+13

Tôi đã sa thải một anh lập trình viên chỉ sau 15 ngày nhận anh ấy

Đây là bài dịch phỏng theo bài viết I Fired One of My Programmers 15 Days After Hiring Them của tác giả Abrar Masum trên BetterProgramming.


Sa thải nhân viên là một trong những công việc khó nhất tôi phải thực hiện khi làm CEO. Công ty của tôi chỉ có khoảng 20 đến 25 nhân viên và ai cũng có một mối quan hệ ngoài công việc với tôi cả. Điều này càng làm cho việc sa thải họ trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tôi đã phỏng vấn qua hơn 300 ứng viên và tôi nhận thấy rằng, khoảng 50% đến 60% ứng viên nói dối trên hồ sơ của chính mình. Một số lời nói dối không đáng để nhắc đến nên tôi thường chọn bỏ qua chúng. Nhưng tôi không chắc rằng việc làm này là đúng hay sai nữa.

Tôi thậm chí đã tìm kiếm về chủ đề này và vỡ lẽ ra rằng: khoảng 78% người tìm việc nói dối trong giai đoạn tuyển dụng (theo một khảo sát bởi Checkster - https://www.checkster.com/are_you_hiring_charlatans).

Tôi sẽ nói thêm về các loại nói dối thường gặp trong hồ sơ trong bài viết này. Nhưng trước hết, hãy nói về anh chàng đã bị tôi sa thải.

Anh ấy nói dối chuyện gì?

Tôi không thực hiện technical interview trực tiếp. Mặc dù tôi cũng là một lập trình viên (và đương nhiên tôi cũng yêu việc lập trình), tôi phải từ bỏ công việc lập trình tuyệt vời vì việc quản lý cần bỏ ra rất nhiều công sức.

Anh chàng này nói dối về kinh nghiệm và công việc của chính mình. Anh ấy nói rằng anh ấy là một nhà khởi nghiệp - điều đó không sai. Nhưng, tôi không chắc chắn làm về những dự án và những lời giới thiệu mà anh ấy đã nhắc tới, chúng có lẽ không phải của anh ta.

Anh ấy vượt qua bài kiểm tra của chúng tôi như thế nào ?

Anh ấy là một lập trình viên tốt và có thể dễ dàng đáp ứng mọi yêu cầu của một công việc Junior Backend Developer. Nhưng chúng tôi đang tuyển một Senior Backend Developer.

Đây là quy trình tuyển dụng của chúng tôi:

  1. Lọc ra 10 ứng viên tiềm năng cho mỗi vị trí.
  2. Đưa ra một bài test nhỏ (khoảng 10 đến 20 phút). Bước này sẽ lọc thêm một nửa ứng viên.
  3. Sẽ có thêm 1 bài test cuối cùng. Ngoài kiểm tra khả năng kỹ thuật, chúng tôi còn kiểm tra về đam mê và sự phù hợp của họ với công ty chúng tôi.

Ở bài test cuối cùng, chúng tôi có 2 lập trình viên tuyệt vời. Người được điểm cao hơn đã không được chọn.

Tôi không rõ anh ấy qua được bài test bằng cách nào. Tôi đoán rằng vì bài test được thực hiện online nên anh ấy đã nhờ ai đó vào giúp đỡ. Vì không có lý do nào mà một người có thể hoàn thành bài test của chúng tôi nhưng không thể hoàn thành được một vài nhiệm vụ cơ bản cả.

Tôi biết ai cũng có đam mê. Nhưng để thành công, làm ơn hãy bước từng bước một thôi.

Tại sao tôi lại nhận anh ấy?

Sau khi anh ta qua được vòng thứ 2 của quy trình phỏng vấn, tôi đã có một cuộc gọi trực tuyến với anh ta. Bước này thì khá là đơn giản, tôi chỉ muốn biết anh ấy có thực sự là một ứng viên phù hợp cho start-up bé bỏng của tôi không.

Mặc dù điểm của anh ta không cao bằng ứng vien kia nhưng tôi thuê anh ta vì tôi nghĩ anh ấy phù hợp hơn với công ty mình. Tôi thường xem xét một ứng viên bằng 3 yếu tố:

  • Đam mê
  • Kĩ năng
  • Văn hóa công ty

Điểm số bài test của anh ấy ổn

Tôi tưởng với số điểm cao thứ 2 trong bài test, anh ấy là một lập trình viên có kĩ năng...

Khả năng khởi nghiệp của tôi vẫn còn khá yếu

Anh ấy từng là nhà khởi nghiệp, và có vẻ rất đam mê với việc làm việc cho một startup để nhận kinh nghiệm thêm.

Tôi nghĩ rằng mình có thể sử dụng anh ấy một cách tuyệt vời hơn.

Anh ấy hiểu môi trường và văn hóa của startup

Văn hóa công việc là thứ quan trọng với mỗi công ty - đặc biệt là startup. Khi tôi thuê ái đó, tôi rất nghiêm túc về vấn đề này.

Anh lập trình viên này đã làm việc và có cả một startup. Rõ rằng là tôi nên chọn anh chàng này rồi.

Tại sao tôi lại sa thải anh ấy?

Vấn đề bắt đầu ngay từ ngày đầu làm việc của anh ấy, nhưng anh CTO bảo anh ấy có thể từ từ vì anh ấy cần một số thời gian để theo kịp với tiền độ công việc.

Sau 3 ngày, anh CTO bảo rằng có gì đó sai sai với anh chàng này. Ngay cả vài tasks đơn giản - thứ mà một Junior Dev còn dễ dàng hoàn thành - anh ta còn không làm nổi. Anh ta chả hiểu gì về những thứ cơ bản của dự án của chúng tôi.

Chúng tôi đã cho anh ấy thêm thời gian.

Sau 10 ngày, anh ta được giao một nhiệm vụ cơ bản cùng với một số Junior Devs. Không những anh ta còn không dẫn dắt được các dev cấp dưới mà ngay cả anh ta cũng cảm thấy khó chịu.

Các Junior Devs phàn nàn với anh CTO về anh ta.

Do đó, chúng tôi bắt đầu phát hiện rằng anh ta đã nói dối trên hồ sơ của mình. Tôi chưa bao giờ nói với anh ta về chuyện này, nhưng anh ta chắc cũng nhận ra.

Sau 15 ngày, tôi gọi anh ấy tới văn phòng và nói anh ta rằng anh ấy cần phải rời công ty vì một số lý do. Ngay cả tôi còn thấy anh ấy cảm thấy nhẹ nhõm!

Tôi cảm thấy buồn cho anh ấy và cố gắng giúp đỡ anh ấy

Mặc dù anh ấy nói dối trong hồ sơ và tôi có thể dễ dàng chứng minh điều ấy nhưng tôi đã chọn không làm như vậy. Vì chuyện này cũng vì một phần lỗi cũng chúng tôi trong khâu tuyển dụng. Hơn hết, tôi muốn tôn trọng anh ấy!

Vẫn rất khó khăn cho tôi khi phải sa thải anh ấy. Tôi đã cố gắng giúp anh ấy nhiều nhất có thể. Tôi cho anh ấy lựa chọn vị trí Junior, nhưng có lẽ nó không dễ dàng cho sự tự tôn của anh ấy. Tôi hiểu điều đó.

Anh CTO và tôi cũng đã bàn với nhau về các thiếu sót của anh ấy và tìm cách vá các lỗ hỏng ấy của anh. Anh CTO đã đưa anh ta rất nhiều nguồn tham khảo với mong muốn nâng cao nghiệp vụ anh ta.

Ngoài ra, chúng tôi còn thêm 1 bước nữa vào quy trình tuyển dụng để tránh sự việc tương tự lặp lại trong tương lai.

Nói dối trong hồ sơ có thể phản tác dụng

Lời nói dối có thể phản tác dụng bất cứ khi nào. Quan trọng hơn hết, nó sẽ phá hỏng chữ tín của bạn.

Nếu nhà tuyển dụng biết được chuyện bạn nói dối, bạn sẽ ngay lập tức bị đuổi việc. Thế thì tạo sao không nâng cao tay nghề rồi hẵng apply?

Đây là một số lời nói dối thường thấy của các lập trình viên:

  • Kinh nghiệm - Số năm kinh nghiệm. Thực sự nhà tuyển dụng chúng tôi chả quan tâm lắm về số năm làm việc của bạn đâu.
  • Công việc trước đó - Tại sao bạn rời công việc trước đó. Có rất nhiều ứng viên nói dối về chuyện này. Họ nghĩ rằng nếu nói sự thật thì nhà tuyển dụng sẽ không chọn họ. Phần lớn ứng viên rời công việc trước đó vì một công việc tốt hơn. Chúng tôi biết điều đó chứ 😃. Nhưng mà chúng tôi thích sự thành thật hơn. Ngoài ra, đừng đả kích công ty trước quá nhiều dẫu cho đó có là địa ngục đi chăng nữa. Hãy nói thật, đây có khi lại là một điểm cộng cho bạn đấy.
  • Lời giới thiệu - Một số lời giới thiệu trên hồ sơ của nhiều lập trình viên thường là lời nói dối. Lời khuyên của tôi là đừng sao chép việc làm người khác và coi nó như của mình. Dễ bị đuổi lắm!

Có việc thì hay đó, nhưng giữ chữ tín cũng quan trọng nữa

Gần đây, có 2 lập trình viên của tôi apply cho một công việc tốt hơn với mức lương cao hơn.

Họ đã qua được vòng đầu tiên nên bộ phận tuyển dụng phía công ty kia đã gọi tôi để tìm hiểu thêm về background của hai người này. Một trong 2 người tuyển dụng quen biết tôi, hơn nữa còn khá thân thiết.

Tôi đã đưa họ sự giới thiệu tốt nhất có thể! Tôi thậm chí còn bảo rằng công ty của họ vô cùng may mắn khi có nhân viên của tôi. Nếu tôi có thể trả mức lương cao hơn, tôi đã không để họ đi.

Tôi làm thế này vì tôi rất quý hai người bạn này và họ xứng đáng với công việc kia. Họ là những lập trình viên tuyệt vời và vô cùng uy tín!

Lời kết

Hãy thật thà khi phỏng vấn và trong công việc! Sự thật thà sẽ đem cho bạn sự bình yên trong tâm hồn!

Đừng trở thành lập trình viên - hãy trở thành một nhân viên tốt! Hãy làm việc như bạn là người sở hữu công ty. Hãy làm việc bằng cả con tim. Mọi thứ khác công ty sẽ lo cho bạn.

Nhưng nếu cảm thấy chán nản khi làm việc, đừng ngần ngại thay đổi! Nếu bạn yêu công việc, nhưng chẳng thấy thích thú ở công sở, có lẽ vấn đề là do bạn đó.

Bạn cũng chẳng cần phải bắt đầu công việc bằng chức danh "Senior" hay "Junior" nếu bạn không tự tin về khả năng chính mình. Thực tập sinh cũng sẽ là một điểm khởi đầu tuyệt vời.

Đừng bắt đầu công việc bằng những lời nói dối trên CV!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí