+7

Tìm hiểu về Laravel Facade

Introduction

Hẳn đối với bất cứ ai từng làm việc với Laravel framework đều đã sử dụng đến Facade. Đây có lẽ là một trong các tính năng hữu ích nhất cho quá trình phát triển phần mềm của bạn. Với một cú pháp đơn giản gọn nhẹ, nó có thể sử dụng hiệu quả ngay cả khi ta không thực sự hiểu rõ cách hoạt động của chúng. Tuy nhiên, cũng chính vì vậy, nhiều người có thể hiểu lầm về cách làm việc của Facades. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu chi tiết về Facades và cách chúng thực sự hoạt động.

Mục lục

I. What is Facade?

II. How to use it?

III. How does it work?

IV. Tổng kết

I. What is Facade?

Facade là một Design Pattern sử dụng trong lập trình hướng đối tượng. Giống như mặt tiền của một tòa nhà, facade trong lập trình có thể hiểu như một giao diện thay cho các kiến trúc phức tạp bên trong một hệ thống. Qua đó cho phép:

  • Dễ dàng đọc và sử dụng bằng cách ẩn các cài đặt phức tạp của thư viện dưới một lớp giao diện đơn giản.
  • Giảm sự phụ thuộc giữa các khối lệnh nhờ sự tương tác thông qua giao diện thay vì chính hệ thống.
  • Đóng gói các API phức tạp thành một hệ thống gọn gàng.

Facade trong Laravel cung cấp cho chúng ta một giao diện các phương thức "tĩnh" đơn giản dễ hiểu tới tính năng của các service trong Laravel như Auth, Mail, Notification,v.v... nhưng đồng thời duy trì tính mềm dẻo và khả năng kiểm thử của một phương thức non-static.

II. How to use it?

Tất cả các Facade của Laravel được định nghĩa trong namespace Illuminate\Support\Facades và có thể sử dụng như sau:

use Illuminate\Support\Facades\Cache;

Route::get('/cache', function () {
    return Cache::get('key');
});

Bên cạnh đó, Laravel cũng bao gồm các Helper giúp thực hiện tác nhiệm vụ đơn giản tương ứng như facade.

VD:

return View::make('home');
// sẽ tương tự với
return view('home');

Danh sách các Facade của Laravel:

Facade Class Service Container Binding
App Illuminate\Foundation\Application app
Artisan Illuminate\Contracts\Console\Kernel artisan
Auth Illuminate\Auth\AuthManager auth
Auth (Instance) Illuminate\Contracts\Auth\Guard auth.driver
Blade Illuminate\View\Compilers\BladeCompiler blade.compiler
Broadcast Illuminate\Contracts\Broadcasting\Factory
Broadcast (Instance) Illuminate\Contracts\Broadcasting\Broadcaster
Bus Illuminate\Contracts\Bus\Dispatcher
Cache Illuminate\Cache\CacheManager cache
Cache (Instance) Illuminate\Cache\Repository cache.store
Config Illuminate\Config\Repository config
Cookie Illuminate\Cookie\CookieJar cookie
Crypt Illuminate\Encryption\Encrypter encrypter
DB Illuminate\Database\DatabaseManager db
DB (Instance) Illuminate\Database\Connection db.connection
Event Illuminate\Events\Dispatcher events
File Illuminate\Filesystem\Filesystem files
Gate Illuminate\Contracts\Auth\Access\Gate
Hash Illuminate\Contracts\Hashing\Hasher hash
Http Illuminate\Http\Client\Factory
Lang Illuminate\Translation\Translator translator
Log Illuminate\Log\LogManager log
Mail Illuminate\Mail\Mailer mailer
Notification Illuminate\Notifications\ChannelManager
Password Illuminate\Auth\Passwords\PasswordBrokerManager auth.password
Password (Instance) Illuminate\Auth\Passwords\PasswordBroker auth.password.broker
Queue Illuminate\Queue\QueueManager queue
Queue (Instance) Illuminate\Contracts\Queue\Queue queue.connection
Queue (Base Class) Illuminate\Queue\Queue
Redirect Illuminate\Routing\Redirector redirect
Redis Illuminate\Redis\RedisManager redis
Redis (Instance) Illuminate\Redis\Connections\Connection redis.connection
Request Illuminate\Http\Request request
Response Illuminate\Contracts\Routing\ResponseFactory
Response (Instance) Illuminate\Http\Response
Route Illuminate\Routing\Router router
Schema Illuminate\Database\Schema\Builder
Session Illuminate\Session\SessionManager session
Session (Instance) Illuminate\Session\Store session.store
Storage Illuminate\Filesystem\FilesystemManager filesystem
Storage (Instance) Illuminate\Contracts\Filesystem\Filesystem filesystem.disk
URL Illuminate\Routing\UrlGenerator url
Validator Illuminate\Validation\Factory validator
Validator (Instance) Illuminate\Validation\Validator
View Illuminate\View\Factory view
View (Instance) Illuminate\View\View

III. How does it work?

Trong ví dụ nêu trên ta thấy hàm get() của Facade Cache được gọi như một phương thức tĩnh: Cache::get('key').

Mặc dù nhìn qua, Facade có vẻ chỉ đơn thuần là các phương thức tĩnh được gọi thông qua các class như Mail, Auth, Cache, v.v... Nhưng thực tế, khi chúng ta nhìn vào bất cứ class cài đặt nào trong danh sách nêu trên ta đều nhận thấy chúng hoàn toàn là các phương thức bình thường.

VD: Phương thức get() của Facade Cache thực chất được cài đặt như sau.

namespace Illuminate\Cache;

use ...;

class CacheManager implements FactoryContract
{
    ...
    
    protected function get($name)
    {
        return $this->stores[$name] ?? $this->resolve($name);
    }
    
    ...
}

Vậy làm thế nào để Laravel có thể thực hiện được điều này? Để dễ dàng hiểu cách hoạt động của một Facade sau đây ta sẽ đi vào một ví dụ cụ thể đối với facade cache.

Tìm class Illuminate\Support\Facades\Cache ta nhận thấy nó kế thừa abstract class Illuminate\Support\Facades\Facade và thực hiện overwrite hàm getFacadeAccessor() để trả về tên container tương ứng với facade.

VD:

namespace Illuminate\Support\Facades;

class Cache extends Facade
{
    ...
    
    protected static function getFacadeAccessor()
    {
        return 'cache';
    }
}

Dựa vào đó Laravel sẽ xác định được Facade này sẽ làm việc như thế nào. Trong CacheServiceProvider, instance của CacheManager đã được bind vào container cache sử dụng Service Container. Khi facade được gọi, instance đó sẽ được ressolve thông qua hàm resolveFacadeInstance() thay vì phải khởi tạo một cách phức tạp các service cần thiết. Qua đó, ta có thể gọi hàm get('key') của CacheManager thông qua Cache như sau:

Khi người dùng gọi tới hàm static không tồn tại get('key') của facade Cache như trên, PHP sẽ thực hiện magic method __callStatic() nhận vào hai giá trị gồm tên phương thức và tham số truyền vào.

VD: Khi gọi phương thức Cache::get('key') hàm __callStatic() sẽ có $methodget$args'key'.

Tại đây Facade sẽ thực hiện lấy ra instance của service tương ứng và thực hiện gọi tới hàm non-static như một phương thức thông thường.

namespace Illuminate\Support\Facades;

use ...

abstract class Facade 
{
    ...

    public static function getFacadeRoot()
    {
        return static::resolveFacadeInstance(static::getFacadeAccessor());
    }

    ...

    public static function __callStatic($method, $args)
    {
        $instance = static::getFacadeRoot();

        if (! $instance) {
            throw new RuntimeException('A facade root has not been set.');
        }

        return $instance->$method(...$args);
    }
}

Như ta có thể thấy thông qua ví dụ trên, bằng các khéo léo sử dụng magic method __callStatic() kết hợp với Service Container, Facade đã cung cấp một giao diện đơn giản dễ sử dụng cho các service của Laravel nhưng vẫn duy trì các ưu điểm của phương thức non-static như khi ta thực hiện DI.

IV. Tổng kết

Vậy qua đây chúng ta đã đi vào tìm hiểu chi tiết cách hoạt động của Facade, một công cụ vô cùng hữu ích trong phát triển phần mềm sử dụng Laravel framework. Nếu có nội dung chưa rõ ràng mong mọi người góp ý để cải thiện bài viết.

References

Laravel Documentation Facade: https://laravel.com/docs/8.x/facades#introduction

Laravel Documentation Service Container: https://laravel.com/docs/8.x/container

Facade Pattern: http://wiki.c2.com/?FacadePattern

PHP Magic method: https://www.php.net/manual/en/language.oop5.overloading.php#object.callstatic


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí