+1

Test Metrics

1. Tại sao lại phải dùng metrics:

Metric để đánh giá được chât lượng của sản phẩm và năng suất của dịch vụ để đạt được sự hài lòng của khách hàng. Metric sẽ cung cấp số liệu để có thể cải tiến quy trình.

2. Test metric là gì?

  • Là 1 chuẩn đo lường
  • Metric phải được xác định căn cứ vào mục tiêu cụ thể cho từng dự án, quy trình, hoặc sản phẩm
  • Đánh giá hiệu quả và hiệu năng của một số hoạt động phát triển phần mềm
  • Được tập hợp và tính toán trong suốt quá trình test.
  • Cung cấp Công thức đo sự thành công của dự án một cách khách quan.

3. Những lợi ích của metrics:

  • Các testers có thể báo cáo các kết quả theo một cách thống nhât.
  • Cho phép theo dõi tiến độ một cách rõ ràng.
  • Cho phép đánh giá tổng quan sự thành công của dự án.

4. Kiểm soát việc đo lường:

  • Cập nhật chất lượng việc phân tích rủi ro, độ ưu tiên của test và các kế hoạch test.
  • Bổ sung tài nguyên hoặc tăng effort test hoặc effort dự án.
  • Lùi thời gian bàn giao sản phẩm.
  • Thắt chặt hoặc làm giãn các tiêu chí đầu ra của kiểm thử.
  • Thay đổi phạm vi của dự án (chức năng hoặc phi chức năng).

5. Giám sát tiến trình kiểm thử và kiểm soát kích thước:

6. Quá trình đo lường

Số liệu liên quan đến rủi ro của sản phẩm bao gồm:

  • Phần trăm rủi ro đã được bao phủ bởi những kiểm thử thành công.

  • Phần trăm rủi ro cho một vài hoặc tất cả kiểm thử thất bại.

  • Phần trăm rủi ro cho các kiểm thử chưa hoàn thành.

  • Phần trăm của các rủi ro về độ bao phủ, được sắp xếp bởi theo phân loại rủi ro.

  • Phần trăm rủi ro được xác định sau sự phân tích rủi ro chất lượng ban đầu. Số liệu liên quan đến lỗi bao gồm:

  • Tổng các lỗi đã được tìm thấy so với tổng các lỗi đã được xử lý.

  • Thời gian trung bình giữa các lỗi hoặc tỉ lệ xuất hiện lỗi.

  • Chia nhỏ số lượng hoặc phần trăm của các lỗi được phân loại như sau:

    o Các thành phần hoặc mục kiểm thử đặc biệt.

    o Nguồn gốc của lỗi.

    o Nguồn gây ra lỗi ( mô tả yêu cầu, chức năng mới, test hồi quy).

    o Test release.

    o Giai đoạn giới thiệu, giai đoạn phát hiện và giai đoạn loại bỏ.

    o Độ ưu tiền/ độ nghiêm trọng.

    o Các báo cáo bị từ chối hoặc trùng lặp

    o Xu hướng thời gian từ lúc phát hiện lỗi đến lúc xử lý lỗi ( thời gian chờ đợi của người kiểm thử).

    o Số lượng lỗi phát sinh do việc xử lý các lỗi gây ra.

Số liệu liên quan đến kiểm thử bao gồm:

  • Tổng số lượng kiểm thử được đặt ra, só lượng test đã được kiểm thử, số case lỗi, số case thành công, số case bị block, số case được bỏ quá.
  • Trạng thái kiểm thử xác nhận và hồi quy, bao gồm các xu hướng và tổng số test lại lỗi và test hồi quy.
  • Số giờ kiểm thử được đưa ra cho một ngày so với thời gian kiểm thử thực tế.
  • Sự sẵn sàng của môi trường kiểm thử.

Số liệu liên quan tới độ bao phủ:

  • Bao phủ các thành phần thiết kế và yêu cầu.
  • Bao phủ độ rủi ro
  • Bao phủ cấu hình/môi trường
  • Bao phủ mã nguồn.

7. Các loại số liệu (Metric type)

8. Độ đo dự án - theo dõi quy trình

9. Độ đo sản phẩm – theo dõi chất lượng của việc kiểm thử

a. Theo dõi độ bao phủ.

a. Theo dõi độ bao phủ.

b. Theo dõi sự cố:

  • số lượng các sự cố được báo cáo.
  • số lượng các lớp sự cố khác nhau ví dụ các lỗi, các hiểu nhầm và các yêu cầu bổ sung tang cường.
  • số lượng của các báo cáo lỗi đã được sửa.
  • Số lượng báo cáo lỗi đã được đóng.

c. Theo dõi về độ tự tin:

Trạng thái chủ quan về sự tự tin từ các bên liên quan khác nhau.

Tài liệu tham khảo: Advanced Software Testing Vol.1


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí