+7

Thay đổi classNames trong ReactJS

E hèm, chắc hẳn khi đọc bài viết này của mình bạn đã có được những kiến thức cơ bản của ReactJS rồi nhỉ. Hôm nay mình sẽ giới thiệu cho các bạn một số cách để thay đổi className trong ReactJS một cách 'cool' nhất mà mình có thể.

Chắc hẳn khi làm việc, đôi lúc bạn muốn thay đổi style của một component nào đó bằng class đã được viết sẵn trong CSS hay SCSS của project. Chẳng hạn như thêm class cho thẻ <body> ngăn việc scroll trang khi một modal được mở, đổi màu một <input/> khi click vào button,... Điều đầu tiên bạn nghĩ đến là gì, dùng tới DOM ư. Không tốt đâu, các tip dưới đây sẽ giúp bạn làm chuyện đó.

Chẳng hạn như chúng ta có một component, bên trong component đó gồm một button và một thẻ p. Bây giờ ta thử làm chức năng ẩn hiện thẻ p đó bằng cách thay đổi className của nó, mình sẽ sử dụng function componenthook để khởi tạo một component.

//style
.hidden {
    display: none;
}
//component
import React from "react";

const Component = () => {
  const handleClick = () => {
    //do something
  };

  return (
    <div>
      <p className='hidden'>Xin chào Viblo</p>
      <button onClick={handleClick}>
        Click me
      </button>
    </div>
  );
};
export default Component;

Giải thích một chút, thẻ pclasshidden, class này sẽ ẩn nó đi. Nhiệm vụ của ta là khi nhấn vào button bên dưới thì sẽ ẩn hiện thẻ p kia. Chúng ta sẽ có 3 cách để thực hiện được yêu cầu trên.

1. Template strings và state

Sử dụng template stringsstate là cách mà mình hay làm với trường hợp đơn giản như này. Khi click vào button ta sẽ thay đổi state của component, và khi state thay đổi câu điều kiện trong className cũng được thực hiện và đạt được những gì mà ta mong muốn

import React, { useState } from "react";

const Component = () => {
  const [hidden, setHidden] = useState(false);
  const handleClick = () => {
    setHidden(!hidden);
  };

  return (
    <div>
      <p className={hidden && 'hidden'}>Xin chào Viblo</p>
      <button onClick={handleClick}>
        Click me
      </button>
    </div>
  );
};
export default Component;

2. classnames

classnames là một package npm, nó giúp chúng ta thay đổi className một cách linh động và hỗ trợ rất nhiều trường hợp. Bây giờ mình sẽ áp dụng nó vào component bên trên nhé. Trước tiên chúng ta cần cài đặt classname vào project của mình thông qua hướng dẫn này.

import React, { useState } from "react";
import classNames from 'classnames';

const Component = () => {
  const [hidden, setHidden] = useState(false);
  const handleClick = () => {
    setHidden(!hidden);
  };

  return (
    <div>
      <p className={classNames({hidden: hidden})}>
        Xin chào Viblo
      </p>
      <button onClick={handleClick}>
        Click me
      </button>
    </div>
  );
};
export default Component;

Khi state của componenttrue thì thẻ p sẽ có class là hidden, ngược lại thì sẽ là một class rỗng. Ngoài ra classnames còn hỗ trợ rất nhiều trường hợp khác nữa.

classNames('foo', 'bar'); // => 'foo bar'
classNames('foo', { bar: true }); // => 'foo bar'
classNames({ 'foo-bar': true }); // => 'foo-bar'
classNames({ 'foo-bar': false }); // => ''
classNames({ foo: true }, { bar: true }); // => 'foo bar'
classNames({ foo: true, bar: true }); // => 'foo bar'
 
// lots of arguments of various types
classNames('foo', { bar: true, duck: false }, 'baz', { quux: true }); // => 'foo bar baz quux'
 
// other falsy values are just ignored
classNames(null, false, 'bar', undefined, 0, 1, { baz: null }, '');

3. clsx

Cũng là một package như classnames nhưng vì có ít chức năng hơn cho nên có dung lượng nhỏ đáng kể (223Byte), đây sẽ là sự lựa chọn thích hợp cho bạn nếu như bạn chỉ cần một số chức năng cần thiết mà không muốn làm tăng kích thước của dự án. Cú pháp của nó khá giống như classnames.

import React, { useState } from "react";
import clsx from 'clsx';

const Component = () => {
  const [hidden, setHidden] = useState(false);
  const handleClick = () => {
    setHidden(!hidden);
  };

  return (
    <div>
      <p className={clsx({hidden: hidden})}>
        Xin chào Viblo
      </p>
      <button onClick={handleClick}>
        Click me
      </button>
    </div>
  );
};
export default Component;

Vẫn còn nhiều chức năng khác của clsx, nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về nó hãy nhấn vào đường dẫn này. Bài chia sẻ của mình đến đây là kết thúc rồi, hẹn các bạn vào bài viết tiếp theo!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí