Test Report là gì? Nội dung cơ bản cần có trong bản Test Report
Với mỗi dự án phần mềm, làm sao để bạn có thể nhanh chóng báo cáo kết quả của test case cho các bên thực thi liên quan hoặc cho manager? Kèm theo đó là phần report chi tiết cho lập trình viên sau khi test case được thực hiện? Tất cả đều dựa vào Test Report. Vậy Test Report là gì? Nội dung cần có trong Test Report? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi trong bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm thế nào là Test Report ?
Test Report là bản báo cáo quan trọng nó bao gồm toàn bộ dữ liệu liên quan tới mục tiêu kiểm thử, hoạt động kiểm thử và kết quả của toàn bộ quá trình kiểm thử đó. Không những thế, Test Report còn là tiền đề giúp cho các bộ phận thực thi như developers, tester….. dễ dàng đánh giá lại dự án phần mềm đó và liệu rằng sản phẩm này đã đủ điều kiện để đi vào vận hành hay chưa.
Bên cạnh mục đích giúp đánh giá chất lượng thì test report còn giúp cho lập trình viên có thể hiểu hơn về quy trình thực hiện bài test. Bài test đó đã thực sự đi theo kế hoạch ban đầu? Chức năng đã thực sự ổn định? Có vấn đề lỗi nào xảy ra hay không?
Chính vì thế, ngoài việc giúp kiểm tra chất lượng phần mềm thì test report còn giúp tăng tốc quá trình hoàn thiện sản phẩm với hiệu quả cao nhất.
Tầm quan trọng của bản Test Report?
Rất khó có thể hình dung được tầm quan trọng của test report nếu bạn chỉ đọc về lý thuyết, do đó hãy quan sát ví dụ thực tế với kịch bản sau đây nhé:
Nhóm bạn được giao hoàn thiện dự án phần mềm bất kỳ. Trước thời gian cần giao lại cho khách sếp cho hỏi nhóm bạn về phần mềm đó đã đủ điều kiện vận hành chưa? Sau phần trả lời thuyết phục của nhóm, sếp đã quyết định phát hành sản phẩm và giao lại cho khách hàng. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau khách liên tục phản hồi về lỗi hiệu suất hoặc lỗi liên quan tới vấn đề vận hành.
Sau tình huống này, bạn đã thực sự hiểu nguyên nhân chính của sự việc này chưa? Vì sao sản phẩm phần mềm đó vẫn bị lỗi ngay cả khi bạn đã rất tự tin về nó?
Vấn đề có thể là do bạn đã bỏ quan phần phân tích báo cáo và đánh giá lại sản phẩm trong có trong phần test report. Sếp chỉ tin vào những gì bạn nói chứ chưa thực sự thông qua tài liệu để kiểm chứng để đánh giá lại chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc sản phẩm được phát hành nhưng không cần biết về hiệu suất hoạt động thực tế của nó. Vì vậy, khi thực hiện test report sẽ đem tới cho bạn 1 vài lợi ích cơ bản sau:
- Nhanh chóng đánh giá được chất lượng sản phẩm ở thời điểm hiện tại cũng như tiến độ thực hiện nhanh hay chậm.
- Hỗ trợ các bộ phận thực hiện có liên quan và đưa ra đánh giá kịp thời
- Có vai trò quan trọng giúp xác định báo cáo đó đã đủ điều kiện để bàn giao cho khách hay chưa?
Ngoài ra, nó còn đem tới cho dự án test automation những lợi ích nhất định như:
- Đối với leader: Là cơ sở giúp đánh giá lại sản phẩm trước khi đưa ra vận hành
- Với tester: Đưa ra cái nhìn cụ thể hơn về test case. Số lượng test case đã được automation trong thực tế. Số test case cần phải manual. Và thông qua test report sẽ giúp tester nhanh chóng phản hồi lại được các yêu cầu trên.
- Đối với deverloper: Giúp nhanh chóng thêm các tính năng mới cũng như tái cấu trúc mã code mà không làm ảnh hưởng tới tính năng cũ
- Với các thành viên khác trong dự án: nắm được tình hình phát triển của hệ thống, bao gồm các vấn đề của network, môi trường và test case.
- Chính vì thế, test report là bản báo cáo quan trọng không thể thiếu trong quá trình phát triển dự án phần mềm đặc biệt là những dự án test automation.
Nội dung cần có trong 1 bản Test Report hoàn chỉnh
Mỗi dự án sẽ có yêu cầu khác nhau vì thế nội dung trong đó cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, để bản test report đầy đủ và chi tiết nhất thì bạn nên đảm bảo các nội dung cơ bản cần có dưới đây:
Thông tin về dự án phần mềm
Thông tin dự án là cơ sở quan trọng cho việc phát triển phần mềm sau này. Do đó với mỗi dự án thì đều phải có tên dự án/ sản phẩm, dữ liệu mô tả về sản phẩm, dự kiến thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc, loại dự án…..
Mục tiêu kiểm thử
Mỗi phần test report bắt buộc cần có nội dung cho từng giai đoạn kiểm thử ví dụ perfomation test, unit test, system test. Bên cạnh đó trong phần này còn bao gồm mục tiêu test mà dự án hướng tới.
Tóm tắt phần kiểm thử – Test Summary
Trong phần test summary sẽ bao gồm toàn bộ thông tin vận hành trong dự án, cụ thể như:
- Số lượng test case đã được thực thi
- Test case Pass hoặc Fail chiếm số lượng ra sao?
- Tỷ lệ phần trăm đạt được theo kế hoạch.
- Tỷ lệ phần trăm thất bại sau khi kiểm thử.
- Thu thập phản hồi, đanh giá từ các bộ phận có liên quan.
Kết luận về lỗi – Defects
Đây là nội dung quan trọng nhất trong bản báo cáo test report, với nội dung chính nói về bug và phần đề xuất khắc phục lỗi. Trong đó :
- Tổng số lượng lỗi trong dự án đó
- Tình trạng hiện tại của lỗi
- Số lượng đã giải quyết thành công
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của lỗi và đề xuất những ưu tiên cần khắc phục trước. Có thể bạn quan tâm: Phân biệt Confirmation Testing và Regression Testing
Mẹo để viết Test Report chi tiết và dễ đọc nhất
Test Report có thể được xem là sợi dây kết nối giữa manager với các bộ phận thực hiện trong dự án. Dựa vào phần báo cáo này, các bộ phận có thể nhanh chóng đánh giá được tình hình cụ thể của dự án, về tiến độ cũng như chất lượng hiện tại.
Nếu bản Test report của bạn chưa đủ rõ ràng thì rất khó để các bộ phận khác như devs, phân tích….. có thể hiểu và khắc phục được vấn đề đang gặp phải. Do đó, để có bản test report hoàn chỉnh hãy lưu ý 1 số vấn đề sau:
Thông tin trình bày chi tiết, ngắn gọn
Bản test report chứa các thông tin càng chi tiết sẽ giúp quá trình khắc phục nhanh chóng hơn, bạn không chỉ điều các con số vào báo cáo mà nên mô tả lại quá trình test như các loại test được sử dụng trong dự án, test failed và nguyên nhân failed.
Thêm vào đó, hoạt động thử nghiệm cũng là dữ liệu rất cần thiết giúp cho bản test report trở nên dễ hiểu hơn.
Rõ ràng
Mọi thông tin phải được viết rõ ràng và ngắn gọn nhất, tránh trình bày dài dòng không đúng trọng tâm và không nêu được vấn đề cần giải quyết.
Tiêu chuẩn
Một báo cáo đầy đủ thì tốt nhất bạn nên viết theo tiêu chuẩn nhất định, mặc dù trong dự án có nhiều người cùng hợp tác, mỗi người sẽ có cách thức làm việc riêng nhưng nếu viết báo cáo theo tiêu chuẩn nhất định sẽ giúp quá trình theo dõi trở nên thuận tiện hơn.
Bên cạnh đó, việc viết báo cáo theo nhiều mẫu khác nhau sẽ làm mất nhiều thời gian cho việc kiểm soát lỗi cũng như mất cân bằng giữa các bên.
Những khó khăn trong quá trình phân tích Test Report
Thời gian tổng hợp kết quả
Với các bản báo cáo truyền thống thông thường sẽ được biên tập, phát hành theo mẫu dưới dạng bảng tính. Giống với mô hình thác nước, mỗi dự án sẽ trải qua nhiều giai đoạn tuy nhiên luôn hạn chế về mặt thời gian. Do đó, quá trình tổng hợp thông tin, tạo báo cáo test report cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.
Qúa trình phân tích test report phải được thực hiện nhanh chóng nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng kèm theo, do đó thời gian sẽ không tính theo tháng mà nó sẽ tính theo tuần, vài ngày thậm chí là trong vài tiếng đồng hồ. Nếu bạn phân tích test report diễn ra chậm theo kế hoạch thì chắc chắn dự án sẽ bị trì trệ và chậm tiến độ so với kế hoạch.
Khối lượng dữ liệu lớn
Dữ liệu cần kiểm thử sẽ được tạo ra hàng giờ, các dữ liệu thường được tạo ra trong quá trình test automation. Nhưng khi dữ liệu cần phân tích quá lớn sẽ gây khó khăn trong việc xác định lỗi của test case hoặc vấn đề lỗi liên quan tới môi trường kiểm thử….. Vì thế phần lớn khi viết test report bạn sẽ gặp vấn đề với các dữ liệu không liên quan.
Divide Data
Một trong những khó khăn bạn sẽ gặp trong khi phân tích test report là về phần dữ liệu divide data. Cụ thể:
- Có quá nhiều dữ liệu cần kiểm thử trong dự án phần mềm cụ thể.
- Dữ liệu cần kiểm thử sẽ được chuyển tới từ các bộ phận như developers, API tester, Business Tester……
- Tồn tại dưới nhiều định dạng khác nhau như Appium, Selenium…..
Tiêu chí cơ bản để lựa chọn Report Tool
Hiện nay, hầu hết các dự án phần mềm đều phải thông qua sự hỗ trợ từ built-in report. Nhưng cũng có 1 vài trường hợp built-in report không thể hoàn tất các yêu cầu của dự án như xuất file dữ liệu báo cáo bằng PDF/HTML, gửi test report qua gmail…… Vì vậy, quá trình lựa chọn report tool cũng cần đảm bảo các tiêu chí cơ bản sau:
- Luôn hiển thị các chỉ số cơ bản như số lượng test case đã thành công hoặc failed, thời gian thực hiện…..
- Đưa ra bản test report cụ thể trong trường hợp test case failed.
- Tạo dữ liệu test report với nhiều định dạng văn bản khác nhau như HTML hoặc PDF.
- Có thể chạy dữ liệu test report bằng đồ họa.
- Đảm bảo về thời gian thực hiện test case dưới dạng bản đồ chi tiết từ đó mới có thể dễ dàng đánh giá lại tốc độ thực tế giữa các lần chạy vận hành thử.
- Recoding lại phần test case khi chúng đang được thực thi. Tùy vào yêu cầu và mong muốn của từng dự án để lựa chọn kết hợp giữa 1 hoặc nhiều report tool trong cùng khoảng thời gian điển hình như: JUnit Plugin + Jenkins, Allure Test Report…..
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển kèm theo đó là một số thay đổi của test report nhưng chắc chắn phần nguyên lý cơ bản sẽ không bị thay đổi. Chính vì thế, để nhanh chóng tìm ra lỗi và khắc phục sớm nhất thì việc cho ra đời bản test report là điều rất cần thiết.
Hy vọng bài viết trên hữu ích tới bạn, giúp bạn tiếp nhận được thêm nhiều kiến thức bổ ích về bản báo cáo này, mong rằng bạn có thêm những kiến thức trong quá trình học tester.
All rights reserved