+1

Tìm hiểu về smoke testing

I. Smoke testing là gì?

Smoke testing hay còn gọi là “Build Verification Testing”, là một loại thử nghiệm phần mềm bao gồm một kịch bản kiểm thử không đầy đủ, nhằm đảm bảo các chức năng quan trọng nhất của chức năng, hệ thống hoạt động. Kết quả của thử nghiệm này được sử dụng để quyết định xem một bản build có đủ ổn định để tiến hành kiểm tra thêm hay không Smoke testing được kiểm tra đơn giản và nhanh chóng, nếu QA mất thời gian lâu để kiểm tra thì có nghĩa là bản build có chất lượng không tốt hoặc kịch bản thử nghiệm chưa đủ đơn giản để kiểm tra nhanh.

II. Khi nào nên thực hiện smoke test?

Trước khi nói về khoản thời gian để Qa/ tester thực hiện smoke testing thì mình muốn nói rõ một chút để các bạn thuộc chuyên ngành hay không cũng có thể hiểu như thế nào là một bản build, và cũng để các bạn dễ hình dung hơn khi đọc tiếp các phần sau. Một bản Build là một version của một ứng dụng phần mềm vẫn đang được thử nghiệm. Một bản build là một phần của ứng dụng được phát triển, nó chịu trách nhiệm cho một tính năng cụ thể và một phần các chức năng cụ thể cho một sản phẩm phần mềm Smoke testing được thực hiện khi có một bản build mới được phát triển và tích hợp với bản build hiện có, đang được triển khai trong môi trường dev/ staging. Kịch bản thử nghiệm đơn giản được đưa ra, QA/ tester sẽ kiểm tra để xác định rằng các chức năng chính có hoạt động chính xác hay không. Nếu quá trình kiểm thử này được thông qua thì QA/ tester sẽ tiếp tục thực hiện test cho toàn bộ chức năng mới. Ngược lại, nếu xảy ra lỗi trong quá trình thử nghiệm này thì bản build sẽ được trả về cho đội phát triển để hoàn thiện lại

Ví dụ:

Tại màn hình đăng ký để có thể tạo một tài khoản cho một ứng dụng nào đó gồm 4 bước:

  • Nhập email
  • Password
  • Nhập lại password
  • Cuối cùng click vào button đăng ký Thì kịch bản thử nghiệm ở đây như sau:

III. Vậy ai sẽ là người thực hiện smoke testing?

Sau khi có bản build mới. Smoke testing sẽ được thực thi bởi QA/ tester hoặc team leader. Ngoài ra một lập trình viên, Comter hay bất cứ ai trong team dự án cũng có thể thực hiện smoke testing vì nó đơn giản và nhanh chóng

IV. Vòng đời của smoke testing

Đưới đây là hình ảnh mô tả quá trình thực hiện Smoke test:

V. Ưu điểm của smoke testing

  • Giảm thiểu rủi ro trong quá trình tích hợp hệ thống
  • Dễ dàng thực hiện
  • Dễ dàng phát hiện lỗi nghiêm trọng và sửa lỗi sớm
  • Cải thiện chất lượng hệ thống
  • Tiết kiệm thời gian và công sức cho việc kiểm tra

VI. Nhược điểm của smoke testing

  • Smoke test không thể thay thế cho kiểm thử chi tiết
  • Ngay cả sau khi smoke test pass, bạn vẫn có thể tìm thấy bug trong những kiểm tra tiếp theo
  • Loại kiểm thử này phù hợp nhất nếu bạn có thể tự động hóa thời gian dành cho việc test thủ công các test case, đặc biệt là các project lớn có đến 700-800 test case.

VII. Điều gì sẽ xảy nếu bạn không thực hiện smoke testing

Smoke testing là một phần quan trọng. Do đó, Người kiểm tra phải hiểu rõ được các tính năng cốt lõi của hệ thống. Nếu không phát hiện ra lỗi ở giai đoạn đầu thì lỗi có thể sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn kế tiếp, lỗi càng phát hiện muộn thì càng tốn thời gian, kinh phí để khắc phục.

Tóm Tắt

Smoke testing nên được thực hiện ngay khi có bản build mới. Trước khi thực hiện Smoke testing, QA phải đảm bảo rằng bản build đã đúng version. Nó giúp chúng ta phát hiện ra bug quan trọng trong giai đoạn đầu. Giảm thiểu rủi ro trong các giai đoạn kiểm tra tiếp theo mà chỉ tốn rất ít thời gian và công sức và rất dễ dàng để thực hiện. Smoke testing có thể thực hiện bằng thủ công hoặc tự động tùy vào lựa chọn của khách hàng và tổ chức.

Nguồn:

https://www.tiempodev.com/blog/what-is-smoke-testing-in-software-testing/ https://www.guru99.com/smoke-testing.html


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí