+4

Tìm hiểu các Cloud service cung cấp bởi: Amazon, Microsoft, Google, IBM

“AWS vẫn dẫn đầu thị phần toàn cầu trong các dịch vụ điện toán đám mây công cộng ở mức 33%, tiếp theo là Azure ở mức 13% và Google Cloud ở mức 6%” – Theo Báo cáo của Synergy Research Group.

I. Amazon Web Service

1. Amazon web services là gì?

Amazon web services là một trong số các dịch vụ của Amazon hoạt động dựa trên nền tảng cloud computing (điện toán đám mây) và được ra mắt vào năm 2006. Chỉ tính đến tháng 6/2007, 180,000 developer đăng ký sử dụng Amazon web services, điều này cho thấy sức hút của nó là không nhỏ. AWS thường bao gồm nhiều nhóm dịch vụ đa dạng khác nhau như:

  • Tính toán (Compute)
  • Lưu trữ (Storage)
  • Phân phối mạng và nội dung (Networking & Content Delivery)
  • Các Công cụ phát triển (Developer Tools)
  • Các công cụ quản lý (Management Tools)
  • Phân tích (Analys)
  • Học máy (Machine Learning)
  • Công nghệ thực tế ảo (AR & VR)
  • Cam kết khách hàng (Customer Engagement)
  • Tích hợp ứng dụng (Application Intergration)
  • Năng suất nghiệp vụ (Business Productivity)
  • Ứng dụng máy tính và Streaming (Desktop & App Streaming)

2. Các service cơ bản

  • Mỗi dịch vụ trên lại chia ra các dịch vụ nhỏ hơn, ví dụ dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service – S3), lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS), hệ thống file (Amazon Elastic File System – EFS)...
  • Các dịch vụ cơ sở – Tính toán: Dịch vụ cơ sở, tính toán của AWS thường được cấu thành từ Amazon EC2 (Elastic Compute Cloud) cung cấp khả năng mở rộng, tính toán trên đám mây. Amazon ELB (Elastic Load Balancing) tự động phân phối lưu lượng đầu vào của ứng dụng thông qua nhiều Amazon EC2 instances, Auto Scaling tự động mở rộng hoặc thu hẹp hiệu năng của EC2 theo thiết lập trước đó của khách hàng.
  • Các dịch vụ cơ sở – Lưu trữ: AWS thường có nhiều dịch vụ cơ sở, lưu trữ khác nhau. AWS Storage Gateway giúp việc kết nối phần mềm on-premise với hệ thống lưu trữ trên Cloud được liên tục và bảo mật, Amazon S3 cung cấp hạ tầng cho việc lưu trữ mọi tài liệu dự phòng, bạn có thể lưu trữ và truy xuất tới bất kỳ khối dữ liệu nào ở mọi thời điểm. Amazon Glacier là dịch vụ lưu trữ với chi phí thấp nhưng vô cùng bảo mật và khá tiện ích cho việc lưu trữ và sao lưu dữ liệu. AWS Import/Export thường được sử dụng để đẩy nhanh tiến độ di chuyển một lượng dữ liệu lớn vào ra AWS sử dụng các thiết bị lưu trữ di động.
  • Các dịch vụ cơ sở – Database: Dịch vụ cơ sở Database thường được dùng để thiết lập, hoạt động và mở rộng cơ sở dữ liệu quan hệ trên Cloud thường bao gồm: Amazon DynamoDB, Amazon Redshift, Amazon Elastic Cache…
  • Mỗi dịch vụ trên lại chia ra các dịch vụ nhỏ hơn, ví dụ dịch vụ lưu trữ gồm dịch vụ lưu trữ đơn giản (Amazon Simple Storage Service – S3), lưu trữ theo khối (Amazon Elastic Block Storage – EBS), hệ thống file (Amazon Elastic File System – EFS)...
  • Các dịch vụ cơ sở – Mạng: Để mở rộng cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp trên AWS Cloud thì bạn nên sử dụng các dịch vụ của AWS Networking. Các dịch vụ thường được sử dụng nhiều là Amazon VPC , Amazon Route 53, AWS Direct Connect..
  • Application Services (Các dịch vụ ứng dụng): Các dịch vụ ứng dụng của hệ sinh thái AWS bao gồm: Distributed Computing (tính toán phân tán) , amazon Simple Email Service (SES), Amazon Simple Workflow Service (SWF), Amazon CloudSearch…

II. Microsoft Windows Azure

1. Microsoft Windows Azure là gì?

  • Là một nền tảng điện toán đám mây của Microsoft, nó cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau. Windows Azure cho phép bạn xây dựng, triển khai các giải pháp mà bạn có thể tưởng tượng ra. Windows Azure là nền tảng để xây dựng các ứng dụng nhằm mục đích thúc đẩy và phát triển kinh doanh. Có thể phục vụ cho tất cả các yêu cầu của doanh nghiệp có quy mô nhỏ, lớn thậm chí là rất lớn.
  • Được xây dựng trên nền tảng quen thuộc của Windows Server và System Center, Azure giúp các doanh nghiệp có thể tận dụng để tự cung cấp dịch vụ và quản lý cơ sở hạ tầng theo giải pháp Hạ tầng như một dịch vụ (IaaS), hay quản lý các dịch vụ ứng dụng theo giải pháp Nền tảng như một dịch vụ (PaaS).

2. Vị trí của các Data Center của Microsoft trên thế giới

3. Những giải pháp từ Windows Azure

Với gần 20 dịch vụ khác nhau thì sổ lượng giải pháp để phục vụ cho doanh nghiệp có thể là vô hạn. Windows Azure sẽ tập trung vào các giải pháp sau đây. Những giải pháp cloud của Microsoft sẽ đem lại lợi nhuận về kinh doanh cho doanh nghiệp:

  • Infrastructe: Windows Azure cung cấp cho bạn một hạ tầng bên dưới (on-demand) với sự mở rộng và luôn được cập nhập. Có thể triển khai nhanh các máy ảo trong vòng vài phút. Sử dụng bao nhiêu tính tiền bấy nhiêu khi cần. Windows Azure thậm chí còn cung cấp một thư viện hình ảnh giúp bạn có thể triển khai các máy ảo một cách nhanh nhất. Bạn cũng có thể download / upload các đĩa ảo, chia tải các máy ảo, tích hợp các máy ảo tới môi trường on-premise sử dụng virtual network.
  • Mobile: Windows Azure phát triển và xây dựng các giải pháp back-end cho những ứng dụng di động. Bạn cũng có thể phát triển dựa trên các nền tảng .NET hay NoteJS, khi đó việc triển khai bạn sẽ sử dụng Windows Azure Virtual Machines, Cloud Services, hoặc Mobile Services. Windows Azure Mobile Services cụ thể là cung cấp nền tảng để phát triển các ứng dụng trên WD Phone, Windows Store, Android, Apple iOS, and HTML5. Windows Azure Notification Hubs sử dụng để đẩy các thông báo tới User. Có thể sử dụng nền tảng mạng xã hội từ Microsoft, Google, Facebook, hoặc Twitter để chứng thực.
  • Web: Với sự hỗ trợ của SNI và SSL certificates. Support 24/7. Windows Azure có thể cung cấp cho bạn một nền tảng mạnh mẽ cho website business của bạn. Bạn có thể sử dụng dịch vụ Azure Active Directotry để quản lý việc chứng thực và lưu trữ bảo mật dữ liệu website của bạn vào Windows Azure SQL Database, NoSQL Tables, BLOB storage. Có thể tạo website với nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau như ASP.NET, PHP, Node.js, Python, hoặc Classic ASP. Có thể phát triển và xây dựng nhanh chóng website dựa trên framework hoặc template từ thư viện Windows Azure App, bao gồm WordPress, Umbraco, DotNetNuke, Drupal, Django, CakePHP, and Express.
  • Media: Cung Windows Azure Media Services giúp bạn dễ dàng cung cấp cho doanh nghiệp của mình sự hiện diện của phương tiện truyền thông toàn cầu. Có thể nhanh chóng xây dựng quy trình làm việc truyền thông với những người dùng đầu cuối từ MS hoăc những Partner. Để bảo vệ truyền thông đó có thể sử dụng Digital Rights Management (DRM), and Advanced Encryption Standard (AES) hoặc Playready.
  • Intergration: Windows Azure cung cấp một số lựa chọn khác nhau cho sự tích hợp hạ tầng CNTT bên dưới với những ứng dụng đang chạy trên Windows Azure. Windows Azure Service được sử dụng để giao tiếp giữa những ứng dụng on-premise với các ứng dụng trên cloud. Windows Azure BizTalk Services cung cấp mạng mẽ cho B2B và ứng dụng được tích hợp với PaaS trên cloud. Có thể xây dựng và tích hợp giữa .NET và visual Studio.
  • Identity & access management: Bài toán định danh và quản lý truy cập. Windows Azure Active Directory (Windows Azure AD) cung cấp tính năng định danh, có thể dùng để quản lý nhân viên, khách hàng, partner khi truy cập trên cloud hoặc kể cả là on-premise. Có thể đồng bộ giữa hạ tầng Active Directory on-premise với Windows Azure để cung cấp tính năng SSO cho người dùng có thể truy cập vào những ứng dụng trên cloud. Và Windows Azure Multifactor Authentication có thể được sử dụng để cung cấp thêm một lớp bảo mật.
  • Big data: Trên Windows Azure có thể xây dựng một cách nhanh chóng Hadoop dựa trên Apache Hadoop. Có thể sử dụng Windows Azure PowerShell và Windows Azure Command-Line Interface liên tục tích hợp với HDInsight để thực hiện phân tích dữ liệu workflow bằng cách khai thác dữ liệu qua Microsoft Excel
  • Dev and Test: Windows Azure được sử dụng để triển khai các ứng dụng nhanh và dễ dàng. Thay vì phải mua sắm các kiểu truyền thống để thực hiện triển khai và kiểm thử thì bây giờ quá trình được diễn ra nhanh hơn bằng việc sử dụng những máy ảo trong môi trường cloud để phát triển và kiểm tra các ứng dụng. Khi mà một ứng dụng đã hoàn tất thì bạn có thể triển khai ứng dụng đó trên môi trường thật, giống hệt hoàn toàn với môi trường thử nghiệm, nhưng đảm bảo về hiệu năng, khả năng mở rộng vô hạn và phạm vi tiếp xúc trên toàn cầu.
  • Storage, backup, & recovery: Windows Azure có thể cung cấp tất cả giải pháp lưu trữ bảo mật bao gồm tất cả những gì mà doanh nghiệp cần. Có mô hình DR ở nhiều nơi.
  • Data Managerment: Dịch vụ dữ liệu Windows Azure có thể cung cấp cho bạn một trải nghiệm nhất quán cho dù bạn làm việc với các dữ liệu quan hệ hoặc không liên quan và hiện đang hỗ trợ cơ sở dữ liệu SQL lên đến kích thước 150 GB. Bạn có thể sử dụng các kỹ năng quản lý dữ liệu hiện có của mình, chẳng hạn như quan hệ thiết kế cơ sở dữ liệu và Transact-SQL và có thể trộn và kết hợp dữ liệu qua nhiều loại khác nhau dữ liệu dịch vụ để tạo ra chỉ là giải pháp kinh doanh của bạn cần.

3. Các dịch vụ Azure dành cho doanh nghiệp:

  • Cung cấp dịch vụ sao lưu dữ liệu một cách dễ dàng, có khả năng mở rộng bằng điện toán đám mây
  • Azure mang đến các giải pháp lâu dài cho việc sao lưu, lưu trữ và phục hồi dữ liệu từ nhỏ đến lớn trên nền tảng điện toán đám mây. Dịch vụ này đặc biệt hữu ích đối với những khách hàng muốn cải thiện cơ sở hạ tầng, các ứng dụng hiện có và chiến lược kinh doanh với hiệu quả cao về chi phí.
  • Sử dụng một loạt các ứng dụng, bao gồm các máy chủ tập tin, Sharepoint, SQL server, Exchange, và Biztalk server
  • Thông qua các bản sao lưu được mã hóa và lưu trữ tại các trung tâm dữ liệu dự phòng toàn cầu
  • Nhanh chóng và dễ dàng lưu trữ dự phòng khi cần thiết
  • Tận dụng Windows Azure để nhanh chóng triển khai các ứng dụng của khách hàng lên điện toán đám mây
  • Với Azure bạn có thể sử dụng các công cụ hiện có của mình để tạo ra và nhanh chóng triển khai các ứng dụng mà không mất quá nhiều thời gian và chi phí quản lý cơ sở hạ tầng, Azure mang đến giải pháp phát triển, triển khai và mở rộng an toàn và linh hoạt đối với ứng dụng ở bất kỳ quy mô nào. Các ứng dụng dành cho máy chủ đều cỏ thể chạy được trên các máy ảo
  • Hạn chế chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng
  • Giảm gánh nặng trong việc quản lý CNTT
  • Có thể mở rộng khi cần thiết
  • Thúc đẩy kinh doanh tăng trưởng bằng cách giúp khách hàng hàng di chuyển các trang web họ lên điện toán đám mây với Windows Azure
  • Phát triển kinh doanh bằng cách giúp khách hàng di chuyển các website của họ lên điện toán đám mây thông qua Windows Azure
  • Nhanh chóng tạo dựng, triển khai và quản lý website trên một nền tảng điện toán đám mây linh hoạt
  • Có khả năng mở rộng ngay lập tức để đáp ứng sự thay đổi về yêu cầu lưu trữ, và tốc độ xử lý trang web
  • Đem đến sự an tâm qua việc lưu trữ trên một hệ thống trung tâm dữ liệu toàn cầu do Microsoft quản lý

III. Google Cloud Platform

1. Google Cloud Platform là gì?

Google Cloud Platform là nền tảng điện toán đám mây do Google cung cấp, với các dịch vụ máy ảo, lưu trữ, phân tích dữ liệu, cùng nhiều công nghệ tiên tiến khác. Google Cloud được hỗ trợ, củng cố và đổi mới bởi một cơ sở hạ tầng các sản phẩm của Google. Google Cloud đã mở rộng bảy sản phẩm, mỗi sản phẩm có hơn một tỷ người dùng, mỗi ngày Google xử lý 1,4 petabyte thông tin. Google Cloud có khả năng xây dựng, tổ chức và vận hành một mạng lưới lớn các máy chủ và cáp quang. Mạng lưới kết nối vật lý của nó là hàng ngàn dặm cáp quang, và hàng ngàn máy chủ tập hợp lại.

2. Cơ sở hạ tầng và nền tảng

Mạng lưới cáp quang với hơn 70 trung tâm dữ liệu đặt tại 33 quốc gia

3. Các sản phẩm của Google Cloud Platform

3.1. Một số dịch vụ Compute

3.1.1. Compute Engine

– Tuỳ chỉnh cấu hình. – Di chuyển trực tiếp. – Kết nối giữa các máy ảo lên đến 2 GBPS. – Có HTTP(s) and Network load balancing. – API tự động cân chỉnh và được quản lý theo nhóm. – Tính phí theo giờ và tự động giảm giá trong quá trình sử dụng. – Máy ảo ưu tiên.

3.1.2. Kubernetes Engine

– Các Kubernetes được dựa trên orchestration container. – Sử dụng làm nguồn tài nguyên của Compute Engine. – Cú pháp để khai báo cho orchestration và sắp xếp các Docker. – Quản lý việc ghi nhật ký, giám sát và chia tỷ lệ.

3.1.3. App Engine

– Quản lý thực thi cho Java, Go, Python, PHP, NodeJS… – Local SDK cho việc phát triển, test và triển khai. – Tự động mở rộng dựa trên nhu cầu. – Hạn ngạch hàng ngày miễn phí, thanh toán dựa trên sử dụng. – Thời gian chờ xử lý là 60 giây, không thể ghi file cục bộ.

3.2. Một số dịch vụ Networking

3.2.1 Load Balancing

– Có HTTP(S) và Network Load Balancing. – Tự động mở rộng thông qua các khu vực Compute Engine. – Một IP mở rộng, đơn giản hoá thiết lập DNS. – Điều khoản dựa trên sự mở rộng của các nhóm instance. – Network Load balancing cho TCP và lưu lượng UDP trong vùng CE. – Chỉ những instance tốt mới được xử lý lưu lượng.

3.2.2. Cloud DNS

– Full quyền quản lý, có khả năng mở rộng và khả dụng cao. – 100% SLA có sẵn. – Được lập trình để quản lý các vùng và các ghi chép bằng RESTful API. – Quản lý các vùng cho các dự án.

3.3. Một số dịch vụ Storage

3.3.1. Cloud Bigtable

– Khả năng mở rộng NoSQL lớn. – Dành cho những ứng dụng có lưu lượng làm việc lớn. – Độ trễ thấp và lưu lượng cao. – Truy xuất bằng Hbase API. – Tương thích với hệ sinh thái Hadoop – Phân quyền dựa trên các ACL. – Mã hoá dữ liệu.

3.3.2. Cloud Storage

– Khả năng mở rộng cao đối tượng không thay đổi / lưu trữ blob. – Độ trễ thấp, độ bền cao. – Nearline Storage được sử dụng để backup, lưu trữ. – Không giới hạn lưu trữ. – Tất cả các tùy chọn được truy cập thông qua cùng một API. – Có thể mount dưới dạng file hệ thống bằng cách sử dụng GCS

3.3.3. Cloud SQL

– Quản lý MySQL và PostgreSQL. – Có nhiều gói và chỉ thanh toán mỗi lần sử dụng. – Mở rộng theo chiều dọc sử dụng cho đọc và ghi. – Mở rộng theo chiều ngang chỉ sử dụng cho đọc. – Tích hợp liền mạch với App Engine và Compute Engine. – Dữ liệu tự động mã hoá.

3.3.4. Cloud Datastore

– Cơ sở dữ liệu NoSQL có thể mở rộng lên đến hàng tỷ dòng. – Full quyền quản lý dịch vụ. – Tự động xử lý Sharding và trùng lặp. – Hỗ trợ cho các giao thức ACID, truy vấn như câu lệnh SQL. – Tốc độ nhanh và khả năng mở rộng cao – Truy vấn từ mọi nơi thông qua RESTful API.

3.4. Một số dịch vụ Big Data

3.4.1. BigQuery

– Full quyền quản lý kho dữ liệu phân tích quy mô petabyte. – Tương tác gần như real-time với các tập dữ liệu khổng lồ. – Truy xuất bằng cú pháp SQL. – Quy mô lưu trữ và tính toán riêng. – Chỉ thanh toán cho phí lưu trữ và tính toán. – Lợi ích từ các điểm tích hợp được phát triển bởi các đối tác.

3.4.2. Cloud Dataflow

– Mô hình lập trình thống nhất để phát triển và thực thi các đường dẫn dữ liệu, có thể mở rộng và đáng tin cậy. – Hỗ trợ cho ETL, phân tích, tính toán real-time và tiến trình orchestration. – Xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng các Compute Engine instance. – Sử dụng mã nguồn mở Java để tuỳ chỉnh mở rộng. – Được các đối tác của GCP tích hợp và phát triển.

3.4.3. Cloud Dataproc

– Full quyền quản lý Hadoop, Spark, Pig, and Hive. – Các Dataproc cluster có thể được thay đổi kích cỡ bất kỳ lúc nào, ngay cả khi các công việc đang chạy. – Các cluster được thanh toán theo từng phút. – Các cluster có thể sử dụng các trường hợp được miễn thuế để giảm chi phí hơn nữa. – Sử dụng API và tích hợp với Google Cloud SDK.

3.4.4. Cloud Pub/Sub

– Khả năng scale và nhắn tin trung gian đáng tin cậy. – Dựa trên các công nghệ nền tảng của Google. – Bảo đảm “ít nhất một lần” giao nhận với độ trễ thấp. – Hỗ trợ giao nhận cả pull và push. – Được quản lý hoàn toàn và toàn cầu bằng cách tận dụng thiết kế của tất cả các vùng GCP. – Hỗ trợ cho người dùng offline.

3.5. Một số dịch vụ Machine Learning

3.5.1. Cloud Translate API

– API đơn giản để dịch chuỗi tùy ý sang bất kỳ ngôn ngữ được hỗ trợ nào. – Được lập trình để phát hiện ngôn ngữ của một tài liệu. – Hỗ trợ hàng chục ngôn ngữ. – Bản dịch chất lượng cao và có khả năng mở rộng cao. – Hỗ trợ Python, Java, Go và nhiều ngôn ngữ khác. – Sử dụng và thanh toán chi phí theo mỗi triệu kí tự được dịch.

3.5.2. Cloud Vision API

– Phân tích hình ảnh bằng các máy học mạnh mẽ. – Khả năng phân loại hình ảnh thành hàng nghìn danh mục. – Phát hiện các đối tượng và khuôn mặt riêng lẻ trong hình ảnh. – API cải thiện theo thời gian bằng cách xây dựng dựa trên thông tin chi tiết – Phát hiện các loại nội dung không phù hợp khác nhau. – Tự động phát hiện văn bản và ngôn ngữ trên văn bản đó.

3.5.3. Cloud Speech API

– Chuyển đổi âm thanh thành văn bản nhờ hệ thống các model. – Nhận biết hơn 80 ngôn ngữ và biến thể. – Khả năng lọc nội dung không phù hợp. – Trả về kết quả theo thời gian thực. – Tính năng loại bỏ tiếng ồn tích hợp cho nhiều môi trường. – API cải thiện theo thời gian bằng cách xây dựng dựa trên thông tin chi tiết.

IV. Giải pháp điện toán đám mây IBM SOFTLAYER

1. Tổng quan

  • Softlayer là nhà cung cấp cơ sở hạ tầng điện toán đám mây thuộc sở hữu tư nhân lớn nhất thế giới với 30.000 khách hàng đến từ 140 quốc gia. Nền tảng cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của Softlayer được xây dựng với 40 trung tâm dữ liệu đặt trên 15 quốc gia và 5 châu lục trên toàn cầu, quản lý hơn 100.000 thiết bị thuộc nhiều chủng loại khác nhau.
  • Với IBM Softlayer, các doanh nghiệp/ tổ chức có thể triển khai các dịch vụ điện toán đám mây trên các máy chủ vật lý dành riêng, máy chủ ảo (đám mây công cộng), hoặc sử dụng đám mây riêng. Bên cạnh đó, hệ thống mạng và lưu trữ cũng được tùy biến để hỗ trợ các mô hình đám mây riêng, đám mây công cộng hay đám mây lai trong một môi trường được tự động hóa ở mức độ cao với khả năng triển khai nhanh chóng và mở rộng tức thì.

2. Các dịch vụ do softlayer cung cấp

  • Cloud server: Cung cấp máy chủ vật lý cấu hình cao và máy chủ ảo linh động về cấu hình trong cùng một nền tảng hạ tầng trung tâm dữ liệu, mạng toàn cầu, cổng truy cập quản lý và tài khoản quản trị.
  • Cloud storage: Cung cấp khả năng lưu trữ đa dạng và linh động như Big Storage, Fast Storage, Attached Storage tùy theo yêu cầu về mức độ bảo mật, dự phòng, khả năng mở rộng…
  • Networking: Cung cấp một danh mục rộng lớn về các dịch vụ liên quan đến mạng để kiểm soát các kết nối đến và đi từ hạ tầng tùy thuộc vào khối lượng công việc của từng tổ chức/doanh nghiệp như: Dịch vụ nâng cấp đường truyền, Hệ thống cân bằng tải, Thiết bị bảo mật bên trong hoặc giữa các TTDL khác nhau…
  • Security: Cung cấp nhiều phương thức bảo vệ hạ tầng với nhiều lớp bảo mật khác nhau, phù hợp với các yêu cầu về mức độ an toàn bảo mật của từng tổ chức/doanh nghiệp.
  • Developer: Cung cấp cho các nhà phát triển ứng dụng bộ thư viện API (giao diện lập trình ứng dụng) hơn 3.400 phương thức giao tiếp lập trình và hơn 240 lệnh dịch vụ giúp gia tăng sự linh động trong quản trị và tính tương tác của ứng dụng đối với hạ tầng hệ thống.
  • Management: Cung cấp tính năng quản lý hạ tầng thông qua bộ thư viện API, Web portal hoặc ứng dụng trên điện thoại.

PaaS – Platform as a Service

Nền tảng như một dịch vụ. PaaS cung cấp một môi trường cho các nhà phát triển (developer) mà họ có thể xây dựng và sử dụng để tạo ra các ứng dụng có thể điều chỉnh và tiếp tục phát triển. Họ không cần quan tâm đến hệ thống network, storage, server, OS đang vận hành bên dưới.

Đặc điểm:

  • Được xây dựng trên công nghệ ảo hóa, đồng nghĩa nghĩa là tài nguyên sử dụng có thể dễ dàng được tăng hoặc giảm khi nhu cầu thay đổi
  • Cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để hỗ trợ phát triển, thử nghiệm và triển khai ứng dụng.
  • Nhiều người dùng có thể truy cập cùng một ứng dụng phát triển
  • Các dịch vụ web và cơ sở dữ liệu được tích hợp.

Ưu điểm:

  • Môi trường hỗ trợ nhiều ngôn ngữ khác nhau: Node.js, Java, Ruby, C#, Go, Python, or PHP tuy theo nhà cung cấp giải pháp cloud.
  • Có thể dễ dàng mở rộng
  • Linh hoạt sử dụng cho các library, framework.

Phù hợp cho:

  • Các startup về công nghệ đang cần build hệ thống và khả năng scale nhanh chóng.
  • Các doanh nghiệp về phần mềm cần phát triển ứng dụng nhanh và dễ mở rộng.

Ví dụ:

Google App Engine, Elastic Beanstalk – Amazon, Cloud Services – Azure, Openshift,…


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí