: CIFilter.noir),
        // account for paper photography making everything dark :/
        let brightenedImage = grayscaleImage
        .applying(filter: CIFilter.brighten(amount: 0.4)),
        let contrastedImage = brightenedImage
        .applying(filter: CIFilter.contrast(amount: 10.0)) {
            return contrastedImage
        }
        return nil
    }

    func classify(_ image: UIImage?,
                  completion: @escaping (Drawing?) -> ()) {
        guard let image = image,
        let model = try? VNCoreMLModel(for: self.model) else {
            return completion(nil)
        }
        let request = VNCoreMLRequest(model: model)
        DispatchQueue.global(qos: .userInitiated).async {
            if let handler = VNImageRequestHandler(uiImage: image) {
                try? handler.perform([request])
                let results = request.results
                as? [VNClassificationObservation]
                let highestResult = results?.max {
                    $0.confidence < $1.confidence
                }
                print(results?.list ?? "")
                completion(
                    Drawing(rawValue: highestResult?.identifier ?? ""))
            }
            else {
                completion(nil)
            }
        }
    }
}
  • Thêm function để thực hiện phân loại
private func classify() {
    print("Analysing drawing...")
    classifier.classify(self.image) {
        result in
        self.classification = result?.icon
    }
}

Bây giờ bạn có thể sử dụng ứng dụng phân loại bản vẽ của mình hãy vẽ một số thứ trên giấy, chụp ảnh và xem ứng dụng của bạn xác định bản vẽ của bạn (miễn là bản vẽ phù hợp với các loại bạn đã đào tạo mô hình)

Hình 5: Kết quả ứng dụng chúng ta đạt được .

Tổng kết

Đây chỉ là một cách bạn có thể thực hiện tính năng phân loại bản vẽ. Các bản vẽ thường sẽ được tạo trực tiếp trên các thiết bị iOS, điều đó có nghĩa là chúng ta bỏ qua một số bước để chụp hoặc chọn ảnh vậy tại sao không cho phép người dùng vẽ trực tiếp trong ứng dụng ? Bài viết tiếp theo mình sẽ xây dựng một trình phân loại các bản vẽ được tạo ngay trên ứng dụng.

Nếu bạn quan tâm đến source code demo có thể tham khảo tại link


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí