+2

Tìm hiểu về Google Analytics

Tìm hiểu về Google Analytics

Sản phẩm hàng ngày của một công ty phát triển phần mềm là hệ thống app, website ... với hàng loạt các service đi kèm. Và để quản lý các website cũng như quảng cáo rộng rãi sản phẩm của mình chắc hẳn các chủ sở hữu sẽ quan tâm tới việc độc giả đến với website của họ từ đâu ? từ các link dẫn chiếu, các chiến dịch quảng cáo banner / mail hay từ search engine ... Sau đây tôi xin giới thiệu về một công cụ đắc lực mà Google cho phép, khuyến khích những nhà quản trị website sử dụng, nhằm phân tích lưu lượng truy cập website. Đó là Google Analytics .

I, Google Analytics là gì?

Google Analytics là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị web. GA chủ yếu phân tích số lượng người truy cập web site của bạn, phân loại và theo dõi số lượng người đó theo hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, thiết bị máy vi tính, điện thoại, từ khóa… Google Analytics là một phần không thể thiếu với người làm SEO. GA là một dịch vụ miễn phí cung cấp bởi Google nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động Online Marketing (bao gồm SEO và các hoạt động marketing khác). GA có thể tích hợp với nhiều sản phẩm khác của Google như Google Adwords, Google Adsense, Google Webmaster Tools… Mặc dù hiện nay có rất nhiều ứng udngj tương tự, song, vì các lợi ích đồ sộ mà Google Analytics mang lại, đồng thời lại cung cấp miễn phí nên Google Analytics là công cụ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.

II, Hệ thống cấp bậc trong Google Analytics (Hierarchy)

Một tài khoản Analytics sắp xếp theo thứ tự từ lớn đến bé sẽ là: Account –> Property –> View : Với mỗi một email bạn dùng để đăng kí sẽ có nhiều Account, mỗi Account quản lí các nhóm Property. Dưới mỗi Property sẽ có các View khác nhau. Trong Google Analytics có tới 3 bản View:

1,All Web Site Data:

Bản View mặc định khi tạo tài khoản. Để có được dữ liệu nguyên bản (Raw data) thì không nên thực hiện bất cứ thao tác gì ở bản view này. Tránh trường hợp nhỡ chỉnh sửa gì có sai sót thì còn có bản View này để khôi phục dữ liệu.

2,Master View:

Bao gồm các Dashboard, Segment, Custom Report đã được tinh chỉnh. Bản View này giúp ta truy cập được các số liệu được nhanh chóng và thuận tiện

3,Test View:

Là bản View để thử nghiệm và áp dụng các kiến thức đọc được trên mạng.

III, Quy trình hoạt động của Google Analytics:

Trải qua 4 giao đoạn : Data Collection –> Configuration –> Processing –> Reporting:

1,Data Collection:

Khi một người truy cập vào trang web của bạn, tất cả thông tin của họ được Google thu thập bằng một đoạn mã Java Script. Thông tin của họ được khai thác từ Cookie. Cookie lưu trữ các dữ liệu như họ từ đâu đến (vùng miền, ngôn ngữ), giới tính, dùng trình duyệt gì, độ phân giải màn hình bao nhiêu…Mỗi khi họ thực hiện một hành động trên website của bạn, đoạn code đó cũng ghi lại và gửi lên server của Google (gọi là một hit).

2,Configuration:

Bạn có thể tưởng tượng được một lượng dữ liệu khổng lồ sẽ được gửi lên server của Google. Chúng cần được đóng gói lại. Các thông tin thu thập được sẽ được phân loại và điều chỉnh để giữ lại các thông tin cần thiết và loại bỏ thông tin thừa

3,Processing:

Tại quy trình này, thông tin được xử lí “theo yêu cầu của bạn”. Điều đó có nghĩa là, ví dụ, bạn sử dụng bộ lọc để loại bỏ traffic đến từ IP nội bộ, thì tất cả các traffic được đánh dấu đến từ IP nội bộ sẽ bị loại bỏ. Một khi đã xử lí, dữ liệu không thể được lấy lại. Đó chính là lí do vì sao Google khuyên mọi người nên sử dụng 3 bản View và cẩn thận với các bộ lọc.

4,Reporting:

Sau khi thông tin được xử lí từ dạng thô sang dạng tinh khiết, chúng sẽ được xuất ra dưới dạng Report mà bạn và tôi vẫn thường xem

IV, Cơ sở và dụng cụ để đo đạc:

Cơ sở đo đạc:

Google Analytics hoạt động để đo 3 yếu tố chính:

  1. Users – Người dùng
  2. Sessions – Thời gian
  3. Interactions – Các hoạt động Khi người truy cập vào trang web (User), anh ta sẽ có một thời gian nhất định ở trên trang web (Sessions) và trong khoảng thời gian đó, anh ta sẽ có các hoạt động tương tác với website (Interaction). Google Analytics đo lường và lấy số liệu về 3 cái đó.

Dụng cụ đo đạc:

GA dùng Dimensions và Metrics để đo đạc: Dimensions được gọi là yếu tố đo lường. Metrics là các chỉ số để đo cho Dimension, bắt buộc phải là con số.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí