+22

Tản mạn về Redux và React Hooks

Như mọi người đã biết thì React Hooks đang dần trở nên phổ biến hơn nhờ vào cách nó quản lý state thông qua useStateuseEffect. Đã cũng có nhiều bài viết giới thiệu về React Hooks và khuyên chúng ta nên sử dụng nó nhưng liệu thực sự thì Hooks có thể thay thế được Redux không - một kiến trúc đang rất ổn định và được đông đảo các developer tin dùng.

Để trả lời cho câu hỏi trên thì hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu xem sự khác nhau giữa ReduxReact Hooks là gì!

Trước khi tìm hiểu xem Hooks có thể thay thế được Redux hay không thì chúng ta cùng xem luồng hoạt động chúng là như thế nào nhé!?

Redux

Shared State

Lý do đầu tiên mà các developer thường xuyên áp dụng Redux trong các dự án là vì khả năng chia sẻ state giữa các component. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta cùng xem vấn đề sau đây:

Trong component tree ở trên, ta có thể thấy Navbar component có khai báo 1 state là usernameMessages component muốn sử dụng state đó. Với cách thông thường thì ta sẽ cần phải truyền state username lên App rồi từ App xuống Body và cuối cùng mới đến Messages. Xin chúc mừng, lúc này bạn đã rơi vào trap có tên gọi là Prop drilling 😄

Prop drilling đề cập đến việc truyền state thông qua các component trung gian, mặc dù những component này không quan tâm đến state đó thực sự rất cồng kềnh và khó chịu. Và Redux đã giải quyết được vấn đề trên bằng cách tập trung toàn bộ state trong app lại thành 1 Store duy nhất và tất cả các state trong Store này đều là global state, tức là nó có thể được sử dụng ở bất kỳ đâu trong component tree.

Consolidate Business Logic

Kiến trúc trong Redux dựa trên Flux nhưng có nhiều ưu điểm được cải tiến hơn, với việc chia ra thành các thành phần nhỏ hơn, mỗi thành phần lại đảm nhận 1 nhiệm vụ riêng biệt cho nên Redux sẽ rất dễ maintain về sau:

  • Reducers: Cho phép bạn xử lý các logic để cập nhật giá trị mới của state
  • Actions: Là nơi nhận vào các dữ liệu bất đồng bộ và các logic phức tạp trước khi dispatch đến reducer
  • Middleware: Về cơ bản nó nhận các action đầu vào rồi và trả ra cũng là các action trước khi dispatch đến reducer để xử lý
  • Redux-sagas: Cho phép bạn thực hiện các request API và các tác vụ bất đồng bộ nhờ vào function generator

Enhanced Debugging

Redux nhận được sự support rất lớn từ cộng đồng nên cũng có khá nhiều tool ra đời nhằm phục vụ cho việc debug. Có thể kể ra 2 cái tên tiêu biểu là Redux DevToolsTime-Travel Debugging

Redux DevTools

Đây là 1 tool cực kỳ mạnh mẽ, được dùng để theo dõi flow của redux cũng như là sự thay đổi của state. Với việc quản lý state 1 cách trực quan hơn thì giờ đây bạn có thể theo dõi mọi thứ diễn ra trong app của mình, và nếu như trong app có xảy ra bug nào đó thì bạn có thể debug 1 cách dễ dàng khi đã biết nguyên nhân chính xác là gì.

Time-Travel Debugging

Hãy tưởng tượng bạn vừa thực hiện 1 hành động nào đó, sau đó bạn nhận ra rằng mình có thể tua lại hành động trước đó 1 cách dễ dàng như thể bạn có khả năng du hành thời gian vậy. Điều này thật tuyệt phải không nào, nó thực sự có thể giúp chúng ta trong việc debug những bug mà phải tốn nhiều thời gian để tái hiện lại nó.

REACT HOOKS

Hooks được thêm vào React trong phiên bản 16.8, ngoài những hook cơ bản như là useState, useEffect thì Hook còn cung cấp cho chúng ta 3 hook có thể kết hợp với nhau để có chức năng giống như là Redux:

useContext

Với những ai đã từng làm việc với React.Context thì chắc hẳn chúng ta đều biết rằng Context sẽ cho phép chúng ta truyền state đến component cao nhất trong component tree rồi từ đó ta có thể chia sẻ state đó đến những component khác trong cùng component tree.

Tuy nhiên nếu như phải sử dụng nhiều context thì đó sẽ thực sự là 1 vấn đề và với hook useContext chúng ta có thể giảm bớt vấn đề này đi 1 chút.

Đầu tiên chúng ta sẽ định nghĩa 1 context:

const AppContext = React.createContext({});

và bao bọc toàn bộ thành phần dom của component bằng thẻ Provider, đồng thời truyền giá trị mà mình muốn chia sẻ đến các component khác

<AppContext.Provider value={{ username: 'superawesome' }}>
  <div className="App">                      
    <Navbar />
    <Messages />
  </div>
</AppContext.Provider>

Như vậy là chúng ta đã có thể sử dụng context đó trong các component con thông qua useContext

const Navbar = () => {
  const { username } = useContext(AppContext)

  return (
    <div className="navbar">
      <p>AwesomeSite</p>
      <p>{username}</p>
    </div>
  )
}

useReducer

Nghe cái tên thôi chúng ta cũng có thể đoán được ra nhiệm vụ của useReducer là gì rồi, đúng vậy, chức năng của useReducer khá giống với Reducer trong Redux

Ví dụ, đầu tiên chúng ta sẽ định nghĩa 1 function tên là myReducer:

const myReducer = (state, action) => {
  switch(action.type) {
    case('countUp'):
      return {
        ...state,
        count: state.count + 1
      }
    default:
      return state
  }
}

Sau đó, trong component chúng ta sẽ sử dụng useReducer với tham số là myReducer và 1 initial state

const [state, dispatch] = useReducer(myReducer, { count: 0 })

Và cuối cùng, chúng ta có thể sử dụng state đó để hiển thị các giá trị khác, đồng thời chúng ta cũng có thể sử dụng dispatch để thay đổi giá trị của state

<div className="App">
  <button onClick={() => dispatch({ type: 'countUp' })}>
    +1
  </button>
  <p>Count: {state.count}</p>
</div>

useEffect

useEffect cho phép chung ta push các action bất đồng bộ (như là request API) bên trong 1 function của component và chúng ta cũng có thể handle được việc push các action đó mỗi khi có dữ liệu thay đổi.

Ví dụ chúng ta đang đang muốn get dữ liệu từ 1 API nào đó và lưu nó vào state thì ta sẽ làm như sau:

const [person, setPerson] = useState({})

useEffect(() => {
  fetch(`https://swapi.co/api/people/${personId}/`)
    .then(response => response.json())
    .then(data => setPerson(data))
}, [personId])

Như vậy là chúng ta đã tạo thành công 1 action với useEffect rồi đó!

Tóm lại là với useContext chúng ta có thể chia sẻ state tới các component, useReducer thì cho phép chúng ta cập nhật giá trị mới cho state giống như là Redux và với useEffect chúng ta có thể viết các action và dispatch chúng tới reducer... nghe khá là giống với flow của Redux phải không nào?

Tuy nhiên thì có 1 số điểm chúng ta cần phải lưu ý:

  • Với Redux thì tất cả state được gom lại 1 đống gọi là StoreStore này là duy nhất, điều này thực sự là cần thiết khi app của bạn có quá nhiều state và bạn không thể nào quản lý được hết tất cả. Trong khi useContext thì chỉ có nhiệm vụ duy nhất là chia sẻ state, không có tính tập trung như Redux cho nên khi app mở rộng sẽ khó có thể kiểm soát được hết tất cả state trong app.
  • Như đã nói ở trên thì với sự kết hợp của useReduceruseEffect ta có thể tạo ra được các actionreducer giống trong Redux, tuy nhiên đó chỉ là những action đơn giản, khi mà độ phức tạp của các action được tăng cao thì lúc này bạn sẽ rất khó để xử lý, trong khi đó thì với thư viện Redux Sagas hay Redux middleware thì chúng có cung cấp các hàm nâng cao để xử lý điều này.
  • Và điều cuối cùng đó là về vấn đề debug, Hooks không có 1 tool nào hỗ trợ debug cả, chỉ có duy nhất 1 hook là useDebugValue có thể giúp chúng ta debug được 1 vài lỗi nhỏ mà thôi, về khoản này thì đúng là Hooks thua xa Redux 😄

Kết luận

Vậy thì chúng ta có thể thay thế Redux bằng Hooks không?

Câu trả lời là... Có! Tuy nhiên chỉ khi mà app của bạn có quy mô nhỏ, không nhiều state và bạn chỉ muốn chia sẻ state giữa các Component thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng useContext để thay thế cho Redux.

Còn nếu như app của bạn cần phải xử lý nhiều logic phức tạp thì lúc này bạn nên dùng sagas hoặc là middleware của Redux. Hoặc nếu như bạn là 1 tín đồ của các tool debug thì tốt nhất là bạn nên bỏ ngay suy nghĩ sử dụng Hooks đi là vừa 😄

Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ có 1 cái nhìn chính xác hơn về React HooksRedux đồng thời đưa ra được những lựa chọn công nghệ phù hợp cho dự án của mình.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí