+3

Sử dụng this trong javascript

Javascript thật quyễn rũ, càng ngày càng có nhiều người học js cũng như càng ngày càng có nhiêu nguồn tài nguyên giúp cho việc học js dễ dàng hơn. Tuy nhiên Javascript lại hơi đỏng đảnh và đôi khi để hiểu hết hoặc tận dụng tốt các tính năng của js không phải điều dễ dàng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một thứ rất phổ biến và quan trọng trong javascript, đó là this

Trong javascript, các hàm callback thường được truyền đi nhiều nơi và thường được thực thi tại một thời điểm cũng như ngữ cảnh khác mà nơi nó được định nghĩa hoặc gọi. Việc biết được chi tiết về ngữ cảnh gọi hàm là điều rất quan trọng. This là nơi mà callercontext được lưu trữ, cung cấp cho chúng ta những thông tin và công cụ để có thể làm việc hiệu quả hơn. Hiểu rõ về this giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về javascript và tránh được những rắc rối đến từ những lắt léo về ngữ cảnh trong ngôn ngữ này.

Quy luật của this

this là một keyword đặc biệt đại diện cho object mà tại đó phương thức hiện tại được gọi. Như chúng ta đều biết, function trong js được pass qua lại rất nhiều nơi và tại nhiều thời điểm khác nhau; chính vì thế nên đôi khi bạn sẽ không thể biết được function của mình đang được gọi tại đâu, do ai hay gọi vào thời điểm nào. Chính điểm này khiến cho việc làm việc với this trở nên vô cùng thú vị (cũng không kém phần khó khăn 😄 )

Bạn có thể tưởng tượng this như là một tham số mở rộng và nó có sẵn tại tất cả các lời gọi function, tham số mà bạn không cần phải truyền vào, nó mặc định luôn tồn tại trong hàm (trừ arrow function).

Sự nhầm tưởng rằng this bị phụ thuộc vào "where a function lives in the code." khiến chúng ta phải nhìn lại một cách cẩn thận về việc this là gì hay tính chất của nó thế nào. Nhiều người khi mới học js thường để ý vào phần implement của function hoặc nhìn vào object để phán đoán xem this là gì. Cách làm này gây ra rắc rối bởi vì cách này chỉ cho thấy được cách mà function hoạt động chứ không thể hiện được bản chất và tính chất của this. Đôi khi, một object có thể được kế thừa từ một object khác; mặt khác chúng ta cũng thường xuyên làm phép gán một action nào đó cho một object cho trước. Điều này khiến cho việc có được hình dung bao quát về this không hề dễ.

Lưu ý một chút về this

  • Khi bạn gọi một method được define trên một object, ví dụ myObject.foo() thì this chính là myObject
  • Khi bạn define một function trong global namespace (không có parent object), ví dụ function foo() {}. Trong trường hợp này thì thực tế foo vẫn có parent object, đó là window object. Điều này có nghĩa là khi bạn gọi foo() thì giá trị của this chính là window
  • Cần chú ý thêm về khả năng modify this của callapply

Một số ví dụ

chúng ta sẽ define function foo() tong global namespace, sau đó sẽ đặt foo trong namespace của object myObj, cùng xem giá trị của this sẽ như thế nào nhé

function foo(){
    console.log( this );
}

var myObj = {
    myFunc: foo
}

myObj.myFunc();
// => Object {myFunc: function}

foo();
// => Window {top: Window, window: Window, location: Location, ...}

như bạn có thể thấy từ console, kết quả của this trong hai lời gọi hoàn toàn khác nhau, mặc dù nó cùng đến từ một function, lý do ở đây là namespace trong mỗi lần gọi hàm là khác nhau. Nói cách khác thì caller của hai lần gọi là khác nhau

Sử dụng callapply để thiết lập this

Nếu bạn sử dụng call hoặc apply. cả 2 functions này sẽ cho phép bạn thay đổi giá trị của this khi gọi hàm.

Như mình đã nói ở trên, chúng ta có thể coi this như một tham số mở rộng và luôn có sẵn để dùng trong các hàm (trừ arrow function), tham số này được coi là bị ẩn bởi vì chúng ta không hề truyền tham số này khi gọi hàm, điều này cũng gây ra khó khăn khi chúng ta cần thay đổi hoặc set thủ công giá trị của this. Với callapply thì khác, lúc này this có thể được định nghĩa bằng cách thiết lập tham số đầu tiên của callapply

Ví dụ:

// Không set giá trị để thay đổi `this`
foo.call();
// => Window {top: Window, window: Window, location: Location, external: Object, chrome: Object…}

// apply cho kết quả tương tự
foo.apply();
// => Window {top: Window, window: Window, location: Location, external: Object, chrome: Object…}

// tiếp theo chúng ta sẽ truyền vào tham số để thay đổi giá trị của `this`

var someOtherObj = { "hello": "world" };
foo.call(someOtherObj);
// => Object {hello: "world"}
// lúc này giá trị của `this` đã được đổi thành `Object {hello: "world"}`

như bạn đã thấy thì chúng ta có thể dùng callapply để thay đổi giá trị của this, nói một cách khác thì chúng ta đã "nói với foo rằng nó đã được gọi bởi someOtherObj (mặc dù thực tế không phải vậy 😄 ). Bạn có thể thắc mắc rằng tại sao lại phải nói với foo rằng nó được gọi bởi someOtherObj trong khi thực tế không phải vậy? Điều này liên quan đến việc sử dụng hàm callback trong thực tế, các hàm này thường được gọi bất đồng bộ và trả qua rất nhiều tầng, pass đi khắp nơi trong cả project, lúc đó để xác định được callerthis là điều không dễ dàng, đôi khi bạn sẽ gặp phải trường hợp cần dùng đến this, nhưng tại thời điểm cần dùng thí this đó đã không còn là this mà bạn tưởng tượng và định nghĩa ngay từ đầu nữa.

Call với Apply

trong thực tế, gần như không có sự khác biệt giữa callapply, bạn có thể dùng cách nào cũng được. Chỉ có một sự khác biệt nhỏ giữa 2 cách này, đó là ngoài tham số đầu tiên thìcall nhận vào một danh sách các tham số (phân cách bởi dấu , ) còn apply nhận các tham số còn lại từ một mảng

foo.call( valueOfThis, arg1, arg2, arg3 ...)
foo.apply( valueOfthis, [ arg1, arg2, arg3 ...] )

ES6 Arrow Functions

Trong Arrow function thì this không còn tồn tại, khi chúng ta dùng this trong arrow function thì chính là đang dùng this của parent object. Việc loại bỏ đi this trong arrow function giúp chúng ta loại bỏ đi phiền toái của việc nhầm lẫn giá trị và cách dùng của this

let junkBag ={
  junk: [1,"gold",true],
  treasure: [],
  sortJunk: function() {
    this.junk.forEach(function (item, index) {
      if (item == "gold") {
        this.junk.splice(index, 1)
        this.treasure.push(item)
      }
    })
  }
}

junkBag.sortJunk()
console.log(junkBag.treasure)
console.log(junkBag.junk)

khi bạn thực thi code trên, bạn sẽ gặp lỗi TypeError: undefined is not an object (evaluating 'this.junk.splice') lý do bởi vì function được pass vào trong forEach có context là global namespace, this khi đó chính là window và bạn không thể access được vào junk nữa.

Với arrow function thì khác, context bên trong hàm được truyền vào forEach không bị thay đổi nữa, bất kỳ lời gọi đến this nào cũng sẽ được dùng từ parent object

let junkBag ={
  junk: [1,"gold",true],
  treasure: [],
  sortJunk: function() {
    // Here comes the arrow function.
    // Notice that we need an extra set
    // of parentheses now that we have
    // two arguments.
    this.junk.forEach((item, index) => {
      if (item == "gold") {
        this.junk.splice(index, 1)
        this.treasure.push(item)
      }
    })
  }
}

junkBag.sortJunk()
console.log(junkBag.treasure)
console.log(junkBag.junk)

Hiểu thêm về this (hay calling context) mang lại cho chúng ta một lợi thế không hề nhỏ, chúng ta có thể không biết được chính xác context đã thay đổi thế nào khi code chạy, nhưng chúng ta có thể ngăn cản việc sử dụng sai this khi context thay đổi (bằng cách sử dụng arrow function hoặc call, apply)

Tham khảo

https://zellwk.com/blog/this/ https://github.com/getify/You-Dont-Know-JS/tree/master/this %26 object prototypes https://www.vikingcodeschool.com/falling-in-love-with-javascript/basic-syntax-this


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.