-1

TÌM HIỂU CHUNG VỀ NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU -EQUITY

Trong một bảng cân đối kế toán thông thường sẽ bao gồm các phần chính:

  • Tài sản - Assets

  • Nợ - Liabilities

  • Vốn chủ sở hữu - Equity

undefined

Và hôm nay, mình sẽ nêu vài điểm chính nhất giúp mọi người hiểu thêm về một loại tài khoản quan trọng - Vốn chủ sở hữu (Equity)

1. Tổng quát chung

Một doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một số vốn nhất định được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó có nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Với các loại hình doanh nghiệp khác nhau, vốn chủ sở hữu cũng được hình thành từ các nguồn khác nhau. Cụ thể tại Việt Nam:

  • Đối với doanh nghiệp Nhà nước: vốn hoạt động do Nhà nước cấp hoặc đầu tư, do đó chủ sở hữu vốn là Nhà nước.

  • Đối với công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH): vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này là chủ sở hữu vốn. Công ty TNHH có thể là công ty TNHH một thành viên (là tổ chức) hoặc là công ty TNHH nhiều thành viên.

  • Đối với công ty cổ phần: vốn được hành thành từ các cổ đông, do đó chủ sở hữu vốn là các cổ đông.

  • Đối với công ty hợp danh: vốn được hình thành do các thành viên tham gia thành lập công ty đóng góp, do đó các thành viên này là các chủ sở hữu vốn. Công ty hợp danh là doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên hợp danh và có thể có thành viên góp vốn. Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn mà họ góp vào công ty.

  • Đối với doanh nghiệp tư nhân: vốn của doanh nghiệp là do chủ doanh nghiệp đóng góp, do đó chủ sở hữu vốn là chủ doanh nghiệp. Chủ doanh nghiêp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.

  • Đối với doanh nghiệp liên doanh (công ty liên doanh, xí nghiệp liên doanh): vốn được hình thành do các thành viên góp vốn đó là các tổ chức, cá nhân…, do đó chủ sở hữu là các thành viên tham gia góp vốn liên doanh. Việc liên doanh có thể được tiến hành giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau hoặc doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

Một doanh nghiệp có thể có một hoặc nhiều chủ sở hữu vốn và số vốn này được sử dụng trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp có thể được bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc các quỹ của doanh nghiệp, các khoản chênh lệch đánh giá lại tài sản… Như vậy, nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thường có:

  • Vốn đóng góp của các nhà đầu tư để thành lập mới hoặc mở rộng doanh nghiệp. Chủ sở hữu vốn có thể là Nhà nước, cá nhân hoặc tổ chức tham gia góp vốn, các cổ đông mua và nắm giữ cổ phiếu.

  • Các khoản thặng dư vốn cổ phần do phát hành cổ phiếu cao hơn hoặc thấp hơn mệnh giá.

  • Lợi nhuận chưa phân phối

  • Các quỹ của doanh nghiệp (quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu…).

  • Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản: là nguồn vốn chuyên dung cho đầu tư xây dựng cơ bản nhằm mục đích mua sắm Tài sản cố định, đổi mới thiết bị, công nghệ làm tăng quy mô tài sản của doanh nghiệp.

  • Các khoản chênh lệch chưa xử lý (chênh lệch tỷ giá hối đoái, chênh lệch đánh giá lại tài sản).

  • Giá trị cổ phiếu quỹ làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu.

Kết luận: Nguồn vốn chủ sở hữu là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, do đó nguồn vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ.

2. Nguyên tắc kế toán nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thể hiện nguồn hình thành của số tài sản hiện có ở doanh nghiệp, nhưng không phải cho một tài sản cụ thể nào mà là các tài sản nói chung, do đó khi kế toán doanh nghiệp phải thực hiện các nguyên tắc sau:

  • Doanh nghiệp có quyền sử dụng các loại vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành nhưng phải kế toán rành mạch rõ ràng từng loại nguồn vốn, quỹ, phải theo dõi chi tiết theo từng nguồn hình thành và theo từng đối tượng tạo vốn với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp.

  • Việc chuyển dịch từ nguồn vốn này sang nguồn vốn khác phải theo đúng chế độ và làm đầy đủ các thủ tục cần thiết.

  • Trường hợp doanh nghiệp bị giải thể hoặc phá sản, các chủ sở hữu vốn (các đơn vị, tổ chức, cá nhân góp vốn) chỉ được nhận những giá trị còn lại theo tỷ lệ góp vốn sau khi đã thanh toán các khoản nợ phải trả.

Kết luận: Vốn chủ sở hữu - Equity là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể hoạt động, và nó phụ thuộc vào nhiều nguồn khác nhau tùy loại hình doanh nghiệp đặc thù.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí