Tạo hiệu ứng "Liên kết hạt (Particles)" bằng canvas HTML5 - Phần1: Vẽ các hạt ngẫu nhiên
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Hiệu ứng này được tạo ra từ các hạt di chuyển ngẫu nhiên, và khi chúng tới gần nhau thì sẽ được liên kết với nhau bằng một đoạn thẳng, nên việc đầu tiên chúng ta cần làm là vẽ ra các hạt ngẫu nhiên trên khung hình.
Để có thể sử dụng các bạn cần khai báo thẻ canvas trong tập tin HTML:
index.html
<canvas id="canvas"></canvas>
Thêm chút css cho nó perfect hơn chút:
app.css
#canvas {
border: 1px solid #ccc;
margin: auto;
}
Viết vài dòng js basic để tạo ra cái khung cho code:
app.js
var particle = function (options) {
/* Default options */
this.defaultOptions = {
canvas: options.canvas,
width: options.width ? options.width : window.innerWidth,
height: options.height ? options.height : window.innerHeight,
background: options.background ? options.background : 'black',
nodeNumber: options.nodeNumber ? options.nodeNumber : 20,
nodeType: options.nodeType ? options.nodeType : 'circle',
nodeSize: options.nodeSize ? options.nodeSize : 1,
nodeColor: options.nodeColor ? options.nodeColor : 'rgba(255,255,255,0.5)'
};
}
Ở đây mình tạo ra một đối tượng particle với một thuộc tính là defaultOptions. Thuộc tính defaultOptions này sẽ bị ghi đè nếu có tham số options được truyền vào khi khởi tạo đối tượng particle.
Tiếp theo mình thêm vào đối tượng particle một số thuộc tính sau:
...
this.fn = {};
this.ctx = null;
this.nodes = [];
var PAR = this;
PAR.fn.getContext = function () {
PAR.ctx = PAR.defaultOptions.canvas.getContext('2d');
}
PAR.fn.canvasResize = function () {
PAR.defaultOptions.canvas.width = PAR.defaultOptions.width;
PAR.defaultOptions.canvas.height = PAR.defaultOptions.height;
}
...
- Thuộc tính fn để chứa các phương thức dùng trong đối tượng particle, việc này sẽ tiện hơn thay vì phải khai báo các phương thức bằng việc thêm vào prototype
particle.prototype.functionName = ...
. - Thuộc tính ctx để chứa thành phần context của canvas (đối tượng chính chứa các phương thức để điều khiển canvas).
- Thuộc tính nodes để chứa các hạt sau khi được tạo ra (mình gọi mỗi hạt là một node)
- Mình khởi tạo một biến PAR thể hiện cho đối tượng particle để có thể gọi các phương thức và thuộc tính dễ dàng hơn (vì từ khóa this trong javascript chỉ có tác dụng đối với block gần nhất bao bọc nó).
- Lấy thành phần context của canvas gán vào thuộc tính ctx bằng phương thức fn.getContext.
- Set chiều rộng và chiều cao cho canvas bằng phương thức fn.canvasResize.
Tiếp theo là tạo đối tượng node như là một thuộc tính trong đối tượng particle
PAR.node = function () {
/* Position */
this.x = Math.random() * PAR.defaultOptions.width;
this.y = Math.random() * PAR.defaultOptions.height;
/* Size */
this.r = Math.random() * PAR.defaultOptions.nodeSize;
}
- Đối tượng node sẽ có các thuộc tính x, y chỉ định vị trí của hạt trên khung hình, thuộc tính r dùng để chỉ định kích thước của hạt.
- Mình dùng hàm random để tạo ra các vị trí, kích thước ngẫu nhiên cho node
Mình tạo thêm một phương thức draw cho đối tượng node
PAR.node.prototype.draw = function () {
var n = this;
PAR.ctx.beginPath();
if (PAR.defaultOptions.nodeType === 'rect') {
PAR.ctx.rect(n.x, n.y, n.r, n.r);
} else if (PAR.defaultOptions.nodeType === 'circle') {
PAR.ctx.arc(n.x, n.y, n.r, 0, Math.PI * 2);
}
PAR.ctx.fillStyle = PAR.defaultOptions.nodeColor;
PAR.ctx.fill();
PAR.ctx.closePath();
}
- Phương thức này sẽ vẽ một hình vuông hoặc hình tròn lên khung hình tùy thuộc vào options nodeType ở các vị trí x, y ngẫu nhiên và kích thước r ngẫu nhiên
Mình tạo thêm phương thức createNodes cho đối tượng particle để tạo ra các node theo số lượng được config trong options nodeNumber
PAR.fn.createNodes = function () {
for (var i = 0; i < PAR.defaultOptions.nodeNumber; i++) {
PAR.nodes.push(new PAR.node());
}
}
- Sau khi tạo thêm một node thì sẽ push vào mảng nodes để có thể quản lý về sau.
PAR.fn.draw = function () {
for (var i = 0; i < PAR.nodes.length; i++) {
var node = PAR.nodes[i];
node.draw();
}
}
- Phương thức draw để vẽ các node lên khung hình.
Cuối cùng là một phương thức init để chuẩn bị tất cả những gì cần thiết
particle.prototype.init = function () {
this.fn.getContext();
this.fn.canvasResize();
this.fn.createNodes();
this.fn.draw();
}
Chúng ta khởi tạo hiệu ứng như sau:
var p = new particle({
canvas: document.getElementById('canvas'),
nodeSize: 5,
nodeType: 'rect',
nodeNumber: 30,
width: 1000,
height: 300,
background: 'rgba(200,100,200,1)'
});
p.init();
Và file app.js hoàn chỉnh sẽ như sau:
var particle = function (options) {
/* Default options */
this.defaultOptions = {
canvas: options.canvas,
width: options.width ? options.width : window.innerWidth,
height: options.height ? options.height : window.innerHeight,
background: options.background ? options.background : 'black',
nodeNumber: options.nodeNumber ? options.nodeNumber : 20,
nodeType: options.nodeType ? options.nodeType : 'circle',
nodeSize: options.nodeSize ? options.nodeSize : 1,
nodeColor: options.nodeColor ? options.nodeColor : 'rgba(255,255,255,0.5)'
};
this.fn = {};
this.ctx = null;
this.nodes = [];
var PAR = this;
PAR.fn.getContext = function () {
PAR.ctx = PAR.defaultOptions.canvas.getContext('2d');
}
PAR.fn.canvasResize = function () {
PAR.defaultOptions.canvas.width = PAR.defaultOptions.width;
PAR.defaultOptions.canvas.height = PAR.defaultOptions.height;
}
PAR.fn.createNodes = function () {
for (var i = 0; i < PAR.defaultOptions.nodeNumber; i++) {
PAR.nodes.push(new PAR.node());
}
}
PAR.fn.draw = function () {
for (var i = 0; i < PAR.nodes.length; i++) {
var node = PAR.nodes[i];
node.draw();
}
}
PAR.node = function () {
/* Position */
this.x = Math.random() * PAR.defaultOptions.width;
this.y = Math.random() * PAR.defaultOptions.height;
/* Size */
this.r = Math.random() * PAR.defaultOptions.nodeSize;
}
PAR.node.prototype.draw = function () {
var n = this;
PAR.ctx.beginPath();
if (PAR.defaultOptions.nodeType === 'rect') {
PAR.ctx.rect(n.x, n.y, n.r, n.r);
} else if (PAR.defaultOptions.nodeType === 'circle') {
PAR.ctx.arc(n.x, n.y, n.r, 0, Math.PI * 2);
}
PAR.ctx.fillStyle = PAR.defaultOptions.nodeColor;
PAR.ctx.fill();
PAR.ctx.closePath();
}
}
particle.prototype.init = function () {
this.fn.getContext();
this.fn.canvasResize();
this.fn.createNodes();
this.fn.draw();
}
var p = new particle({
canvas: document.getElementById('canvas'),
nodeNumber: 30,
nodeType: 'rect',
nodeSize: 5,
nodeColor: 'black',
width: 1000,
height: 300,
background: 'rgba(200,100,200,1)'
});
p.init();
Chạy file index.html các bạn sẽ thấy các điểm màu đen được vẽ lên màn hình, mỗi lần refresh lại browser thì các điểm sẽ hiển thị ở vị trí ngẫu nhiên và kích thước ngẫu nhiên.
Xem thêm: Demo
Video demo: Youtube
Và chúng ta đã hoàn thành bước đầu tiên, hãy đón xem phần 2 để thực hiện tạo chuyển động cho các hạt.
All rights reserved