Transaction trong Rails
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Transactions
I. Tổng quan
Transaction là một kỹ thuật trong việc lập trình, nó xử lý có tuần tự các thao tác trên cơ sở dữ liệu . Khi một transaction thực hiện thành công nghĩa là tất cả các thay đổi dữ liệu được thực hiện trong transaction được lưu vào cơ sở dữ liệu. Ngược lại khi một transaction bị lỗi và được rollback thì tất cả các sửa đổi dữ liệu sẽ bị xóa, dữ liệu sẽ khôi phục trở về trạng thái chưa thực hiện transaction.
II. Các thuộc tính của Transaction
Atomicity - Tính bảo toàn: nguyên tắc "all or nothing", đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh trong nhóm lệnh được thực thi thành công. Nếu không, Transaction bị hủy bỏ tại thời điểm thất bại và tất cả các thao tác trước đó được khôi phục về trạng thái cũ đồng nghĩa với việc không có gì thay đổi về mặt dữ liệu.
Consistency - Tính nhất quán: đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu thay đổi chính xác các trạng thái khi một transaction được thực thi thành công.
Isolation - Tính độc lập: cho phép các Transaction hoạt động độc lập và minh bạch với nhau.
Durability - Tính bền vững: đảm bảo rằng kết quả của một transaction được xác định, không có chuyện dữ liệu của Transaction sau khi thực thi có thể chuyển lại trạng thái dữ liệu lúc trước khi thực hiện.
III. Cách sử dụng Transaction trong Rails
Trước khi nói đến cách sử dụng của transaction hãy hình dung ra một bài toán có thể giải quyết bằng Transaction. Giả sử bạn đang tham gia một trò chơi cá cược kết quả một trận đấu bóng đá và đối thủ của bạn là một người nào đó bất kỳ với một số điểm cược là 100. Khi bạn dự đoán đúng số điểm của người thua sẽ chuyển sang cho bạn, hay nói cách khác hệ thống sẽ thực hiện 2 thao tác là trừ điểm của người đoán sai và cộng điểm cho người đoán đúng. Ví dụ sau đây sẽ sử dụng transaction để thực hiện 2 thao tác trên:
def update_score
ActiveRecord::Base.transaction do
user1.update!(score: user1.score + 100)
user2.update!(score: user2.score - 100)
end
end
Ở ví dụ trên user1
được cộng 100 điểm và user2
bị trừ 100 điểm, ta sử dụng update!
thay vì dùng update
vì khi update không thành công thì update!
bắn ra exception còn update
chỉ trả về giá trị true/fail
.
Ở trên tôi đã giới thiệu cho các bạn 1 cách sử dụng của transaction ngoài ra ta còn 2 cách khác để sử dụng transaction trong Rails.
-
Call by
class
User.transaction do #code end
-
Call by
instance
user.transaction do #code end
Lưu ý:
object
bên trong transaction không nhất thiết phải được tạo từ class gọi nó, ví dụ:User.transaction do bet.save! user.save! end
Đối tượng
bet
bên trong transaction không phải là instance củaUser
, từ đó suy ra transaction được thực hiện dựa trên kết nối từ database chứ không phải trên model.
IV. Kích hoạt rollback và xử lý exception
Như đã nói ở trên, khi một thao tác trong transaction không được thực hiện, thì transaction đó sẽ bị hủy, khi đó exception
sẽ được bắn ra. Exception
sẽ tự động kích hoạt rollback
dữ liệu về trạng thái ban đầu.
Dưới đây là một ví dụ mà rollback
được kích hoạt tự động:
Ở trong user.rb
:
validates :score, numericality: { greater_than: 0 }
Ở đây ta thực hiện validates trường score luôn lớn hơn 0.
ActiveRecord::Base.transaction do
user1.update!(score: user1.score + 1000)
user2.update!(score: user2.score - 1000)
end
Kết quả:
Như ta thấy Rails bắn ra exception và transaction bị ROLLBACK, vì score không chấp nhận giá trị nhỏ hơn 0.
Xử lý exception
Như ta thấy các exception
sau khi kích hoạt rollback
sẽ được đưa ra ngoài như ví dụ trên. Vì vậy chúng ta cần xử lý exception
trên. Để xử lý exception
trên ta có thể sử dụng rescue
bắt ngoại lệ để in ra thông báo cho người sử dụng.
def update_score user1, user2
ActiveRecord::Base.transaction do
user1.update!(score: user1.score + 1000)
user2.update!(score: user2.score - 1000)
end
rescue ActiveRecord::RecordInvalid
puts "Oops. Has errors"
end
Kết quả:
Tuyệt!
Ngoài việc rollback
được kích hoạt tự động bởi exception
ta cũng có thể kích hoạt thủ công bằng cách sử dụng raise ActiveRecord::Rollback
như ví dụ sau đây:
def update_score user1, user2
ActiveRecord::Base.transaction do
user1.update!(score: user1.score + 100)
user2.update!(score: user2.score - 100)
raise ActiveRecord::Rollback if user2.score < 1500
end
end
Ở đây, ActiveRecord::Rollback
là một exception
đặc biệt, nó chỉ có nhiệm vụ kích hoạt rollback
.
V. Transaction lồng nhau (nested transaction)
Trong Rails transaction
có thể lồng nhau, bất kỳ exception
nào (kể cả ActiveRecord::Rollback
) bên trong sub-transaction
cũng không thể kích hoạt rollback. Để có thể kích hoạt rollback trong sub-transaction ta cần thêm tùy chọn requires_new: true
vào sub-transaction
đó.
def nested_update_score user1, user2
ActiveRecord::Base.transaction do
user1.update!(score: user1.score + 100)
ActiveRecord::Base.transaction(requires_new: true) do
user2.update!(score: user2.score - 100)
raise ActiveRecord::Rollback
end
end
end
Kết quả: là chỉ có user1 được update score.
VI. Callback
Có 2 loại callbacks
liên quan đến việc commit
và rollback
trong transaction
là: after_commit
và after_rollback
.
after_commit
được gọi tới ngay sau khi transaction thực hiện thành công.after_rollback
được gọi tới ngay sau khi transaction bị rollback.
VII. Kết luận
Trên đây là những kiến thức cơ bản về kĩ thuật transaction
trong Rails
, hi vọng những kiến thức trên giúp các bạn đang bắt đầu tìm hiểu Ruby on Rails
có thể hiểu và sử dụng được transaction
trong công việc.
Cảm ơn!
Tài liệu tham khảo: https://api.rubyonrails.org/classes/ActiveRecord/Transactions/ClassMethods.html https://medium.com/@kristenrogers.kr75/rails-transactions-the-complete-guide-7b5c00c604fc
All rights reserved