+4

Tìm hiểu về Search Engine Optimization

Tài liệu này là mình tìm hiểu những kiến thức cơ bản về SEO viết tắt của Search Engine Optimization. Đây là những kĩ thuật/mẹo giúp trang web của bạn có thể được tìm thấy bởi các Search engine như là Google. Như vậy web của bạn mới có cơ hội xuất hiện ở đâu đó trong phần kết quả tìm kiếm của Google. Mình tìm hiểu dựa trên tài liệu SEO Basic của WORDSTREAM. http://www.wordstream.com/blog/ws/2015/04/30/seo-basics

Đây là menu các mục mình sẽ đi qua

  1. SEO là gì ? Tại sao việc này lại quan trọng ?
  2. Keyword
  3. Tối ưu On-Page
  4. Kiến trúc thông tin và Liên kết nội bộ
  5. Content marketing và Xây dựng Liên kết
  6. Các vấn đề kĩ thuật chung trong SEO
  7. Làm thế nào để theo dõi và đánh giá các kết quả SEO của bạn
  8. Một vài chú ý thêm về SEO

Khi bạn đọc xong bài này thì đảm bảo bạn đã có 1 sự hiểu biết khá tốt trong SEO mặc dù đây là tài liệu cơ bản. Bạn có thể dùng để đi chém gió cũng như xin việc rồi.

1. SEO là gì ? Tại sao nó lại quan trong vậy

Đây là định nghĩa trên Wiki của cụm từ này : “the process of affecting the visibility of a website or a web page in a search engine's unpaid results”. Mình xin phép ko dịch đoạn trên vì dịch sang tiếng Việt sẽ làm mất đi cái hay và tinh tế của định nghĩa.

Vậy là các bạn đã nắm được khái niệm. Rõ ràng nếu bạn là một người ko chuyên và bạn đang sở hữu 1 website, bạn sẽ băn khoăn với định nghĩa này. Kiểu như :

  1. Làm thế nào mà optimize được ?
  2. Làm mất bao lâu
  3. Như thế nào là 1 kĩ thuật SEO tốt, như thế nào là 1 kĩ thuật SEO ko tốt. Ý là đánh giá hiệu quả SEO như thế nào ?

Hiện tại rất nhiều người sử dụng các công cụ tìm kiếm để search. Cái này ko cần giải thích nhiều bạn cũng tự hiểu. Lượng traffic này ko chỉ mỗi nhiều mà còn rất rất chi tiết, cụ thể và có tính định hướng cao. Nếu bạn bán một phụ tùng màu xanh là cây, bạn sẽ đi mua một cái bảng hiệu và viết quảng cáo lên đấy để tất cả mọi người đi qua đều thấy bất kể họ có định mua hay ko hay là bạn sẽ làm cách nào đó để phụ tùng của bạn sẽ xuất hiện lên search engine bất kì lúc nào người ta type đoạn “buy blue widgets” vào khung tìm kiếm. Rõ ràng là cách thứ 2, nguyên nhân là vì bản thân những người mà tìm kiếm “buy blue widgets” trên search enginee rõ ràng có ý định mua sản phẩm đó.

the-basics-of-seo.png

Trước hết, cần nhấn mạnh lại một sự thật hiển nhiên là Google là search enginee có nhiều traffic nhất trên thế giới. Vậy nên mục tiêu của chúng ta là sẽ đẩy website mình lên kết quả của trang tìm kiếm này.

seo-basics-google-market-share.png

Google update rất nhiều vào thuật toán tìm kiếm của họ trong những năm gần đây. Thuật toán này cực kì phức tạp :

  • Google sẽ tìm kiếm những pages chứa chất lượng cao và có lượng thông tin "liên quan" với câu hỏi của người search
  • Google quyết định định nghĩa việc "liên quan" bằng kĩ thuật crawling nội dung và đánh giá(bằng thuật toán) liệu nội dung đó có liên quan với keyword user search hay ko
  • Google quyết định chất lượng của 1 trang bằng một số phương tiện, một trong số đó chính là số lượng các site khác liên kết tới page/site của bạn.

Ngoài ra Google còn đánh giá site của bạn theo rank bằng một số chỉ tiêu khác :

  • Thời gian mọi người dừng lại site của bạn, hoặc trở lại trang bạn từ kết quả tìm kiếm trang khác...
  • Thời gian loading của site của bạn có được xem là thân thiện ko?
  • "Độ độc" của nọi dung mà trang web của bạn sở hữu
  • Và v.v.v.... hàng trăm yếu tố khác mà Google thêm vào để đánh giá.

moz-ranking-factors-seo-basics.gif

Cho đến thời điểm hiện tại thì ngoài Google ra ko ai hiểu rõ thuật toán đánh giá của họ. Ngoài ra thuật toán này còn được thay đổi update thường xuyên. Tin vui là bạn ko cần phải là một học giả nghiên cứu về Search Engine để có thể đẩy trang web của bạn lên cao hơn trên bảng kết quả tìm kiếm.

2. Tối ưu Keyword

Điểm đầu tiên của việc SEO là bạn phải quyết định được bạn định tối cho cái gì. Cụ thể là "keywords" của bạn là gì. Có một vài yếu tố bạn cần phải xem xét khi quyết định "keywords" này:

  • Lượng Search : có bao nhiêu người search từ khóa đó.
  • Độ liên quan : Từ khóa này có liên quan đến business của bạn ko?
  • Tính cạnh tranh : Bạn cần tính toán chi phí phải trả cho từ khóa đó với khả năng thanh công của bạn.

Đề quyết định từ khóa hợp lý, bạn cần phải tìm hiểu khách hàng tiềm năng của bạn là ai, họ sẽ định search những cái gì, vấn đề của họ là gì, họ dùng ngôn ngữ gì, tools gì v.v... Một khi bạn đã nắm được những điều này, bạn sẽ có thể tìm kiếm được một list các keywords tiềm năng của mình hoặc domains cho phép bạn nhận được các ý tưởng về các keywords, ngoài ra các domains này cũng hỗ trợ bạn đánh giá Lượng Search của keywords đó cũng như độ cạnh tranh. Bạn có thể dùng một vài tool hỗ trợ như Uber Suggest hoặc của WordStream để có thể có được các thông tin trên. Sau đây là một vài website hỗ trợ bạn có thể lựa chọn được keywords mình mong muốn: http://ubersuggest.org/ https://www.semrush.com/ http://www.wordstream.com/keywords

Tiếp theo dựa trên các keywords bạn chọn lựa, bạn cần phải đánh giá được độ cạnh tranh tương đối của từ khóa đó. Việc này tương đổi khó và đòi hỏi kinh nghiệm nhiều.

Dưới đây là 1 số web cho phép bạn đánh giá được độ khó, điểm của mỗi keywords

https://moz.com/researchtools/keyword-difficulty

http://www.semrush.com/info/kdt

https://serpiq.com/

https://www.canirank.com/

https://colibri.io/

http://www.seoprofiler.com/

https://ultimatenichefinder.com/

http://www.advancedwebranking.com/user-guide/html/en/ch17s04.html

3. Tối ưu On-Page

Sau khi đã có keyword ngon lành, tiếp đến bạn cần làm là phải tích hợp keyword đó vào nội dung của web của bạn. Ở đây mình sẽ theo phương pháp tối ưu page của Rand Fishkin.

seo-basics-guide-perfectly-optimized-page.gif

Title Tags

Bạn nên đặt keyword của bạn lên phần title tag của page. Nó ko phải là tựa đề của page bạn. Bạn có thể đặt tựa đề page vào thẻ H1 hoặc H2. Còn title tag là cái bạn có thể nhìn thấy ở tab của trình duyệt.

seo-basics-what-is-a-title-tag.png

Độ dài thì nên đặt trong khoảng 55 đến 60 kí tự.

Meta Descriptions

Đây là phần sẽ hiện ra ở trên kết quả tìm kiếm ở đây. Việc làm này sẽ giúp bạn tăng traffic của web của bạn lên.

wordstream-meta-description-example (1).png

Body Content

Nội dung trong phần body của site của bạn cần phải tuân thủ theo các luật lệ sau :

  • Nội dung vừa đủ và độc đáo : Không có một chuẩn về số lượng chữ cái trong bài viết. Nhưng bạn cần chú ý là nếu bạn có quá nhiều pages ngắn vói nội dung lặp lại mà chỉ thay đổi về title tag thôi thì bạn có thể sẽ phải gặp rắc rối. Vậy nên hãy chú ý làm giảm tải những nội dụng lặp lại này, hiểu theo cách dùng từ của người viết là "thicken" site của bạn lại.
  • Khả năng thu hút user : Google càng ngày càng tăng mức độ đánh giá về trải nghiệm người dùng và time user dừng lại ở trang web của bạn. Bạn có thể làm tăng time user ở lại trạng web bằng cách tạo nên các nội dung kiểu hỏi/trả lời v.v... Ngoài ra tăng load speed của trang web ngoài ra hạn chế có những nội dung nào đó khiến cho user sẵn sàng ngay lập tức close web của bạn và tìm kiếm ở trang khác.
  • Khả năng chia sẻ : Bạn cần phải cân nhắc xem ai sẽ sẵn sàng share và link đến trang của bạn

Yếu tố ALT

Alt là gì? Alt là một từ hoặc cụm từ dùng để mô tả một hình ảnh trên trang web. Không giống như con người, công cụ tìm kiếm chỉ đọc nội dung trong thẻ ALT của hình ảnh, chứ không phải hình ảnh đó. Hay nói cách khác, nội dung của nó sẽ hiển thị trên trình duyệt khi trình duyệt không thể trình bày được một hình ảnh vì lý do nào đó. Cách thức bạn đính image vào web cũng sẽ ảnh hưởng đến cách mà các cộng cụ tìm kiếm quan sát web của bạn, và tất nhiên cũng sẽ ảnh hưởng đến trafic về việc search hỉnh ảnh mà web của bạn sở hữu. Hãy chú ý chèn các dòng chú thích cẩn thận vào image.

Cấu trúc URL

Cấu trúc URL của web cực kì quan trong trong việc track tổ chức của site và khả năng share của web của bạn (một web với URL thân thiện ngắn gọn dễ hiểu sẽ dễ dàng đc copy, link, share và ít lỗi hơn khi share trên web). Hãy tạo những URL ngắn gọn, dễ hiểu.

Schema & Markup

Tiếp bạn cần làm là phải giúp Google hiểu về page của bạn. Schema markup sẽ ko giúp page của bạn show cao hơn trên phần kết quả. Đây là một bộ sưu tập các thẻ HTML khác nhau có thể được thêm vào trang web. Những thẻ này có thể cải tiến khả năng xuất hiện trong kết quả.

4. Kiến trúc thông tin và Liên kết nội bộ

Những kiến trúc thông tin sẽ cho thấy bạn tổ chức website như thế nào. Cách thức bạn tổ chức website cũng như các liên kết nội bộ giữa các pages sẽ ảnh hưởng lớn tới nội dụng trang web của bạn cũng như thái độ của người search đối với web của bạn.

Lý do cho việc này là các Search enginee chủ yếu nhận thức các liên kết như một kiểu bỏ phiếu tín nhiệm và là một phương tiện để giúp hiểu cả về trang web và mức độ đáng tin của nó. Bằng việc tạo các liên kết nội bộ đến bái viết khác trên cùng một trang web, bạn đã giúp người dùng có khả năng đọc lại những bài viết hay dịch vụ mà họ chẳng may chưa được đọc và đôngf thời cũng giúp các Search engine đi theo những liên kết đó và index lại tăng độ phổ biến của trang web của bạn.

5. Content marketing và Xây dựng Liên kết

Thuật toán của Google chủ yếu dựa vào đánh giá link, cho nên chỉ cần bạn có một lượng lớn các liên kết chất lượng cao đến sites của bạn thì bạn sẽ tự động tăng được traffic trên site của bạn. Có khá nhiều cách để trick được việc các trang web khác sẽ link vào trang của bạn, nhưng khi các công cụ tìm kiếm đã trở nên rất thông mình rồi thì những cách làm này khác risky. Thêm nữa, việc build lên các liên kết này để đánh lừa Google cũng không hề tạo cho trang web của bạn tí giá trị nào hơn, và không sơm thì muộn trang web của bạn cũng sẽ không được người dùng click vào nữa. Vậy nên hãy xây dựng và phát triên những giá trị thật và bền vững. Cách phát triển này là bạn sẽ chú trọng hơn vào việc xây dựng nội dung, marketing đồng thời cũng lồng thêm vào những khái niệm/keyword/link mà mình muốn để đấy rank của web mình lên cao.

Hiểu và phân biệt được Liên kết trong site của bạn / Những người sẽ share nội dung của bạn

Đầu tiên bạn cần phải thu hút người dùng, chính xác là những ai sẽ share nội dung của bạn ? Hãy sử dụng một vài tools để đánh giá được vấn đề này. Ở đây sẽ giới thiệu cho bạn về tool BuzzSumo. Vấn đề ở đây là bạn phỉa hiểu được những link đó, họ share cái gì từ site của bạn. Khi hiểu được vấn đề này, bạn sẽ biết được là nên tạo ra những nội dung nào để người dùng tiếp tục cảm thấy giá trị và muốn share tiếp.

Quyết định nội dung nào bạn định tạo & Cách bạn định quảng cáo nó

Tiếp, bạn phải hiểu rõ được khả năng của bạn, và nội dung nào bạn có thể tạo được. Với yêu cầu là những nội dung này sẽ được nguwoif ta share hoặc like hoặc promote tiếp v.v..

Dưới đây là một vài nội dung thường được đánh giá tốt và hay được share trên các cộng đồng:

  • Hãy tạo một nội dung giải quyết vấn đề của khách hàng.
  • Nội dung liên quan đến việc cải thiện chức năng của một cái gì đấy
  • Nội dung về review, đánh giá sản phẩm

Map vào từ khóa

Cuối cùng, đừng quên "từ khóa" ! Mỗi lần bạn tạo một resource nào (pages, hình ảnh .v.v...) hãy sử dụng một keyword chính xác cho nó. Có như vậy thì khi người dùng muốn tìm kiếm một nôi dung nào đó, những resource của bạn sẽ có thể đến được với họ nếu việc mapping của bạn là chính xác.

6. Các vấn đề kĩ thuật chung trong SEO

Tốc độ của website

Hãy sử dụng tool https://developers.google.com/speed/pagespeed/insights/ của Google để kiểm tra tốc độ website của bạn. Công cụ này cũng sẽ đưa ra những tư vấn đề cách thức thay đổi sao cho hợp lý với website của bạn.

seo-basics-page-speed-tool.png

Thân thiện với mobile không

Lại một tool khác của Google sẽ giúp bạn kiểm tra xem web của bạn có thực sự thân thiện với người dùng, search đang sử dụng các thiết bị di động hay không https://www.google.com/webmasters/tools/mobile-friendly/

seo-basics-mobile-friendly-update.png

Header Response

Bạn cần đảm bảo response của bạn trả về phải đúng chuẩn. Như vậy thì công cụ tìm kiếm mới có thể biết được web của bạn đang tồn tai hay không. Hãy sử dụng các công cụ check header để kiểm tra vấn đề này.

server-header-checker-seo-basics-guide.png

Redirects

Việc thao tác redirect cho website một cách không hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả search của bạn. Ví dụ nội dung trên example.com/page của bạn đang được traffic khá ổn trên công cụ tìm kiếm, và bạn không muốn chuyển tât cả mọi nội dung sang bên example.com/different-url/newpage.html vì việc này có thể khiến bạn bị mất traffic trong một khoảng time ngắn hoặc dài hạn. Nếu bạn cần phải di chuyển nội dung, bạn sẽ cần phải chắc chán rằng bạn sẽ redirect nội dung mãi mãi hay chỉ là ngắn hạn tạm thời.

Duplicate Content

Hãy dùng tool Webmaster Tools để kiểm tra đánh giá lượng lặp về nội dung trong web của bạn.

seo-basics-guide-duplicate-content.png

XML Sitemap

XML sitemap sẽ hỗ trợ Google, Bing hiểu về site của bạn và có thể tra cứu tất cả nội dung web của bạn. Sử dụng tool này để tạo XML sitemap https://www.xml-sitemaps.com/ Nhưng hãy chú ý là bạn không cho bất kì một page nào ngớ ngẩn vào web của bạn.

Robots.txt, Meta NoIndex, & Meta NoFollow

Finally, you can indicate to search engines how you want them to handle certain content on your site (for instance if you’d like them not to crawl a specific section of your site) in a robots.txt file. This file likely already exists for your site at yoursite.com/robots.txt. You want to make sure this file isn’t currently blocking anything you’d want a search engine to find from being added to their index, and you also can use the robots file to keep things like staging servers or swaths of thin or duplicate content that are valuable for internal use or customers from being indexed by search engines. You can use the meta noindex and meta nofollow tags for similar purposes, though each functions differently from one another.

7. Làm thế nào để theo dõi và đánh giá các kết quả SEO của bạn

Keyword Rankings

Bạn có thể kiểm tra rank trang web của bạn trên các trang web cho phép check keywords để cập ở mục Keyword.

Organic Traffic

Organic Traffic cho phép bạn đánh giá được những nỗ lực SEO của bạn. Bằng cách nhìn vào Organic Traffic, bạn có thể biết được số lượng user đến rang của bạn, lúc nào, và họ vào những trang nhỏ nào?

Bạn có thể theo dõi Organic Traffic dễ dàng bằng cách sử dụng Google Analytics.

google-analytics-organic-traffic-seo.png

Công cụ này của Google hỗ trợ bạn check được tổng thể Organic Traffic của All Sessions hoặc bạn cũng có thể tùy chinhr nó để có một report theo ý mình.

Organic Leads & Sales

Đây là những tiêu chí liên quan đến sales, doanh thu và lợi nhuận. Như bất kì business nào, bạn sẽ cần những thông số này. Cách đơn giản nhất là bạn set up goals hoặc tracking e-commerce vào trong Google Analytics để theo dõi.

8. Một vài chú ý thêm về SEO

Với nhiều business, việc SEO đơn thuần chỉ là việc hiểu và làm rõ keyword mình cần để target, sau đấy là có một chiến lược để web của mình được link và share vào nhiều trang khác là đủ. Tuy nhiên, với một số business đặc biệt khác thì sẽ cần những cách search riêng biệt. Dưới đây là một vài trường hợp đặc biệt đó :

  • SEO quốc tế
  • SEO trong phạm vi khu vực hẹp
  • SEO đối với AppStore

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí