Sự khác nhau giữa toán tử `===` và toán tử `==` trong Ruby
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Trong Ruby, toán tử ===
thường được gọi là case equality operator
(hay còn được gọi là triple equals operator), nó khác với toán tử ==
hay còn được gọi là generic equality
.
Toán tử ==
dùng để so sánh hai vế có cùng giá trị hay không, đây là cách so sánh phổ biến và cơ bản nhất trong hầu hết các ngôn ngữ lập trình.
Toán tử ===
thì thú vị hơn nhiều, có ở khắp mọi nơi trong Ruby nhưng hầu hết mọi người chưa bao giờ thấy nó thực ra ở đó. Nó ẩn bên trong một cấu trúc điều khiển case when
thông thường; bất cứ khi nào bạn đang sử dụng case when
, trên thực tế bạn đang sử dụng toán tử ===
; và chính điều này làm cho câu lệnh case
trên Ruby mạnh hơn nhiều so với các ngôn ngữ như khác như C hay Java.
case foo
when bar
baz
when quux
flurb
else
blarf
end
Sẽ tương ứng với
_temp = foo
if bar === _temp
baz
elsif quux === _temp
flurb
else
blarf
end
Toán tử ===
được hiểu đơn giản là so sánh theo kiểu trường hợp. Các điều kiện của case sẽ đc implement với mỗi class tương ứng như:
- Range
- Regex
- Proc
- ...
Ví dụ đơn giản:
(1...10) === 5 # => true
Toán tử ===
sẽ đi kiểm tra array trong mệnh đề trên có tồn tại 5
hay không. Nếu có sẽ trả về true
và nếu không trả về false
.
(1..5) === 3 # => true
(1..5) === 6 # => false
Integer === 42 # => true
Integer === 'fourtytwo' # => false
/ell/ === 'Hello' # => true
/ell/ === 'Foobar' # => false
'a' === 'b' # false # different values, different objects
'a' === 'a' # true # same values
'test' == 'test' #=> true
'test' === 'test' #=> true
Vậy toán tử ==
và toán tử ===
có gì khác nhau?
String === 'test' #=> true
String == 'test' #=> false
Như vậy ===
cũng đơn thuần là so sánh giá trị chứ không phải là so sánh object, chỉ có điều nó dùng case để so sánh và vì thế ===
mới được gọi là case equality
.
Hãy cùng tìm hiểu một vài trường hợp sử dụng để hiểu thêm về toán tử ===
trong Ruby.
Array.grep
Mảng trong Ruby có một method sử dụng toán tử ===
là grep
.
Kết quả trả về là một mảng thỏa mãn.
(1..100).grep(38..44)
#=> [38, 39, 40, 41, 42, 43, 44]
names = %w(
William
Kate
Adam
Alexa
James
Natasha
)
names.grep(/am/)
# => %w(William Adam James)
Ranges
Toán tử ===
dùng để kiểm tra xem đối tượng đó là một trong các phần tử của range đó hay không.
(2..4) == 3 # => false
(2..4) === 3 # => true
(2..4) === 6 # => false
(Date.parse('2017/08/21')..Date.parse('2017/08/27')) === Date.parse('2017/08/26')
# => true
(Date.parse('2017/08/21')..Date.parse('2017/08/27')) === Date.parse('2017/08/29')
# => false
('a'..'z') === 'a'
# => true
('a'..'z) === 'abc'
# => false
Class / Module
Khi so sánh mod === obj
, kết quả trả về sẽ là true
nếu obj
là một instance của mod
hoặc là một trong những hậu duệ của mod. Việc sử dụng hạn chế cho module
, nhưng có thể được sử dụng để phân loại các đối tượng theo class
. Về cơ bản thực hiện như là obj.kind_of?(mod)
. Cùng xem ví dụ:
'text'.class.ancestors
# => [String, Comparable, Object, Kernel, BasicObject]
String === 'text'
# => true
Object === 'text'
# => true
Numeric === 'text'
# => false
Regexp
So sánh rxp === str
thì cơ bản sẽ thực hiện như rxp =~ str >= 0
.
Tức là kết quả trả về true
khi str
match với rxp
và ngược lại thì trả về false
. Ví dụ:
/^[a-z]*$/ === 'HELLO'
#=> false
/^[A-Z]*$/ === 'HELLO'
#=> true
Proc
So sánh proc === obj
thì sẽ gọi block với một đối tượng như tham số giống như #call
. Ví dụ:
is_today = -> (date) { Date.current === date }
is_today === Date.current
# => true
is_today === Date.tomorrow
# => false
is_today === Date.yesterday
# => false
Lambdas thì cũng tương tự với proc
.
Object
Với object thì toán tử ===
cũng tương tự như toán tử ==
.
Trên đây mình đã trình bày một số điểm khác nhau giữa toán tử ===
và ==
trong Ruby.
Cũng gần giống như thế, trong Javascript, toán tử ===
chỉ trả về true
nếu như cả hai toán hạng đều cùng một loại và có cùng giá trị. Nếu so sánh khác loại, kết quả sẽ trả về false
. Bạn có thể xem bài viết chi tiết hơn ở đây.
Hi vọng với bài viết này, bạn sẽ phân biệt được 2 toán tử so sánh này.
Cám ơn
Tham khảo
All rights reserved