+1

Thiết lập tìm kiếm ở trong site để nắm bắt nhu cầu của người sử dụng

Trong Google Analytics bạn có thể lấy keyword đã thực hiện tìm kiếm ở trong site và phân tích.

Keyword đã thực hiện tìm kiếm ở trong site do user nhập vào thường là từ khóa ở trong nội dung muốn tìm.

Ở bài viết này, tác giả sẽ giới thiệu cho chúng ta về tính cần thiết của việc lấy dữ liệu tìm kiếm ở trong site cũng như các phương pháp thiết lập.

Để nắm được nhu cầu của người sử dụng chúng ta cần phải biết được dữ liệu tìm kiếm ở trong site là những gì.

1. Dữ liệu tìm kiếm ở trong site cần phải biết được “user muốn biết điều gì”

Bạn hãy hình dung bản thân đang mua hàng trên trang Amazon hay rakuten,... Khi đó, bạn muốn tìm món đồ bản thân muốn mua thì việc đầu tiên là bạn sẽ thực hiện tìm kiếm ở trong site.

Ví dụ: ở trên site EC có rất nhiều keyword liên quan đến “shirt”, nếu khi bạn tìm kiếm mà không có sản phẩm nào mà site của bạn có thể gợi ý đến những sản phẩm liên quan thì doanh thu của bạn sẽ có khả năng được tăng lên.

Như vậy, site của bạn cần phải nắm được thứ mà người sử dụng đang tìm kiếm và thực hiện tìm kiếm thứ đó.

2. Nắm được “thực hiện search ở trang nào nhiều?”

Nếu có 1 trang nào có đầy đủ các thông tin mà người sử dụng muốn tìm kiếm thì đó là một việc khá lý tưởng tuy nhiên thông thường hiếm xảy ra trường hợp này.

Thông thường chúng ta thường tìm kiếm thông tin từ nhiều trang khác nhau chính vì vậy để tránh bị trùng lặp, trang của bạn cần phải nắm được là nó đang thực hiện tìm kiếm ở trang nào, đang tìm kiếm thông tin gì, ...

Khi bạn nhập keyword, bạn sẽ thấy hiển thị danh sách các page đã thực hiện tìm kiếm ở trong khung màu đỏ. Khi lựa chọn page ở trong khung bạn sẽ thấy các keyword được tìm kiếm ở page đó được hiển thị.

Phương pháp lấy keyword search ở trong site thông qua Google Analytics

Từ Analytics setting/ アナリティクス設定 trong google analytics chọn “View setting/ ビュー設定”

① Chuyển trạng thái của “Tracking search in site/ サイト内検索のトラッキング” củtrong “Setting search in site/サイト内検索の設定” ở phía dưới page được hiển thị sang trạng thái ON

② Sau đó, thiết lập query parameters khi thực hiện search trong trang.

Vì site thiết lập lần này là

http://〜〜〜〜.jp/?s=クエリ

Nên nhập “s” vào query parameters.

③ Ở report của URL trên Google Analyst, nếu không chia URL theo từng query thì sẽ gắn check kèm theo.

Ví dụ:

http://〜〜〜〜.jp/?s=クエリ
http://〜〜〜〜.jp/?s=キーワード

④ Nếu muốn phân loại theo từng category trong phần search ở site thì cho phần này chuyển sang trạng thái ON. Khi ON ⑤ sẽ được hiển thi.

⑤ Khi chỉ định category parameter ở đây thì bạn có thể hiển thị report theo từng category parameter. Nếu chỉ định nhiều thì hãy chia bằng “comma”.

Sau khi hoàn thành xong, click save để lưu lại. Khi click save thì màn hình sẽ không thay đổi gì mà kết thúc luôn. Khi này, chúng ta hãy chờ 1 lúc để dữ liệu được lưu lại.

Report search in site

Report keyword đã được nhập ở phần search

Action/ 行動> Search/ サイト内検索> Keyword search/ サイト内検索キーワード

Có thể được thấy ở trên.

Các mục report

  • Tổng hợp số lần search

  • Số lượng view vào trang kết quả/ search

  • Tỷ lệ bị out of service do search

  • Tỷ lệ search lại

  • Thời gian sau khi search

  • Tần suất search bình quân

Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu từng hạng mục trên:

Tổng hợp số lần search

Là tổng số lần đã thực hiện search ở trong site.

Mục này giúp chúng ta có thể nắm được nhu cầu tìm kiếm ở trong site thông qua các keyword. Mỗi lần truy cập sẽ không bao gồm việc search trùng lặp cùng 1 keyword.

Số lượng view vào trang kết quả/ search

Là số lượng view các trang trong list kết quả search./ Số lần search trong trang.

Tỷ lệ bị out of service do search

Là số lần bị out khỏi trang sau khi thực hiện search/ số lần search

Tỷ lệ thực hiện search lại

Là số lần thực hiện search lại sau khi search/ số lần search

Thời gian sau khi search

Thời gian lưu lại trang sau khi search

Tần suất search bình quân Bình quân số lượng view page từ list kết quả search tại session search

Lời kết

Hiện nay việc lấy các keyword search của các user sử dụng trên Yahoo, Google là rất khó nên để biết được nhu cầu của người dùng thông qua các keyword search trên trang là khá cần thiết. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp ích phần nào cho các bạn.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí