Tìm Hiểu Về Software Testing Life Cycle (STLC)
This post hasn't been updated for 3 years
Software Testing Life Cycle (STLC) là gì? Kiểm thử không phải là một hoạt động duy nhất. Nó là một chuỗi các họat động, được thực thi một cách khoa học nhằm đánh giá chất lượng sản phẩm. Mỗi hoạt động được thực hiện một cách có kế hoạch và hệ thống. Mỗi giai đoạn có những mục tiêu khác nhau. Các tổ chức khác nhau có các giai đoạn khác nhau, nhưng cơ sở là giống nhau. Tất cả tạo nên vòng đời kiểm thử hay còn gọi là software testing life cycle - STLC.
1. Phân tích yêu cầu:
Phân tích yêu cầu trong giai đoạn này sẽ bắt đầu nghiên cứu các yêu cầu xem chúng có thể kiểm thử đc hay không? Nếu không thì yêu cầu là mơ hồ và cần được xem xét lại, các tester sẽ cần làm việc với các bên liên quan để làm rõ các yêu cầu. Từ đó các tester sẽ xác định loại kiểm thử sẽ dùng và độ ưu tiên của các hoạt động kiểm thử, xác định môi trường test cần chuẩn bị.
Yêu cầu có thể là yêu cầu về chức năng (mô tả tính năng của phần mềm) cũng như non-functional (yêu cầu hiệu năng, tính bảo mật, tính hữu dụng của phần mềm). Các tester cũng đánh giá khả năng làm kiểm thử tự động ở giai đoạn này.
2. Lập kế hoạch kiểm thử
Giai đoạn này là giai đoạn vạch ra chiến lược kiểm thử. Tester cần chuẩn bị chiến lược kiểm thử, kế hoạch kiểm thử, lịch biểu kiểm thử và ước lượng thời gian kiểm thử. Lên kế hoạch nhân sự, xác định vai trò và trách nhiệm tương ứng, có thể lên kế hoạch đào tạo nếu cần.
3. Thiết kế các trường hợp kiểm thử
Các tester bắt đầu xây dựng các test case, kịch bản kiểm thử và dữ liệu cần thiết dựa trên yêu cầu của phần mềm. Mục tiêu cần đạt được ở giai đoạn này là bộ test case/test script, và bộ dữ liệu test.
Viết test case cần cho các trường hợp sẽ test bao gồm cả 3 trường hợp: true, fail và không xác định (là trường hợp mới phát sinh hoặc không có tài liệu nào mô tả). Viết script nếu có sử dụng tool để thực hiện test tự động cho test chức năng, giao diện hoặc các kịch bản.
4. Chuẩn bị môi trường test
Giai đoạn này có thể được làm đồng thời với giai đoạn thiết kế test case và cũng có thể ko cần nếu trường hợp khách hàng đã chuẩn bị sẵn cho mình rồi thì khi đó tester chỉ cần kiểm tra xem nó có hoạt động tốt hay không?
Ở giai đoạn này các tester cần chuẩn bị môi trường test như phần mềm, phần cứng (vd: server, client, network, thiết bị test ...) cần thiết.
5. Thực thi kiểm thử
Giai đoạn này sẽ tiến hàng kiểm thử dựa trên kê hoạch kiểm thử, các dữ liệu test và môi trường test đã được chuẩn bị ở các giai đoạn trước. Tester tiến hành kiểm thử chức năng, kiểm thử tích hợp, kiểm thử hệ thống và giúp khách hàng tiến hành kiểm thử chấp nhận của người dùng.
Nếu phát hiện ra bug (các case bị fail), tester sẽ tiến hành log bug và chuyển cho đội developer để sửa lỗi và kiểm tra lại. Sau khi bug đc fix thì tester sẽ kiểm tra lại. Đóng lỗi nếu đã đc fix thành công. (test quy hồi)
Trong quá trình này có thể có update thêm một số case còn thiếu (nếu có hoặc phát sinh thêm).
6. Kết thúc chu kỳ test
Giai đoạn này, các tester thực hiện hoàn thành báo cáo, các tài liệu test (Báo cáo hằng ngày, hàng tuần, test case - số lương case passed, failed, defects, đánh giá mức độ nghiêm trọng của các defect). Các tester cũng cần thảo luận với nhau vào rút ra kinh nghiệm, những điểm tốt nên phát huy và điểm xấu cần loại bỏ để nâng cao chất lượng cho những dự án sau đó.
Kết Luận:
Trên đây là các giai đoạn của vòng đời kiểm thử phần mềm. Mỗi giai đoạn của nó đều rất quan trọng trong quá trình phát triển phần mềm. Mỗi bước phải được thực hiện cẩn thận và liên kết chặt chẽ với nhau. Như vậy sản phẩm phần mềm đưa ra sẽ được hoàn hảo, hoàn thiện hơn, tạo niềm tin với khách hàng. Qua đây có thẻ thấy nó không thể thiếu trong quá trình phát triển phần mềm, và nên được kiểm thử sớm, thường xuyên để phần mềm ngày càng hoàn hảo và tuyệt vời hơn khi đến với người dùng.
Tham khảo: http://softwaretestingfundamentals.com/software-testing-life-cycle/ http://kiemthuphanmemvvn.blogspot.nl/2015/03/kiem-thu-phan-mem-b3.html http://hockiemthu.com/vong-doi-phat-trien-phan-mem/
All Rights Reserved