Tìm hiểu về Webpacker ở Rails 6 | Part 2: Sử dụng Packs trong Webpacker
This post hasn't been updated for 4 years
Ở bài viết trước, chúng ta đã nắm được Webpacker là gì và Rails 6 đã tích hợp nó như thế nào. Trong bài viết ngày hôm nay, mình sẽ giới thiệu cho các bạn về cách để sử dụng các packs
của Webpacker Rails 6.
Một ứng dụng Rails 6 mới sẽ tạo những file sau ở trong thư mục app/javascript
- nơi chứa toàn bộ code JavaScript của chúng ta.
▶ tree app/javascript
app/javascript
├── channels
│ ├── consumer.js
│ └── index.js
└── packs
└── application.js
2 directories, 3 files
Thư mục packs
sẽ chứa những entry points
cho webpack tiến hành việc compile. application.js
ở đây cũng chính là 1 entry points
mặc định được Rails 6 sinh ra, nó cũng tương ứng với file app/assets/application.js
được sinh ra bởi asset pipeline. Đối với một app Rails 6 mới thì mặc định file application.js
sẽ chứa nội dung sau:
require("@rails/ujs").start()
require("turbolinks").start()
require("@rails/activestorage").start()
require("channels")
Câu require
không chỉ đơn giản là require một files hay package như của asset pipeline. Câu lệnh này có thể require những package NPM cũng như là các module ở chúng ta đã viết ở local. Vì dụ, 3 dòng đầu tiên ở file application.js
bên trên dùng để require 3 package NPM - Rails UJS, Turbolinks và Active Storage. Trong khi đó dòng cuối require module app/javascript/channels/index.js
Webpack sẽ luôn tìm đến file index.js ở trong thư mục mà chúng ta require
// app/javascript/packs/application.js
import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
Ở đây chúng ta chỉ việc gọi require
hoặc import
với tên package hoặc tên thư mục.
Chúng ta hoàn toàn có thể viết code JS liên quan đến ứng dụng vào file pack nhưng theo mình thì tốt nhất bạn nên giữ những file pack sạch nhất có thể bằng việc chỉ sử dụng require
hoặc import
và để code JS ra ngoài thư mục app/javascript/packs
.
Giữ file pack tối giản hết mức có thể và chỉ sử dụng để import code.
Đối với một project React, chúng ta chỉ làm việc thêm base component vào DOM ở trong file pack và quản lý toàn bộ component khác ở trong thư mục app/javascript
và nằm ngoài thư mục packs
.
// app/javascript/packs/application.js
import ReactDOM from 'react-dom'
import HelloWorld from '../components/hello'
document.addEventListener('DOMContentLoaded', () => {
ReactDOM.render(
<HelloWorld name="Webpack" />,
document.body.appendChild(document.createElement('div')),
)
})
// app/javascript/components/hello.js
import React from 'react'
import PropTypes from 'prop-types'
const HelloWorld = props => (
<div>Hello {props.name}!</div>
)
Hello.defaultProps = {
name: 'David'
}
Hello.propTypes = {
name: PropTypes.string
}
export default HelloWorld
Webpacker khá là tự do trong khoản quản lý và sắp xếp code JavaScript. Chỉ có một rule duy nhất là thư mục packs
là 1 thư mục đặc biệt, và nó sẽ được coi là entry points
bởi Webpacker. Còn việc còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào bạn. Nếu như hệ thống của bạn có nhiều namespace thì bạn có thể sử dụng pack application
là pack mặc định và pack admin
dùng để chứa toàn bộ phần code liên quan đến namespace admin
, tương tự với user
. Trong một ứng dụng React thì bạn cũng nên để 1 thư mục components
(pack components
) để chứa toàn bộ các React components
Khi sử dụng Sprockets, chúng ta phải thêm thủ công từng loại file để Rails precompile vào danh sách asset precompile.
Rails.application.config.assets.precompile += %w[admin.js]
Nhưng vì Webpacker đã coi toàn bộ thư mục packs
là entry points
nên chúng ta không cần phải thêm pack mới vào danh sách precompile nữa. Cứ thế là chạy thôi.
Tổng quan lại thì mình có thể nói rằng chúng ta cần coi thư mục app/javascript
như một ứng dụng nằm trong một ứng dụng khác. Cho nên chúng ta cần sắp xếp thư mục một cách rõ ràng.
Ví dụ về một hệ thống mình đã làm, cấu trúc thư mục app/javascript
sẽ như sau:
app/javascript
├── admin
├── channels
├── user
└── packs
├── admin.js
├── application.js
└── user.js
Và khi chúng ta compile JavaScript thì output sẽ như sau:
▶ ./bin/webpack-dev-server
ℹ 「wds」: Project is running at http://localhost:3035/
ℹ 「wds」: webpack output is served from /packs/
ℹ 「wds」: Content not from webpack is served from /Users/prathamesh/Projects/scratch/better_hn/public/packs
ℹ 「wds」: 404s will fallback to /index.html
ℹ 「wdm」: Hash: 5387bbdba96d7150c792
Version: webpack 4.39.2
Time: 2753ms
Built at: 20/03/2020 04:23:20 PM
Asset Size Chunks Chunk Names
js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js 385 KiB admin [emitted] admin
js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js.map 434 KiB admin [emitted] admin
js/application-d351b587b51ad82444e4.js 505 KiB application [emitted] application
js/application-d351b587b51ad82444e4.js.map 569 KiB application [emitted] application
js/user-1c7b2341998332589ec0.js 385 KiB user [emitted] user
js/user-1c7b2341998332589ec0.js.map 434 KiB user [emitted] user
manifest.json 958 bytes [emitted]
Bên cạnh việc sinh ra nhưng file được đánh dấu (fingerprinted files) và file map, Webpacker cũng sinh ra một file manifest.json
để liệt kê ra thông tin về tất cả các file đựợc tạo ra trong quá trình compile. Rails dùng file này để tìm và convert thành file đã được compile tương thích với tên của nó trong câu javascript_pack_tag
. Ví dụ, javascript_pack_tag('admin')
sẽ được convert thành js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js
. File manifest.json
của mình ở đây sẽ có dạng thế này:
{
"admin.js": "/packs/js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js",
"admin.js.map": "/packs/js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js.map",
"application.js": "/packs/js/application-d351b587b51ad82444e4.js",
"application.js.map": "/packs/js/application-d351b587b51ad82444e4.js.map",
"entrypoints": {
"admin": {
"js": [
"/packs/js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js"
],
"js.map": [
"/packs/js/admin-67dd60bc5c69e9e06cc3.js.map"
]
},
"application": {
"js": [
"/packs/js/application-d351b587b51ad82444e4.js"
],
"js.map": [
"/packs/js/application-d351b587b51ad82444e4.js.map"
]
},
"user": {
"js": [
"/packs/js/user-1c7b2341998332589ec0.js"
],
"js.map": [
"/packs/js/user-1c7b2341998332589ec0.js.map"
]
}
},
"user.js": "/packs/js/user-1c7b2341998332589ec0.js",
"user.js.map": "/packs/js/user-1c7b2341998332589ec0.js.map"
}%
Bây giờ chúng ta đã sẵn sàng sử dụng packs
, bây giờ thì chúng ta sẽ sử dụng chúng ở những file layout của Rails. Ở trường hợp bên trên, pack user
sẽ chỉ được sử dụng ở layout user
và được tách rời với layout admin
(sử dụng pack admin
) và sử dụng chung pack application
. Để sử dụng pack thì chúng ta chỉ việc include nó trong file layout như sau:
Layout admin
:
<body>
<%= javascript_pack_tag "application" %>
<%= javascript_pack_tag "admin" %>
</body>
Layout user
:
<body>
<%= javascript_pack_tag "application" %>
<%= javascript_pack_tag "user" %>
</body>
Tổng kết:
- Giữ file pack đơn giản, chỉ dùng để import code cần thiết từ file khác
- Chỉ những file pack được ở trong thư mục
app/javascript/packs
- Bạn có thể thoải mái sắp xếp code JavaScript theo ý bạn ở trong thư mục
app/javascript
- Hãy để ý đến kích thước của bundle bằng việc theo dõi ouput của Webpack
- Sắp xếp các file pack theo yêu cầu và chức năng của từng file
Cảm ơn các bạn đã đọc. (bow)
Nguồn: Master the "packs" in Webpacker - Prathamesh Sonpatki
All Rights Reserved