0

Thực tế ảo - Sự phóng đại hay Tương lai thực sự

1. Giới thiệu chung

Công nghệ thực tế ảo (VR) đã ra mắt và đưa vào ứng dụng thực tế hàng thập kỷ nay và chúng ta đã có thể nói nó đã chuyển mình từ chỗ chỉ là khoa học viễn tưởng sang ứng dụng thực tế. Tuy nhiên nó vẫn được xem như một công nghệ mới và chưa được chấp nhận rộng rãi. Vậy đâu là điều đã không diễn ra như mong đợi.

Nhiều chuyên gia đã từng tin rằng đến năm 2016, thực tế ảo và thực tế tăng cường sẽ đạt mốc 4.4 tỷ đô la, tuy nhiên nó chỉ đạt mức 1.8 tỷ đô la và chỉ được chấp nhận ở mức 6% ở Mỹ. Trong khi đó, điện thoại thông minh chỉ mất 10 năm để đạt mức chấp nhận ít nhất 40% ở Mỹ.

Con số thống kê ở trên không hẳn là một sự chết yểu hay u ám đối với công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường. Bởi hiện tại nhiều quỹ đầu tư và công ty công nghệ đang đầu tư số lượng lớn vào công nghệ này. Trong năm 2016, 2,3 tỷ đô la đã được đầu tư.

Nhìn về khía cạnh thực tế, công nghệ thực tế ảo đang cung cấp nền tảng cho việc phát triển các công nghệ khác như Trí tuệ nhân tạo, Thế giới kết nối vạn vật hay thậm chí là phát triển những mô hình 3D. Về thương mại, nó được ứng dụng ngày càng nhiều hơn trong các lĩnh vực từ buôn bán, mua sắm hàng hóa đến những một số nội dung ảo đang được sử dụng hỗ trợ việc phát sóng hàng ngày trên truyền hình, cũng như hỗ trợ trong việc kiểm tra mức độ nhạy cảm cũng như phản ứng của cơ thể.

2. Khái niệm cụ thể về Thực tế ảo (Virtual Reality (VR)), Thực tế tăng cường (Augmented Reality (AR)) và Thực tế pha trộn (Mixed Reality (MR))

2.1. Thực tế ảo (Virtual Reality (VR))

Thực tế ảo là một sự mô phỏng nhân tạo do máy tính sinh ra hoặc sáng tạo lại một môi trường hoặc điều kiện trong cuộc sống thực tế. Nó khiến người dùng đắm chìm bằng cách làm họ cảm thấy như họ đang được trải nghiệm thực tế thông qua tương tác đến những cử chỉ, hành động của người dùng, và thậm chí là những gì họ nhìn thấy, nghe được. Ví dụ công nghệ này có thể sử dụng trong việc mô phỏng bay cho việc đào tạo phi công lái máy bay hoặc trải nghiệm thực tế của việc bị giam hãm trong một nhà tù suốt 23 giờ. Những mô phỏng này đã được phát triển bởi The Guardian.

2.2. Thực tế tăng cường (Augmented Reality (AR))

Thực tế tăng cường là một kỹ thuật hỗ trợ máy tính thêm những lớp nâng cao đến một môi trường thực tế giúp nâng cao trải nghiệm thực tế, thậm chí có khả năng tương tác với chúng. Công nghệ thực tế tăng cường chủ yếu được ứng dụng trong các ứng dụng và được sử dụng trên những thiết bị di động. Những ứng dụng này có thể kể đến như Google Glass, Pokémon Go hay Amikasa.

2.3. Thực tế pha trộn (Mixed Reality (MR))

Thực tế pha trộn, hay còn được gọi là thực tế lai, là sự pha trộn của thế giới thực và thế giới ảo, để sịnh ra một môi trường mới nơi có sự pha trộn của những yếu tố vật lý và những yếu tố số hóa, và hỗ trợ người dùng tương tác trong thời gian thực. Một ứng dụng thực tế có thể kể đến như Tilt Brush của Google, cho phép người dùng vẽ trong không gian 3D với sự hỗ trợ của thực tế ảo.

3. Phân tích những ứng dụng sử dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường

Trong phần này, chúng ta sẽ đi vào phân tích chi tiết những ứng dụng sử dụng thực tế ảo và thực tế tăng cường, qua đó chỉ ra những đặc điểm cốt lõi, những thuận lợi, những trường hợp sử dụng cụ thể và cả những giới hạn của chúng. Qua đó phân tích đâu là tương lai cho những ứng dụng này. Chúng ta cũng cần chú ý rằng, trong hầu hết các trường hợp, những kỹ thuật này không đứng đơn lẻ một mình mà song song hoặc được tích hợp với các phương thức đang tồn tại. Ví dụ, thực tế tăng cường có thể được sử dụng như một lớp khác, để mang một báo cáo hoặc dữ liệu đến cuộc sống bằng cách sáng tạo một môi trường ảo, ví dụ bằng cách phủ thêm những phần tử ảo lên trên những sản phẩm vật lý.

3.1. Những ứng dụng trải nghiệm mua sắm

Những ứng dụng này thông thường thu hút khách hàng vào một siêu thị, trung tâm thương mại hoặc thậm chí là những đại lộ ảo với đầy đủ các mặt hàng. Với các ứng dụng này, người sử dụng có thể di chuyển và tương tác với môi trường, chọn từng sản phẩm từ khay hàng, thậm chí có thể ngửi hoặc nghe âm thanh phát ra từ chúng. Chúng ta cũng có thể được hỗ trợ việc tìm kiếm, chỉ đường đến những sản phẩm cụ thể nào đó hoặc biết được các chương trình khuyến mại liên quan, cũng như một số khuyến cáo dựa trên kinh nghiệm và thói quen sử dụng mà ứng dụng thu thập được. Ứng dụng cũng có thể giúp trả lời nhanh những câu hỏi như “Làm cách nào tôi có thể di chuyển nhanh nhất qua những mặt hàng tôi quan tâm”, “Mức độ quan tâm của khách hàng đối với từng mặt hàng trong cửa hàng”.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những phương pháp này rất dễ dàng được nhân rộng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ví dụ, ban đầu chúng ta có thể áp dụng và thử nghiệm những ứng dụng mua sắm này với những cửa hàng nhỏ và một nhóm nhỏ khách hàng, sau đó mở rộng lên những số lượng khách hàng lớn hơn và cửa hàng lớn hơn. Thứ mà chúng ta cần quan tâm duy nhất là không gian và phần cứng (những tai nghe hỗ trợ thực tế ảo và những máy tính).

Hiện nay, rất nhiều công ty đang bắt đầu phát triển dựa trên hình thức ứng dụng thực tế ảo theo cách thức đã nêu ở trên và chia sẻ nó ra khắp toàn cầu chứ không giới hạn ở văn hóa hay biên giới địa lý. Điều đó có nghĩa là những nhóm phát triển ở Việt Nam hoàn toàn có khả năng phát triển một môi trường mua sắm ảo phục vụ cho thị trường Anh Quốc hoặc Mỹ. Trong tương lai, những nhà nghiên cứu sẽ có thể phát triển thêm các môi trường đa cảm biến, có khả năng tương thích và đáp ứng với nhiều yêu cầu và môi trường khác nhau, dựa trên những dữ liệu đã thu thập được và những phân tích nâng cao đi kèm.

3.2. Ứng dụng trong việc test sản phẩm

Chúng ta có thể ngay lập tức có thể nhận ra những thuận lợi khi sử dụng thực tế ảo trong việc test sản phẩm. Chúng ta có thể sử dụng thực tế ảo để mang những thiết kế mới đến cuộc sống bằng cách mô phỏng chúng trong những môi trường ảo khác nhau và kiểm tra chúng với khách hàng trước khi chúng được phát triển dưới các dạng vật lý. Bạn cũng có thể sử dụng thực tế tăng cường để phủ những dạng vật thể số như thông tin, hình ảnh lên trên những sản phẩm đang tồn tại. Nó cũng giúp trả lời các câu hỏi “Những thành phần nào trong thiết kế gây ấn tượng đối với khách hàng” và “Làm cách nào để chúng ta có thể tối ưu các gói thiết kế và làm điều này trong thế giới thực” hay “Làm thế nào chúng ta có thể tạo ra nhiều cảm giác nhất đối với sản phẩm”. Chúng ta có thể kết hợp công nghệ thực tế ảo với công nghệ phân tích võng mạc để tìm ra điều gì khiến người dùng và khách hàng ấn tượng với sản phẩm.

Một thuật lợi rõ ràng của việc sử dụng công nghệ thực tế ảo là nó có thể chuyển dịch đến bất kỳ đất nước nào, với các văn hóa khác nhau, và chỉ cần đến một tai nghe và điện thoại.

3.3. Ứng dụng trong việc mô phỏng nội dung

Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những nội dung của thực tế ảo đang phát triển mạnh từ những trò chơi đến những quảng cáo, những chương trình truyền hình, những tài liệu, phim ảnh. Bởi vậy, chúng ta cần hiểu rõ những nội dung gì gây ấn tượng đối với người dùng. Thực tế ảo có thể giúp trả lời câu hỏi “Kiểu nội dung nào là hấp dẫn nhất và thích hợp nhất với một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể” hay “Làm cách nào để kiểm tra nhanh nhiều quảng cáo một lúc trong điều kiện thực tế”.

Điều cốt lõi vẫn là thực tế ảo cần nắm bắt được cách mà mọi người đang sử dụng nó tại nhà của họ, dựa trên một hệ thống đa cảm biến có sự kết hợp với thực tế tăng cường và qua đó đến gần hơn những điều người dùng mong muốn.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí