0

The lifecycle of a SwiftUI view.

  • Một trong những điều khác biệt của SwiftUI với những người tiền nhiệm như UIKit, AppKit là các view chủ yếu được khai báo dưới dạng value type như struct thay vì class.

  • Đây là một trong những thay đổi trong thiết kế kiến trúc khiến API SwiftUI hoạt động nhẹ nhàng, linh hoạt. Thay đổi này đôi khi khiến cho những developer trong đó có tôi thường xuyên nhầm lẫn vì các kiến thức lập trình hướng đối tượng đã sử dụng từ trước.

  • Vì vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng dành thời gian để nghiên cữu một cách cẩn thận, kỹ lưỡng hơn về ý nghĩa, cách sử dụng của SwiftUI trong cách khai báo, tương tác với UI và hơn nữa là tìm cách để có thể tìm ra các phương pháp mới tốt hơn việc sử dụng UIKit, AppKit trong các project mới.

1/ Vai trò của property body:

  • Property body trong View Protocol có lẽ là điều khó hiểu nhất trong SwiftUI đặc biệt là khi nó liên quan mật thiết đến việc update của view cũng như rendering cycle.

  • Trong UIKit, AppKit chúng ta sử dụng những method như viewDidLoad hay layoutSubviews để nhận biết các event của hệ thống cũng như xử lý một đoạn logic trong khi với SwiftUI body property có thể render lại view mà lại không sử dụng những method trên.

  • body property cho phép chúng ta render view dựa trên state hiện tại của nó và hệ thống sẽ dựa vào state hiện tại của của nó để xem xét việc có cần render lại view không. Ví dụ như khi build một UIKit ViewController chúng ta thường trigger các updatecủa model với method viewWillAppear để đảm bảo rằng viewController luôn luôn render lại view với data mới nhất:

class ArticleViewController: UIViewController {
    private let viewModel: ArticleViewModel
    
    ...

    override func viewWillAppear(_ animated: Bool) {
        super.viewWillAppear(animated)
        viewModel.update()
    }
}
  • Khi chuyển sang SwiftUIthay vì ý tưởngrenderlạiviewmỗi khiviewWillAppearthì chúng ta triển khai việcviewModelsẽupdatekhi xử lýbody property` mới nhất:
struct ArticleView: View {
    @ObservedObject var viewModel: ArticleViewModel

    var body: some View {
        viewModel.update()

        return VStack {
            Text(viewModel.article.text)
            ...
        }
    }
}
  • Tuy nhiên có vấn đề với việc triển khai bên trên là body của view sẽ bị so sánh ngay khi các viewModel có sự thay đổi nghĩa là chúng ta sẽ gây ra rất nhiều việc update không cần thiết của model.

  • Dễ nhận thấy rằng body property không phải là là nơi thuận tiện để xử lý những việc update không cần thiết trên mà thay vào đó SwiftUI đã cung cấp một vài tính năng tương tự như trong UIKit, AppKit. Chúng ta đang nói đến tùy chỉnh onAppear tương tự như viewWillAppear trong controlelr:

struct ArticleView: View {
    @ObservedObject var viewModel: ArticleViewModel

    var body: some View {
        VStack {
            Text(viewModel.article.text)
            ...
        }
        .onAppear(perform: viewModel.update)
    }
}

2/ The initializer problem:

  • Life cycle là một vấn đề quan trọng mà mỗi developer cần lưu tâm khi làm việc với view. Thực tế chúng ta dễ nhận thấy các view trong SwiftUI còn không có một vòng đời đúng nghĩa vì chúng ta sử dụng value type mà không phải là reference type.

  • Khi chúng ta muốn thay đổi một ArticleView và update lại viewModel mỗi khi app được resume mỗi khi chuyển về background thay vì mỗi khi viewappear. Một cách để chúng ta thực hiện điều đó là theo dõi mỗi đối tượng thông qua NotificationCenter khi khởi tạo như sau:

struct ArticleView: View {
    @ObservedObject var viewModel: ArticleViewModel
    private var cancellable: AnyCancellable?

    init(viewModel: ArticleViewModel) {
        self.viewModel = viewModel

        cancellable = NotificationCenter.default.publisher(
    for: UIApplication.willEnterForegroundNotification
)
.sink { _ in
    viewModel.update()
}
    }

    var body: some View {
        VStack {
            Text(viewModel.article.text)
            ...
        }
    }
}
  • Triển khai trên hoạt động bình thường cho đến khi chúng ta những ArticleView vào các view khác. Để diễn đạt trường hợp này chúng ta cùng tạo ra nhiều ArticleView value như ArticleListView bằng việc sử dụng ListNavigationLink:
struct ArticleListView: View {
    @ObservedObject var store: ArticleStore

    var body: some View {
        List(store.articles) { article in
            NavigationLink(article.title,
                destination: ArticleView(
    viewModel: ArticleViewModel(
        article: article,
        store: store
    )
)
            )
        }
    }
}
  • NavigationLink sẽ yêu cầu chúng ta cung cấp chi tiết destination cho từng view đến và chúng ta đã setup trong NotificationCenter khi khởi tạo ArticleView. Các observation sẽ được active ngay lập tức mặc dù các view còn chưa được render.

  • Do đó chúng ta nên triển khai các function càng nhỏ càng tốt và các ArticleView sẽ được update khi app được chuyển về foreground thay vì update từng ArticleViewModel một.

  • Để thực hiện triển khai trên chúng ta cần đến onReceive thay vì sử dụng NotificationCenter để thao dõi quá trình view được khởi tạo. Thêm vào đó chúng ta không còn cần Combine cancellable nữa:

struct ArticleView: View {
    @ObservedObject var viewModel: ArticleViewModel

    var body: some View {
        VStack {
            Text(viewModel.article.text)
            ...
        }
        .onReceive(NotificationCenter.default.publisher(
    for: UIApplication.willEnterForegroundNotification
)) { _ in
    viewModel.update()
}
    }
}
  • Khi SwiftUI view được khởi tạo không đồng nghĩa với việc nó sẽ được hiển thị lên hoặc sử dụng. Đó là lí do tại sao SwiftUI yêu cầu chúng ta cần tạo ra các view trước thay vì khởi tạo từng view một.

3/ Ensuring that UIKit and AppKit views can be properly reused:

  • Chúng ta có thể đưa UIKit, AppKit vào sử dụng cùng SwiftUI thông qua Protocol UIViewPresentable và chúng ta sẽ chịu trách nghiệm tạo và update các instance của view đang được hiển trị và sử dụng.

  • Để minh họa chúng ta cùng render NSAttributedString bằng cách sử dụng instance UIKit như UILabel:

struct AttributedText: UIViewRepresentable {
    var string: NSAttributedString

    private let label = UILabel()

    func makeUIView(context: Context) -> UILabel {
        label.attributedText = string
        return label
    }

    func updateUIView(_ view: UILabel, context: Context) {
        // No-op
    }
}
  • Tuy nhiên để sử dụng triển khai bên trên chúng ta cần giải quyết 2 vấn đề lớn

    • Trong trường hợp chúng ta khởi tạo UILabel bằng cách assign nó cho property nghĩa là chúng ta không thể tái khởi tạo klaij nó mỗi khi struct được khởi tạo lại.
    • Không update lại view với updateUIView method, label sẽ tiếp tục render attributedText giống như cũ và assign lại cho makeUIView mặc dù string đã được update.
  • Cùng khỏi tạo UILabel với makeUIView method. Chúng ta luôn assign lại string của label với attributedText property mỗi lần updateUIView được gọi:

struct AttributedText: UIViewRepresentable {
    var string: NSAttributedString

    func makeUIView(context: Context) -> UILabel {
        UILabel()
    }

    func updateUIView(_ view: UILabel, context: Context) {
        view.attributedText = string
    }
}
  • Với cách trên thì cuối cùng UILabel của chúng ta cũng có thể tái sử dụng và attributedText luôn luôn được update với wrapper string property.

All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí