+2

Tìm hiểu các chứng chỉ AWS

Mayfest2023

Điện toán đám mây ở khắp mọi nơi. Hầu hết các dịch vụ trực tuyến chính sử dụng điện toán đám mây theo một cách nào đó. Điện toán đám mây cung cấp sức mạnh cho Facebook, Twitter, Netflix, iCloud, Google Drive và vô số dịch vụ hàng ngày khác.

Cùng đi tìm hiểu Cloud, AWS và các chứng chỉ AWS.

Đầu tiên đi tìm hiểu on-premise là gì?

On premise hay được biết đến là những phần cứng hay phần mềm tại chỗ. Đây là một giải pháp công nghệ hỗ trợ lưu trữ dữ liệu tại chỗ. Phần mềm trên On premise yêu cầu doanh nghiệp mua giấy phép hoặc bản sao của phần mềm, xây dựng hệ thống phần cứng để cung cấp dịch vụ.

Đặc điểm của on premise

  • Phần mềm sẽ được cài trên máy chủ và hoạt động trong môi trường công nghệ thông tin
  • On-premise cho phép doanh nghiệp có toàn quyền kiểm soát dữ liệu của mình.
  • Để truy cập phần mềm on-premise, doanh nghiệp truy cập thông qua các ứng dụng từ giao diện người dùng hoặc máy tính để bàn.

image.png

Ưu điểm của on-premise

  • Toàn quyền truy cập: Toàn bộ dữ liệu, sẽ được người dùng toàn quyền truy cập, kiểm soát và quản lý. Với những doanh nghiệp có nhu cầu bảo mật thông tin dữ liệu cao, chú trọng về quyền riêng tư có thể sử dụng phần mềm on-premise để hỗ trợ vận hành.
  • Chính sách và thủ tục bảo mật vô cùng chặt chẽ: Các dữ liệu của doanh nghiệp được lưu trữ trong trung tâm dữ liệu của riêng doanh nghiệp đó, không có sự can thiệp của bên thứ 3. Điều này giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý tốt tính bảo mật của mình.
  • Tính độc lập cao

Nhược điểm của on-premise

  • Chi phí đầu tư phần cứng và cơ sở hạ tầng đắt đỏ: Đây là các chi phí liên quan đến không gian, máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và các thiết bị liên quan. Thường mức chi phí cao hơn khá nhiều so với các loại phần mềm khác.
  • Cần đội ngũ IT chuyên nghiệp: Đối với các phần mềm On premise, doanh nghiệp cần có một đội IT support chuyên nghiệp. Đội ngũ IT sẽ có nhiệm vụ kiểm soát và quản lý những chính sách bảo mật do doanh nghiệp thiết lập.
  • Khó khăn cho việc truy cập: Phần mềm On premise không cần internet để truy cập, chính vì vậy khi muốn sử dụng phần mềm chỉ có thể truy cập từ văn phòng hoặc khu vực lân cận. Nếu muốn truy cập từ xa thì cần những bước thiết lập vô cùng phức tạp.
  • Có thể phát sinh chi phí trong quá trình vận hành: Những chi phí như phí cập nhật, điều chỉnh sẽ liên tục phát sinh nếu muốn phần mềm hoạt động ổn định hay cần thêm chức năng mới.

Điện toán đám mây là gì?

Điện toán đám mây là việc phân phối các tài nguyên CNTT theo nhu cầu qua Internet với chính sách thanh toán theo mức sử dụng. Thay vì mua, sở hữu và bảo trì các trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý, bạn có thể tiếp cận các dịch vụ công nghệ, như năng lượng điện toán, lưu trữ và cơ sở dữ liệu, khi cần thiết, từ nhà cung cấp dịch vụ đám mây như Amazon Web Services (AWS).

Các tổ chức thuộc mọi loại hình, quy mô và ngành hoạt động đang dùng dịch vụ đám mây cho nhiều trường hợp sử dụng, như sao lưu dữ liệu, khôi phục sau thảm họa, email, máy tính để bàn ảo, phát triển và kiểm thử phần mềm, phân tích dữ liệu lớn và ứng dụng web tương tác với khách hàng. Ví dụ: các công ty chăm sóc sức khỏe đang sử dụng dịch vụ đám mây để phát triển các phương pháp điều trị phù hợp hơn cho bệnh nhân. Các công ty dịch vụ tài chính đang sử dụng dịch vụ đám mây để tăng cường phát hiện và ngăn chặn gian lận theo thời gian thực. Và các nhà sản xuất trò chơi điện tử đang sử dụng dịch vụ đám mây để cung cấp các trò chơi trực tuyến cho hàng triệu người chơi trên toàn thế giới. GG driver, mail, office 365, ...

Trước đây muốn có một trang web hay một ứng dụng nào đó, các công ty đều phải có hệ thống server vật lý của riêng mình. Việc mua các thiết bị phần cứng đã tốn kém rồi, việc lắp đặt và cài cắm cho chúng hoạt động càng tốn thời gian hơn. Hơn nữa, việc vận hành vào bảo trì sẽ cần có nhân viên IT chuyên trách, khó khăn trong việc mở rộng khi lượng người dùng tăng cao, hay giảm xuống trong các giờ thấp điểm - Khả năng scale rất thấp. Túm lại là chi phí rất cao. Điện toán đám mây là giải pháp cho vấn đề này.

Các trang web và ứng dụng vận hành sử dụng front end và back end. Front end là phần mà bạn tương tác cùng, như tài khoản Facebook hoặc Google Drive. Back end là phần điện toán đám mây, chứa mã dịch vụ hoặc ứng dụng, dịch vụ giám sát, cơ sở dữ liệu, lưu trữ, v.v. Các nhà cung cấp điện toán đám mây lớn nhất có kho hàng khổng lồ chứa đầy các máy chủ chuyên cung cấp dịch vụ đám mây.Điều cốt lõi ở đây là điện toán đám mây có thể dễ dàng truy cập từ mọi nơi miễn là có kết nối internet. Dù bạn ở London hay Lebanon, một dịch vụ điện toán đám mây có thể cung cấp cùng một dịch vụ.

Lợi ích của điện toán đám mây

  • Nhanh chóng: Đám mây cho phép bạn dễ dàng tiếp cận nhiều công nghệ để bạn có thể đổi mới nhanh hơn và phát triển gần như mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng. Bạn có thể nhanh chóng thu thập tài nguyên khi cần–từ các dịch vụ cơ sở hạ tầng, như điện toán, lưu trữ, và cơ sở dữ liệu, đến Internet of Things, machine learning, kho dữ liệu và phân tích, v.v. Bạn có thể triển khai các dịch vụ công nghệ một cách nhanh chóng và tiến hành từ khâu ý tưởng đến khâu hoàn thiện nhanh hơn một vài cấp bậc cường độ so với trước đây. Điều này cho phép bạn tự do thử nghiệm, kiểm thử những ý tưởng mới để phân biệt trải nghiệm của khách hàng và chuyển đổi doanh nghiệp của bạn.
  • Quy mô linh hoạt: Với điện toán đám mây, bạn không phải cung cấp tài nguyên quá mức để xử lý các hoạt động kinh doanh ở mức cao nhất trong tương lai. Thay vào đó, bạn cung cấp lượng tài nguyên mà bạn thực sự cần. Bạn có thể tăng hoặc giảm quy mô của các tài nguyên này ngay lập tức để tăng và giảm dung lượng khi nhu cầu kinh doanh của bạn thay đổi.
  • Tiết kiệm chi phí: Nền tảng đám mây cho phép bạn thay thế các khoản chi phí cố định (như trung tâm dữ liệu và máy chủ vật lý) bằng các khoản chi phí biến đổi, đồng thời chỉ phải trả tiền cho tài nguyên CNTT mà bạn sử dụng. Bên cạnh đó, chi phí biến đổi cũng sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí bạn tự trang trải do tính kinh tế theo quy mô.
  • Triển khai trên toàn cầu chỉ trong vài phút: Với đám mây, bạn có thể mở rộng sang các khu vực địa lý mới và triển khai trên toàn cầu trong vài phút. Ví dụ: AWS có cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới, vì vậy, bạn có thể triển khai ứng dụng của mình ở nhiều địa điểm thực tế chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Đặt các ứng dụng gần hơn với người dùng cuối giúp giảm độ trễ và cải thiện trải nghiệm của họ.

Các loại điện toán đám mây

  • Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS): IaaS chứa các khối xây dựng cơ bản cho đám mây CNTT. IaaS thường cung cấp quyền truy cập vào các tính năng mạng, máy tính (ảo hoặc trên phần cứng chuyên dụng) và không gian lưu trữ dữ liệu. IaaS đem đến cho bạn mức độ linh hoạt cũng như khả năng kiểm soát quản lý tài nguyên CNTT cao nhất. IaaS gần giống nhất với các tài nguyên CNTT hiện tại mà nhiều bộ phận CNTT và nhà phát triển hiện nay rất quen thuộc.
  • Nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS): PaaS giúp bạn không cần quản lý cơ sở hạ tầng ngầm của tổ chức (thường là phần cứng và hệ điều hành) và cho phép bạn tập trung vào công tác triển khai cũng như quản lý các ứng dụng của mình. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn do bạn không cần phải lo lắng về việc thu mua tài nguyên, hoạch định dung lượng, bảo trì phần mềm, vá lỗi hay bất kỳ công việc nặng nhọc nào khác có liên quan đến việc vận hành ứng dụng.
  • Phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS): SaaS cung cấp cho bạn sản phẩm hoàn chỉnh được nhà cung cấp dịch vụ vận hành và quản lý. Trong hầu hết các trường hợp, khi nhắc đến SaaS, mọi người thường nghĩ đến ứng dụng dành cho người dùng cuối (chẳng hạn như email trên nền tảng web). Với SaaS, bạn không cần phải nghĩ cách duy trì dịch vụ hoặc cách quản lý cơ sở hạ tầng ngầm. Bạn sẽ chỉ cần nghĩ cách bạn sẽ sử dụng phần mềm cụ thể đó.

Onpremise và Cloud

Cloud hay điện toán đám mây càng ngày càng trở nên phổ biến. Nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây sẽ lưu trữ tất cả các dữ liệu của công ty. Máy chủ dựa trên điện toán đám mây sử dụng công nghệ ảo để lưu trữ các ứng dụng của công ty. Cloud cũng được xem là phần mềm off premise. Chính vì vậy, điện toán đám mây sẽ có những đặc trưng riêng biệt so với on premise. Bảng dưới đây sẽ chỉ ra những điểm khác biệt đó

image.png

Yếu tố On Premise Cloud
Triển khai Tài nguyên được triển khai nội bộ và trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm duy trì giải pháp và tất cả các quy trình liên quan của nó. Tài nguyên được lưu trữ tại cơ sở của bên cung cấp dịch vụ. Doanh nghiệp có thể truy cập và sử dụng dữ liệu tại bất cứ thời điểm nào
Chi phí Doanh nghiệp chịu trách nhiệm về chi phí liên tục của phần cứng máy chủ, mức tiêu thụ điện năng và không gian Doanh nghiệp trả tiền cho mức tài nguyên mà họ sử dụng mà không phải trả chi phí bảo trì, chi phí sẽ được điều chỉnh tăng giảm tùy thuộc vào mức độ tiêu thụ
Kiểm soát Doanh nghiệp lưu trữ tất cả dữ liệu và hoàn toàn kiểm soát các hoạt động liên quan đến dữ liệu Dữ liệu và mã khóa được lưu trữ tại bên cung cấp dịch vụ.
Bảo mật Phần mềm trên on – premise mang tới mức độ bảo mật và quyền riêng tư cao, sẽ phù hợp sử dụng cho các công ty hay tổ chức có thông tin dữ liệu nhạy cảm, không thể để lộ: chính phủ, ngân hàng Vấn đề bảo mật vẫn khá nan giải trong môi trường điện toán đám mây, bên cung cấp dịch vụ cần đảm bảo về sự bảo mật thông tin tuyệt đối đối với khách hàng của mình

AWS là gì?

Amazon Web Services (AWS) là giải pháp đám mây toàn diện và được sử dụng rộng rãi nhất, cung cấp trên 200 dịch vụ đầy đủ tính năng từ các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới. Hàng triệu khách hàng – bao gồm các công ty khởi nghiệp tăng trưởng nhanh nhất, các tập đoàn lớn nhất cũng như các cơ quan hàng đầu của chính phủ – đều tin tưởng vào AWS để giảm chi phí, trở nên linh hoạt hơn và đổi mới nhanh hơn.

AWS gồm những dịch vụ gì?

Để nói về các dịch vụ của AWS thì 1 vài bài không thể hết được. AWS cũng cấp quá trời các dịch vụ.

image.png

Thế nên khi chúng ta làm tới dịch vụ nào thì tìm hiểu. Trên doc của AWS có ghi chi tiết.

Chứng chỉ AWS

Tại sao nên học AWS:

  • AWS là nền tảng đám mây phát triển nhanh nhất thế giới
  • Các doanh nghiệp đang có xu hướng lựa chọn AWS
  • Kỹ sư AWS là một trong những công việc có thu nhập cao và thời gian làm việc linh hoạt
  • Tính linh hoạt và khả năng mở rộng
  • Tài liệu phong phú
  • Cộng đồng lớn mạnh
  • ...

Các chứng chỉ AWS image.png

  • Foundational (Cơ bản): Cần có ít nhất 6 tháng kinh nghiệm ở vị trí bất kì với kiến thức cơ bản về AWS Cloud.
  • Associate (Hội viên): Có khoảng 1 năm kinh nghiệm giải quyết vấn đề và triển khai giải pháp sử dụng AWS Cloud.
  • Professional (Chuyên Nghiệp): Có ít khoảng 2 năm kinh nghiệm toàn diện trong việc thiết kế, vận hành và các giải pháp khắc phục sự cố sử dụng AWS Cloud.
  • Specialty (Chuyên môn): Có kinh nghiệm kỹ thuật làm việc với AWS Cloud trong lĩnh vực chuyên môn nhất định.

Cer 1. AWS Certified Cloud Practitioner

Bài thi The AWS Certified Cloud Practitioner examination dành cho những cá nhân có kiến thức và kĩ năng cần thiết để chứng minh việc hiểu tổng thể về AWS Cloud, độc lập với các vai trò kỹ thuật cụ thể được chứng nhận bởi các chứng chỉ khác. Bài thi diễn ra tại trung tâm khảo thí hoặc từ nơi thoải mái và tiện lợi như ở nhà hoặc văn phòng với kì thi trực tuyến.

Trở thành AWS Certified Cloud Practitioner là một khuyến nghị, và tùy chọn để hướng tới đạt được Associate-level (cấp độ hội viên) hoặc Specialty certification (cấp độ chuyên môn).

Những ai nên tham gia kỳ thi này?

  • Không có nền tảng CNTT và mong muốn khám phá công việc trên Đám mây AWS
  • Đảm nhận vai trò chuyên gia phân tích bán hàng/tiếp thị/kinh doanh muốn giao tiếp hiệu quả hơn với các bên liên quan và khách hàng về Đám mây AWS
  • Đảm nhận vai trò CNTT hoặc đám mây tại chỗ, nhưng chưa có kinh nghiệm về Đám mây AWS và cần hướng dẫn cơ bản trước khi đi sâu vào (các) Chứng nhận AWS theo vai trò

Những nội dung bạn sẽ tìm hiểu

  • Hiểu biết cơ bản về các dịch vụ CNTT và cách sử dụng những dịch vụ đó trên Đám mây AWS
  • Kiến thức về các dịch vụ AWS cốt lõi và các trường hợp sử dụng, mô hình thanh toán và định giá, các khái niệm bảo mật và cách đám mây tác động đến doanh nghiệp của bạn

Các bạn có thể bỏ qua luôn chứng chỉ này để thi các chứng chỉ cao hơn.

Cer 2. AWS Certified Solutions Architect – Associate

Bài thi AWS Certified Solutions Architect – Associate dành cho những người muốn thực hiện vai trò kiến trúc sư giải pháp và có một năm kinh nghiệm hoặc nhiều hơn trong việc thiết kế các hệ thống phân tán khả dụng, tiết kiệm chi phí, và có hệ thống phân phối mở rộng cao trên AWS.

Chứng nhận AWS Certified Solutions Architect – Associate thể hiện kiến thức và kỹ năng về công nghệ AWS trên nhiều dịch vụ AWS. Chứng nhận này chú trọng vào thiết kế của các giải pháp tối ưu chi phí và hiệu năng, thể hiện sự am hiểu về Khung AWS Well-Architected. Chứng nhận này có thể nâng cao hồ sơ nghề nghiệp và thu nhập của các cá nhân được chứng nhận, đồng thời gia tăng uy tín và sự tự tin của bạn khi tương tác với những bên liên quan và khách hàng.

Những ai nên tham gia kỳ thi này?

  • Kinh nghiệm về công nghệ AWS.
  • Kinh nghiệm dày dạn về CNTT tại chỗ cùng hiểu biết về ánh xạ tại chỗ lên đám mây.
  • Kinh nghiệm làm việc trong các dịch vụ đám mây khác.

Những nội dung bạn sẽ tìm hiểu

  • Kiến thức và kỹ năng về các dịch vụ điện toán, liên kết mạng, lưu trữ và cơ sở dữ liệu của AWS cũng như các dịch vụ triển khai và quản lý AWS.
  • Kiến thức và kỹ năng về triển khai, quản lý và vận hành khối lượng công việc trên AWS cũng như triển khai các yêu cầu tuân thủ và kiểm soát bảo mật.
  • Kiến thức và kỹ năng về sử dụng Bảng điều khiển quản lý AWS và Giao diện dòng lệnh (CLI) AWS Am hiểu Khung AWS Well-Architected, liên kết mạng AWS, các dịch vụ bảo mật và cơ sở hạ tầng toàn cầu của AWS.
  • Khả năng xác định những dịch vụ AWS nào đáp ứng một yêu cầu kỹ thuật nhất định và để xác định các yêu cầu kỹ thuật cho một ứng dụng dựa trên AWS.

Cer 3. AWS Certified Developer - Associate

Kỳ thi Nhà phát triển được chứng nhận AWS - Cấp độ Hội viên dành cho các cá nhân thực hiện vai trò phát triển và có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm thực tế về phát triển và duy trì ứng dụng dựa trên AWS.

Những ai nên tham gia kỳ thi này?

  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò nhà phát triển với kiến thức chuyên sâu về ít nhất một ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • Kinh nghiệm về công nghệ AWS.
  • Kinh nghiệm dày dạn về CNTT tại chỗ cùng hiểu biết về ánh xạ tại chỗ lên đám mây.
  • Kinh nghiệm làm việc trong các dịch vụ đám mây khác.

Cer 4. AWS Certified SysOps Administrator - Associate

Kỳ thi Quản trị viên điều phối hệ thống được chứng nhận AWS – Cấp độ Hội viên dành cho các quản trị viên hệ thống giữ vai trò vận hành hệ thống, có ít nhất 1 năm kinh nghiệm về triển khai, quản lý và vận hành trên AWS.

Những ai nên tham gia kỳ thi này?

  • Kinh nghiệm làm việc trong vai trò quản trị viên hệ thống.
  • Kinh nghiệm về công nghệ AWS.
  • Kinh nghiệm dày dạn về CNTT tại chỗ cùng hiểu biết về ánh xạ tại chỗ lên đám mây.
  • Kinh nghiệm làm việc trong các dịch vụ đám mây khác.

Những nội dung bạn sẽ tìm hiểu

  • Kinh nghiệm của bạn trong việc triển khai, quản lý và vận hành khối lượng công việc trên AWS cũng như việc triển khai các yêu cầu tuân thủ và kiểm soát bảo mật.
  • Sự quen thuộc với việc sử dụng cả Bảng điều khiển quản lý AWS và Giao diện dòng lệnh (CLI) AWS .
  • Hiểu biết về Khung kiến trúc tối ưu AWS cũng như các dịch vụ mạng và bảo mật AWS.

Cer 5. AWS Certified Solutions Architect – Professional

Chứng chỉ dựa trên vai trò xác thực các kỹ năng và kiến thức nâng cao cần thiết để thiết kế các ứng dụng an toàn, được tối ưu hóa và hiện đại hóa, cũng như để tự động hóa các quy trình trên AWS. Nên có 2 năm kinh nghiệm về AWS Cloud.

Những ai nên tham gia kỳ thi này?

  • Làm quen với AWS CLI, API AWS, mẫu AWS CloudFormation, Bảng điều khiển thanh toán AWS, Bảng điều khiển quản lý AWS, một ngôn ngữ viết tập lệnh cùng mội trường Windows và Linux.
  • Khả năng đưa ra hướng dẫn thực hành tốt nhất về thiết kế kiến trúc trên nhiều ứng dụng và dự án của doanh nghiệp cũng như khả năng vạch ra các mục tiêu kinh doanh đối với yêu cầu về ứng dụng/kiến trúc. Khả năng đánh giá các yêu cầu của ứng dụng đám mây và đưa ra khuyến nghị về kiến trúc cho khâu thực thi, triển khai và cung cấp ứng dụng trên AWS.
  • Khả năng thiết kế một kiến trúc kết hợp bằng các công nghệ chính của AWS (ví dụ như VPN, AWS Direct Connect) cũng như quy trình triển khai và tích hợp liên tục.

Cer 6. AWS Certified DevOps Engineer – Professional

Chứng chỉ dựa trên vai trò xác thực các kỹ năng và kiến thức nâng cao cần thiết để thiết kế các ứng dụng an toàn, được tối ưu hóa và hiện đại hóa, cũng như để tự động hóa các quy trình trên AWS. Nên có 2 năm kinh nghiệm về AWS Cloud.

Những ai nên tham gia bài thi này?

  • Kinh nghiệm phát triển mã bằng ít nhất một ngôn ngữ lập trình bậc cao; xây dựng cơ sở hạ tầng có mức độ tự động hóa cao và quản lý hệ điều hành.
  • Nắm bắt các quy trình và phương pháp phát triển cũng như vận hành hiện đại.
  • Khả năng triển khai và quản lý các hệ thống cũng như phương pháp phân phối liên tục trên AWS.
  • Khả năng triển khai và tự động hóa các biện pháp kiểm soát bảo mật, quy trình quản trị và xác thực tuân thủ.
  • Khả năng xác định cũng như triển khai các hệ thống theo dõi, chỉ số và ghi nhật ký trên AWS.

Cer 7. Các chứng chỉ Specialty khác

Tham khảo


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí