Trách nhiệm của Test Lead và cách quản lý test team hiệu quả
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Test team là gì?
Test team có thể bao gồm các cá nhân có kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, quan điểm và mức độ kì vọng hay sở thích khác nhau. Tất cả các thuộc tính khác nhau đó cần được khai thác đúng để tối đa hóa được chất lượng.
Họ cần phải làm việc gắn kết với nhau, tuân theo các quy trình kiểm thử và hoàn thành công việc của mình theo đúng kế hoạch đề ra. Mỗi cá nhân trong nhóm thực hiện một công việc khác nhau, do đó cần phải được giám sát và kiểm tra bởi Test Lead.
Trách nhiệm của QA Lead
Theo định nghĩa, trách nhiệm chính của bất kỳ test lead nào là dẫn dắt nhóm kiểm thử một cách hiệu quả để đáp ứng được mục tiêu sản phẩm và từ đó đạt được các mục tiêu của tổ chức đã đặt ra. Dưới đây là một vài trách nhiệm đối với một Test Lead.
- Biết cách sắp xếp, tổ chức test team để đạt được lộ trình đã xác định cho dự án và tổ chức.
- Xác định được phạm vi kiểm thử cần thiết cho mỗi lần release dựa trên tài liệu yêu cầu
- Đưa ra kế hoạch kiểm thử sau khi đã thảo luận với test team và đã được xem xét và phê duyệt bởi quản lý dự án.
- Xác định các số liệu cần thiết. Các số liệu này có thể là mục tiêu cho test team
- Tính toán effort và số lượng tester cần thiết cho dự án. Sắp xếp, bố trí tester sao cho phù hợp với yêu cầu của dự án.
- Xác định các tool về báo cáo kiểm thử, quản lý kiểm thử, kiểm thử tự động, ... và hướng dẫn các thành viên sử dụng các công cụ đó.
- Tạo môi trường vui vẻ và thuận lợi để các thành viên phát huy tối đa được hiệu quả công việc của mình.
Quản lý test team hiệu quả
- Bắt đầu các hoạt động lập kế hoạch kiểm thử cho việc thiết kế test case và khuyến khích nhóm tổ chức các cuộc họp đánh giá test case và đảm bảo rằng các ý kiến đánh giá được kết hợp.
- Trong vòng đời kiểm thử, hãy theo dõi quy trình kiểm thử một cách liên tục và đánh giá công việc được giao cho từng thành viên và cân đối lại hoặc phân bổ lại chúng theo yêu cầu.
- Kiểm tra xem có thể có bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc đạt được lịch trình hay không và thảo luận với Tester để tìm ra các vấn đề mà họ có thể phải đối mặt và cố gắng hết sức để giải quyết chúng.
- Tổ chức các cuộc họp trong test team để đảm bảo mọi người đều biết những gì các thành viên khác trong nhóm đang làm.
- Báo cáo tình trạng kịp thời cho các bên liên quan & quản lý và tự tin về công việc đang được thực hiện.
- Chuẩn bị bất kỳ kế hoạch giảm thiểu rủi ro nếu trong trường hợp có bất kỳ sự chậm trễ nào được dự kiến.
- Thu hẹp mọi khoảng cách và sự khác biệt giữa nhóm kiểm thử và quản lý dự án để tạo thành kênh thông tin liên lạc rõ ràng
Nghệ thuật quản lý test team
Một nhà lãnh đạo có thể hội tụ những yếu tố như sức mạnh, kiến thức, khả năng chủ động, sức ảnh hưởng đến các quyết định, ... nhưng thường thấy rằng nhiều khi một test lead sở hữu gần như tất cả những phẩm chất này, họ vẫn có thể không đạt được mục tiêu quản lý test team hiệu quả.
Test lead có thể sở hữu tất cả các kỹ năng lãnh đạo trên lý thuyết, nhưng điều đó không có nghĩa là họ cũng có thể quản lý một nhóm. Có một số quy tắc dành riêng cho quy trình kiểm thử. Vậy điều gì là khác biệt giữa test team với bất kì team nào khác? Điều đó là quan trọng để tìm ra hướng tiếp cận trong nghệ thuật quản lý test team mà không phải bất kỳ lý thuyết cũng có thể áp dụng tốt.
Những điều quan trọng cần xem xét để quản lý test team một cách hiệu quả
1. Hiểu các thành viên trong nhóm test.
Công việc của tester là tìm ra các lỗi trong phần mềm để cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong nhóm, có những người có kỹ năng, sự sáng tạo và tư duy khác biệt so với những người khác. Với phần lớn thời gian dành cho công việc, với kinh nghiệm ngày càng nhiều, họ tìm kiếm các khiếm khuyết trong hầu hết mọi thứ, từ sản phẩm đến quy trình, test lead, người quản lý, dự án v.v.
Dành thời gian để hiểu được suy nghĩ này của nhóm kiểm thử là bước đầu tiên và quan trọng nhất để có thể rút ra cách tiếp cận hợp lý trong nghệ thuật quản lý test team hiệu quả của test lead.
2. Môi trường làm việc
Nhóm kiểm thử thường thấy mình phải đối phó với áp lực cao vì thời hạn nghiêm ngặt so với số lượng test case khổng lồ mà họ cần phải đạt được với nguồn nhân lực nhất định.
Đôi khi sự bàn giao sản phẩm chậm từ đội phát triển hoặc chậm trong việc cài đặt môi trường cần thiết hay sự chậm trễ trong việc fix bug/ verify bug, tất cả những điều này đều không được gia hạn thêm thời gian làm. Ngoài ra, một khối lượng công việc cần thực hiện, nhưng tester không thể thực hiện xong sẽ đặt ra những câu hỏi về chất lượng sản phẩm.
Tất cả những yếu tố trên đã gây một áp lực không nhỏ với tester. Vì vậy, việc đo môi trường làm việc mà test team thường xuyên tiếp xúc, làm việc là một bài toán đối với test lead để quản lý hiệu quả.
All rights reserved