+7

Tìm hiểu về đơn vị REM và EM trong CSS

Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về hai đơn vị REM và EM, đây là hai đơn vị thường gây nhầm lẫn cho các bạn trong quá trình học CSS. Mình xin chỉ ra một số điểm khác biệt chính của hai đơn vị REM và EM trong bài viết này ^^.

Relative Units trong CSS hay các đơn vị tương đối thường được sử dụng để tạo các trang web responsive, lý do là chúng có tỷ lệ phụ thuộc vào các parent element hay window size (tùy thuộc vào đơn vị chúng ta sử dụng). Khi sử dụng các đơn vị tương đối để style cho trang web, chúng ta có thể tránh phải set lại các style như width, font-size, padding, margin... cho các kích thước màn hình khác nhau 🌝. Trong CSS chúng ta có các Relative Units như: %, VH, VW, REM, EM,...

1. Các loại đơn vị

Trong CSS có hai loại đơn vị là Absolute Units (đơn vị tuyệt đối) và Relative Units (đơn vị tương đối)

Đơn vị tuyệt đối : Là các đơn vị vật lý được định nghĩa sẵn. Các đơn vị này không phụ thuộc cũng những ko bị thay đổi bởi các tác động bên ngoài. Ví dụ như: met, centimet ...

Các đơn vị tuyệt đối sử dụng trong CSS gồm có:

  • px: Đây là một đơn vị được sử dụng trên màn hình hiển thị, một px sẽ tương đương với một điểm ảnh trên màn hình hiển thị. Chất lượng của điểm ảnh sẽ hoàn toàn khác nhau trên một số thiết bị, ví dụ như một điểm ảnh trên các thiết bị in ấn sẽ khác với một điểm ảnh trên các thiết bị màn hình độ phân giải thấp.
  • pt: Đơn vị point và cứ 1 ich = 72pt.

Đơn vị tương đối : Là các đơn vị đo lường được sử dụng trong CSS ở mức tương đối, nghĩa là nó có thể sẽ được thay đổi bởi các thành phần khác ví dụ như thay đổi phụ thuộc vào kích thước màn hình.

Đơn vị tương đối được sử dụng trong CSS gồm có:

  • % (percentages): Là đơn vị tham chiếu tỷ lệ so với một phần tử mẹ của nó dựa vào kích thước.
  • em: Là đơn vị tham chiếu tỷ lệ so với phần tử mẹ của nó dựa vào giá trị của thuộc tính font-size . Ví dụ bạn đặt cho font-size cho phần tử mẹ của nó là 19px thì nếu bạn sử dụng em trong khu vực phần tử đó thì 1em = 19px.
  • rem: Là đơn vị tham chiếu tỷ lệ so với phần tử gốc của một website dựa vào thuộc tính font-size, nghĩa là sẽ biến đổi tùy theo giá trị của thuộc tính font-size trong thẻ <html>. Cũng như rem, nếu bạn khai báo font-size cho thẻ <html> là 16px thì 1rem = 16px.
    Sơ đồ minh họa sự khác nhau giữa đơn vị em và rem

2. REM trong CSS

REM trong CSS được viết gọn lại của root em. Nó có nghĩa là "The root element's font-size", hiểu đơn giản REM trong CSS sẽ được tính toán dựa trên kích thước font-size của html(root).

Nếu chúng ta không set cho HTML root một giá trị font-size, giá trị mặc định của font-size khi đó sẽ là 16px. Do đó, khi phần tử sử dụng đơn vị REM, phần tử này sẽ tìm để phần tử root xem giá trị font-size là bao nhiêu để tính toán và set giá trị.

Ví dụ:

Demo trên mình sử dụng một container có class cha chứa phần tử có class con. Ta sẽ sử dụng REM làm đơn vị cho font-size của con.

Lúc này ta sẽ thấy phần tử con với font-size: 1rem sẽ có font-size bằng với font-size của phần tử root là 20px. Lý do là chúng ta đã thêm cho root một font-size mới khác với giá trị ban đầu là 16px. Khi đó, một phần tử bất kỳ sử dụng rem sẽ được 1rem = 20px, tương tự ta có 2rem = 2*20 = 40px.

Khi phần tử root các bạn không set font-size cho nó, lúc này root = 16px và 1rem = 16px.

Giả sử ta muốn padding cho phần tử con, với giá trị sau khi sử dụng REM tương đương với 30px thì sẽ tính toán thế nào? Chúng ta sẽ lấy 30/16 để đổi sang đơn vị REM đúng không 😃.

Ta sẽ được như sau:

Với 30px ta sẽ đổi sang rem là 1.875rem với 1rem = 16px nha.

3. EM trong CSS

Khác với REM ở chỗ nó sẽ sử dụng font-size của cha để tính toán giá trị cho nó, nếu như parent gần nó nhất không sử dụng font-size, nó sẽ tìm tới parent tiếp theo, cứ như vậy đến khi tìm thấy parent có sử dụng font-size, nó sẽ được tính toán giá trị dựa trên phần tử parent này.

Mình sẽ sử dụng phần tử chacon ở ví dụ trên để xem EM sẽ trả về giá trị font-size tương ứng thế nào nhé, cùng set cho cha một font-size:

Với font-size của cha là 20px, khi phần tử con sử dụng font-size: 0.5em , kích thước font sẽ là 10px, vì 20px x 0,5em = 10px.

Giả sử chúng ta không set** font-size** cho cha ở trên thì sao? Lúc này con sẽ tìm phần tử chứa nó có font-size lúc này là root, vì giá trị mặc định của root lúc này là 16px. Và con sẽ mang giá trị font-size là 8px vì 16px x 0,5em = 8px.

Chúng ta có thể sử dụng EM cho padding, height, width và các thuộc tính khác và nó vẫn sẽ được tính toán dựa trên giá trị font-size của parent.

Cùng set thử cho con giá trị padding sử dụng EM:

Chúng ta dễ dàng tính toán được confont-size10px đúng không ^^, vậy height sẽ là 5 x 20px = 100px ? Câu trả lời là không chính xác 🥶. Tại sao lại không đúng, lý do là vì trong con chúng ta đã sử dụng font-size cho phần tử, lúc này các thuộc tính trong phần tử con sẽ tính toán dựa trên font-size của con (Nếu có).

Như vậy height sẽ có giá trị 5 x 10px = 50px và padding là 0.5 x 10 = 5px.

Trong một số trường hợp, nếu chúng ta sử dụng EM trong các phần tử thuộc nhiều parent, các thuộc tính EM có thể sẽ khó sử dụng,

ví dụ như:

Khi set font-size cho phần tử last-element sử dụng EM, chúng ta sẽ phải xem phần tử parent có font-size là bao nhiêu, nếu parent sử dụng EM ta sẽ phải tìm trên nó xem font-size có giá trị và đơn vị là gì 🥴. Chính vì lí do này mình hay sử dụng đơn vị REM hơn.

~~Lời kết: ~~

  • Chúng ta nên sử dụng các relative units như EM hay REM khi trang web của chúng ta yêu cầu responsive.
  • Đơn vị EM thường được tham chiếu đến font-size parent hoặc chính nó (nếu có).
  • Đơn vị REM tham chiếu đến font-size phần tử Root.

Mình hay sử dụng đơn vị REM hơn EM, vì sử dụng REM cho padding, margin, height, font-size,... chúng ta có các giá trị dựa trên font-size phần tử root và chúng ta có thể dễ dàng set font-size cho root nếu muốn .

Tham khảo:



All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí