+3

Tìm hiểu về hệ thống quản lí cơ sở dữ liệu MySQL

1. MySQL là gì ?

  • SQL(Structed Query Language) Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc: là ngôn ngữ theo chuẩn ANSI để định nghĩa và xử lý dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu quan hệ. Các phát biểu SQL dùng để truy tìm và cập nhật dữ liệu trong một cơ sở dữ liệu.
  • MySQL là một trong những hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu(CSDL) mã nguồn mở quan hệ SQL sử dụng trên web phổ biến nhất hiện nay.

2. Tìm hiểu về phpMyAdmin

Ở đây, xin được nói về cách sử dụng MySQL qua phpMyAdmin. phpMyAdmin là một công cụ nguồn mở miễn phí được viết bằng PHP được dùng để xử lý quản trị của MySQL thông qua một trình duyệt web.

  1. Chạy WAMP, click chuột trái vào icon WAMP ở phần bên phải của taskbar-> chọn PhpMyAdmin

  2. Chọn 1 trình duyệt bất kỳ, rồi gõ địa chỉ: http://localhost/phpmyadmin/ Khi đó sẽ hiển thị ra màn hình như sau:

1.png

Trên màn hình hiển thị,

2.png danh sách các CSDL mặc định và đã tạo trong MySQL.

3.png các thông số về MySQL đang chạy.

4.png gồm các thẻ :

  • Databases : quản lý các CSDL: tạo mới, xóa, sửa,…
  • SQL : nhập các câu lệnh SQL
  • Status : mô tả trạng thái hoạt động của MySQL server hiện tại.
  • Users : quản lý người sử dụng. Nếu như bạn chưa tạo hay sử dụng dưới danh nghĩa một user nào thì user mặc định của bạn sẽ là root.
  • Export: cho phép lưu dữ liệu vào ổ cứng dưới dạng 1 file text chứa đầy các trình đơn trong đó.
  • Import : chèn các tệp tin sql bên ngoài vào cơ sở dữ liệu.
  • Settings : tùy chỉnh cấu hình cho phpMyAdmin. Ở đây mình sẽ chỉ đề cập đến việc sử dụng phpMyAdmin bằng các câu lệnh SQL qua tab SQL.

3.Các kiểu dữ liệu trong CSDL MySQL:

1.png

2.png

3.png

4.png

4. Các cú pháp trong MySQL:

1) Tạo một csdl:

Trước khi có thể tương tác với MySQL, bạn cần phải tạo một cơ sở dữ liệu.

Cú pháp:

CREATE DATABASE têncsdl

Thực hành:

  • Step 1: Chọn thẻ SQL, nhập câu lệnh để tạo cơ sở dữ liệu có tên là helloworld

1.png

  • Step 2: Chọn Go. Khi đó ở cột bên trái, sẽ xuất hiện csdl helloworld

2.png

2) Thêm bảng vào csdl: Bảng là nơi chứa các đối tượng được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu(bao gồm các trường(cột) và các bản ghi(dòng).

Cú pháp:

CREATE TABLE tênbảng ( têncột cácthuộctínhcủacột )

Trong đó các thuộc tính của cột bao gồm

3.png

Thực hành:

  • Step 1: Trước khi tạo bảng cho một csdl, cần chỉ định csdl sẽ thao tác. Có 2 cách để chọn csdl:
  • Cách 1: dùng cú pháp:

USE têncơsởdữliệu

4.png

  • Cách 2: đơn giản chỉ cần click vào tên cơ sở dữ liệu ở cột bên tay trái
  • Step 2: Chọn thẻ SQL. Khi đó, mọi câu lệnh SQL sẽ chỉ có tác dụng trong cơ sở dữ liệu helloworld đã chọn

5.png

  • Step 3: Tạo bảng instance với 3 cột là: id, title và description

6.png

  • Step 4: Click Go, tên bảng instance sẽ hiện ra trong cột bên tay trái

7.png

  • Step 5: Click vào tên bảng instance trong cột bên tay trái, kết quả

8.png

3) Thêm một bản ghi vào bảng

Sau khi đã tạo ra một bảng CSDL, chúng ta cần thêm dữ liệu cho nó. Các dữ liệu được lưu vào được gọi là các bản ghi(record).

Cú pháp:

INSERT INTO tênbảng (têncột) VALUES (giátrịtươngứng)

Thực hành:

  • Step 1: Nhập đoạn lệnh INSERT để thêm bản ghi

1.png

Do cột id chúng ta để là auto_increment nên mỗi khi nhập dữ liệu mới, nó sự tự động đánh số, bắt đầu từ số 1 nên chúng ta không cần nhập dữ liệu cho cột id.

  • Step 2: Click Go

2.png

  • Step 3: Click vào tên bảng instance trong cột bên tay trái. Ở đây sẽ thấy 1 bản ghi mới đã được insert vào bảng

3.png

4. Phát biểu SELECT:

Phát biểu SELECT là một trong những yêu cầu MySQL truy vấn dữ liệu trên cơ sở dữ liệu chỉ định.

Cú pháp

SELECT têntrường FROM tênbảng

Để chọn tất cả các trường trong một bảng thì dùng cú pháp:

SELECT * FROM tênbảng

Thực hành:

  • Step 1: Chọn ra tất cả các trường từ bảng instance

4.png

  • Step 2: Click Go. Khi đó, sẽ hiển thị ra tất cả các bản ghi có trong bảng instance như hình bên dưới:

5.png

  • Phát biểu SELECT với mệnh đề WHERE: Phát biểu SELECT với mệnh đề WHERE dùng để tạo nên điều kiện cần lọc mẩu thông tin theo những yêu cầu nhất định. Các phép toán so sánh

6.png

  • Step 3: Nhập đoạn lệnh truy vấn sau

7.png

  • Step 4: Click Go. Khi đó sẽ hiển thị ra tất cả các bản ghi có id>=4 như hình bên dưới:

8.png

Các phép toán logic

9.png

  • Step 5: Chọn lại thẻ SQL, nhập đoạn lệnh truy vấn sau

10.png

  • Step 6: Click Go. Khi đó sẽ hiển thị ra các bản ghi có title kết thúc bằng kí tự ‘a’ như hình bên dưới:

11.png

  • Kết hợp phát biểu SELECT với mệnh đề ORDER BY Để có thể sắp xếp dữ liệu đầu ra của một trường theo một thứ tự nhấp định, chúng ta sử dụng phát biểu SELECT kết hợp với mệnh đề ORDER BY.

+) Sắp xếp dữ liệu giảm dần:

Cú pháp:

SELECT têntrường FROM tênbảng ORDER BY têntrường DESC

Thực hành:

  • Step 1: Nhập đoạn lệnh truy vấn sau

12.png

  • Step 2: Click Go. Khi đó, tất cả các bản ghi sẽ được hiển thị theo thứ tự giảm dần của id

13.png

+) Sắp xếp dữ liệu tăng dần:

Cú pháp:

SELECT têntrường FROM tênbảng ORDER BY têntrường ASC

Thực hành:

  • Step 1: Chọn lại thẻ SQL và nhập đoạn lệnh truy vấn sau

14.png

  • Step 2: Click Go. Khi đó sẽ hiển thị tất cả bản ghi được sắp xếp theo thứ tự tăng dần của title

15.png

  • Kết hợp phát biểu SELECT với từ khóa LIMIT: Để giới hạn số mẩu tin được lấy ra từ cơ sở dữ liệu, ta dùng phát biểu SELECT với từ khóa LIMIT

Cú pháp

SELECT têntrường FROM tênbảng LIMIT N,M

Trong đó,

  • N là bản ghi được bắt đầu để lấy (là các số nguyên, được bắt đầu từ 0)
  • M là tổng số bản ghi sẽ được lấy ra.

Thực hành:

  • Step 1: Nhập đoạn lệnh truy vấn sau

16.png

  • Step 2: Click Go. Khi đó sẽ hiển thị ra 4 bản ghi bắt đầu từ bản ghi số 1. Hiển thị như hình:

17.png

Bên trên là 1 vài câu lệnh cơ bản trong MySQL, ngoài ra còn có rất nhiều câu lệnh và hàm hữu ích khác với cách chạy tương tự như các câu lệnh trên. Ví dụ:

1)Phát biểu Update : dùng để cập nhật hoặc thay đổi các dòng trong 1 bảng

Cú pháp: UPDATE tênbảng SET têncột = giátrịmới WHERE têncột= giátrị

2)Phát biểu Delete: dùng để xóa một hay nhiều dòng trong 1 bảng

Cú pháp: DELETE FROM tênbảng WHERE têncột= giátrị

3)Cú pháp hàm: SELECT hàm(cột) FROM tênbảng

  • Hàm AVG(column): trả về giá trị trung bình của dữ liệu trong 1 cột của bảng

  • Hàm MAX(column): trả về giá trị lớn nhất trong 1 cột của bảng

  • Hàm MIN(column): trả về giá trị nhỏ nhất trong 1 cột của bảng

  • Hàm SUM(column): trả về tổng của các giá trị trong 1 cột của bảng


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí