+4

Tái sử dụng code logic với render props

Sử dụng render props trong React là một cách hiệu quả để tái sử code. Theo React documentation "một conponent có sử dụng một render props sẽ lấy function đó để trả về React element và gọi nó thay vì thực hiện logic của chính nó". Để hiểu ý nghĩa của điều đó hãy cùng nhìn vào render props pattern và sau đó áp đụng nó cho một vài ví dụ đơn giản.

render props pattern

Khi làm việc với render props bạn truyền một render function tới conponent đó và sau đó returns React element. Render function này định nghĩa bởi một component khác và nó nhận chia sẻ những gì nó đã truyền qua render function.

Nó sẽ như thế này

class BaseComponent extends Component {
  render() {
    return <Fragment>{this.props.render()}</Fragment>
  }
}

Hãy tưởng tưởng một App là một hộp quà và bản thân nó ở trên top. Nếu chiếc hộp là một component chúng ta có thể tạo và mở nó, chúng ta sẽ show props, states, functions và methods cần thiết để làm cho component có thể hoạt động mỗi khi nó được gọi bởi render().

render của một component bình thường bao gồm JSX và Dom cho bản thận nó. Nhưng thay vì vậy component này có một render function this.props.render() nó sẽ hiển thị component được truyền thông qua props.

Ví dụ: tạo một counter

Hãy làm môt counter đơn giản với chức năng tăng và giảm giá trị dựa trên button khi click.

Đầu tiên chúng ta sẽ tạo một component mà nó sẽ sử dụng để chứa State, methods và rendering ban đầu. Chúng ta sẽ gọi nó là Wrapper:

class Wrapper extends Component {
    state = {
        count: 0
  };

  // Increase count
  increment = () => {
      const { count } = this.state;
    return this.setState({ count: count + 1 });
  };

  // Decrease count
  decrement = () => {
      const { count } = this.state;
    return this.setState({ count: count - 1 });
  };

  render() {
      const { count } = this.state;

    return (
        <div>
        {this.props.render({
            increment: this.increment,
          decrement: this.decrement,
          count: count
        })}
      </div>
    );
  }
}

Trong Wrapper chúng ta chỉ định methods và state là những thứ sẽ sử dụng trong component được bọc. Cho ví dụ, chúng ta cần incrementdecrement methods. Chúng ta có giá trị ban đầu của count là 0. Logic là hoặc tăng hoặc giảm count dựa trên việc method nào được kích hoạt bắt đầu từ 0.

Nếu bạn nhìn vào trong return() ban sẽ thấy rằng chúng ta đã tận dụng this.props.render() nó sẽ giúp chúng ta truyền những thứ mà chúng ta cần (state, methods) tới component được wrapper và sử dụng nhưng thứ được truyền tới.

Để sử dụng nó cho App của chúng ta component sẽ nhìn như thế này:

class App extends React.Component {
  render() {
    return (
      <Wrapper
        render={({ increment, decrement, count }) => (
          <div>
            <div>
              <h3>Render Props Counter</h3>
            </div>
            <div>
              <p>{count}</p>
              <button onClick={() => increment()}>Increment</button>
              <button onClick={() => decrement()}>Decrement</button>
            </div>
          </div>
        )}
      />
    );
  }
}

code mẫu của counter

counter

Thêm một ví dụ về tạo data list

data list

Nguồn tham khảo

Css trick


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí