+2

Threading trong Swift và ứng dụng của nó.

Threading trong lập trình iOS là một khái niệm khá khó để tiếp cận cho những người mới khi bắt đầu làm quen với Swift và iOS. Dưới đây là 1 vài mẹo nhỏ để bạn có thể hiểu dễ dàng, cơ bản khi tiếp xúc với Threading thông qua GCD(Grand Central Dispatch)

  • Hiểu đơn gỉan, threading là việc bạn quản lý những tác vụ nào ưu tiên trong app. Làm cho nhưng dòng code bạn viết ra chạy nhanh hơn thì rất là tuyệt, nhưng nó sẽ còn tuyệt hơn nữa nếu những user của bạn nhận thức được cái app của bạn chạy nhanh vcl ra so với các app khác.

  • Là 1 lập trình viên thì mục tiêu của chúng ta luôn là ưu tiên về UX và UI (những thứ mà user có thể thấy và tương tác), nó sẽ 1 phần nào đó làm cho user nghĩ rằng: "À đù, app này chạy nhanh và xử lý tốt vãi ra". Đừng bao giờ để user phải đợi load 1 thứ gì đó lên màn hình quá lâu nhưng mà thứ đó họ lại không quan tâm lắm.

1. Chỉ sử dụng Main Thread cho việc update các views

Đây là cách đơn giản nhất để tránh các sự cố không ngờ tới. Bạn phải chắc chắn rằng các views và giao diện của bạn không bị blocked (hiểu như không bị ảnh hưởng) bởi những việc khác trên Main Queue. Dưới đây là vd nè:

// DO NOT do this
        DispatchQueue.main.async {
            // hàm requestSomething sẽ lấy data reponse từ server về
            self.requestSomething()
            self.view.backgroundColor = .red
        }
        
// DO this
        let queue = DispatchQueue(label: "myQueue")
        queue.async {
            self.requestSomething()
        }
        DispatchQueue.main.async {
            self.view.backgroundColor = .red
        }

Bằng việc chỉ update các UI qua Main Thread, bạn sẽ chắc chắn rằng user sẽ không bị blocked từ việc load 1 cái gì đó hay vâng vâng mây mây. Luôn luôn tránh việc gọi các function có thể gây ảnh hưởng như load data, hình ảnh, trên Main Thread.

2. Hiểu các độ ưu tiên (QoS) trong GCD

Apple cung cấp cho chúng ta một vài độ ưu tiên để gắn cho sự kiện trong iOS. Những sự kiên có độ ưu tiên cao hơn sẽ được thực thi ngay lặp tức trong khi những độ ưu tiên thấp hơn sẽ được thực thi khi mà hệ thống đã được giải phóng 1 tí tài nguyền. Dưới đây là bảng độ ưu tiên từ cao tới thấp tôi lấy từ document của Apple

Việc tạo queue với độ ưu tiên cũng khá dễ dàng. Bạn chỉ cần truyền tham số cho label hiểu như là tên của queue và độ ưu tiên bạn muốn là xong

let queue = DispatchQueue(label: "myQueue", qos: .utility)

3. Nắm rõ bạn đang ở thread nào

Để biết bạn đang ở thread nào thì chỉ đặt dòng log Thread.current là được

func requestSomething() {
        print("Current thread in \(#function) is \(Thread.current)")
}
// Current thread in requestSomething() is <NSThreadL 0x283e83681>{number = 3, name = (null)}

Với cách này thì bạn có thể thấy chính xác độ ưu tiên của function đang chạy. Ngoài ra thì bạn còn có thể check bạn có đang ở trên Main Thread không bằng cách log Thread.current.isMainThread

4. Xác định trong đầu gần như lúc nào cũng nên xài async

Đây là 1 trong những cách tốt nhất để tránh vấn đề khi dùng threading nhưng nhiều lúc nó cũng có tác dụng phụ. Có rất nhiều lợi ích khi bạn dùng sync trong 1 số trường hợp nào đó, nhưng với những bạn là dân nghiệp dư mới bắt đầu học iOS thì tốt nhất nên tránh dùng ông này.

KHÔNG BAO GIỜ được gọi sync ở Main DispatchQueue:

DispatchQueue.main.sync {
     self.updateUI()
}

Và 1 lưu ý nhỏ nữa là nên tránh dùng sync trên .userInteractive Queue bởi vì nó có cùng độ ưu tiên với Main Queue.

5. Một vài trang khá hay để bạn tìm hiểu về Threading:


Cám ơn các bạn đã theo dõi. 😄 bài này có vài từ khá khó hiểu khi dịch sát nghĩa nên mình chỉ ráng cố gắng hết sức mình để các bạn dễ hiểu nhất có thể.

Nguồn bài viết: https://medium.com/@gabriel_lewis/threading-in-swift-simply-explained-5c8dd680b9b2


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí