Sử dụng Server Sent Events (SSE) trong ASP.NET Core
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 4 năm
Một số ứng dụng web cần hiển thị dữ hiện thời gian thực (real-time). Trong thời gian sớm nhất có thể dữ liệu mới trên server ngay lập tức cần được hiển thị đến người dùng. Theo truyền thống các lập trình viên thường sử dụng cách thăm dò (polling) server định kì để kiểm tra có dữ liệu mới hay không. Cách tiếp cận này có nhược điểm của riêng nó và có thể chứng minh không phù hợp ở một số trường hợp nhất định. Sẽ không tốt sao nếu server thông báo cho client dữ liệu mới, thay vì client kiểm tra định kỳ với server ? Đó chính là những gì HTML5 Server Sent Event (SSE) cho phép bạn làm. Trong bài viết này bạn sẽ tìm hiểu Server Sent Events là gì và làm thế nào phát triển một ứng dụng ASP.NET Core nhận dữ liệu real-time từ server.
Ajax polling và SSEs
Ứng dụng web cần hiển thị dữ liệu real-time thường sử dụng công nghệ "polling" (thăm dò) để lấy dữ liệu mới nhất từ server. Ví dụ, bạn có thể phát triển một ứng dụng ASP.NET web form có dùng Ajax request định kì đến server để kiểm tra liệu có dữ liệu mới hay chưa. Theo đó web form sẽ render chính nó và hiển thị dữ liệu mới nhất. Tuy nhiên, công nghệ này có những nhược điểm sau:
- Công nghệ "polling" tạo ra quá nhiều request đến server nếu như tần suất polling là ngắn. Điều này sẽ gây ra gánh nặng cho server.
- Khi các hoạt động polling được thực hiện thì không có cách nào để nói cho client biết liệu dữ liệu mới đã sẵn sàng trên server chưa. Client có thể giữ việc polling server định kì ngay cả khi không có dữ liễu nào có sẵn. Đây là chi phí không cần thiết trên toàn bộ hệ thống.
- Công nghệ polling ít chính xác hơn. Khi tần suất polling được quyết định bởi client và nó độc lập với sự sẵn có dữ liệu của bên server, nó có thể xảy ra trường hợp mà dữ liệu đã sẵn có trên server nhưng client chỉ có thể hiển thị dữ liệu mới sau một vài lần gián đoạn.
Server Sent Events (SSEs) được gửi đi bởi server. Sử dụng SSE bạn có thể thông báo tới ứng dụng client bất kì khi nào có những điều thú vị xảy ra trên server như có dữ liệu mới chẳng hạn. Và client có thể có các hành động thích hợp, như hiển thị dữ liệu mới tới người dùng.
Ví dụ về việc sử dụng SSE với ASP.NET Core
Để hiểu làm thế nào SSE có thể sử dụng trong ứng dụng ASP.NET Core bạn sẽ phát triển một ứng dụng như bên dưới:
Ứng dụng có một trang với button Start Listening. Click button này sẽ mở một kết nối với một Event Source được chỉ định. Event source có trách nhiệm gửi thông báo dữ liệu trở lại trình duyệt. Sau khi event source gửi dữ liệu thì kết nối đến event source sẽ bị đóng lại.
Bắt đầu bằng việc tạo mới ứng dụng web ASP.NET Core và thiết lập nó như bình thường bởi việc thêm các thư mục khác nhau và bắt đầu code.
NorthwindDbContext và class Customer
Chúng ta cần lấy dữ liệu từ bảng Customer
và cơ sở dữ liệu Northwind
. Dữ liệu này tiếp đó sẽ được gửi đến client. Như vậy, thêm các class NorthwindDbContext
và Customer
như sau:
[Table("Customers")]
public class Customer
{
[Key]
public string CustomerID { get; set; }
public string CompanyName { get; set; }
public string ContactName { get; set; }
public string Country { get; set; }
}
public class NorthwindDbContext:DbContext
{
public NorthwindDbContext(
DbContextOptions<NorthwindDbContext>
options) : base(options)
{
}
public DbSet<Customer> Customers { get; set; }
}
Class Customer bao
gồm 4 thuộc tính public được đặt tên CustomerID
, CompanyName
, ContactName
và Country
. Class NorthwindContext
quản lý Customer DBSet
.
DbContext
sẽ inject từ class Startup.cs
như sau:
public void ConfigureServices(IServiceCollection services)
{
services.AddMvc();
services.AddEntityFrameworkSqlServer();
services.AddDbContext<NorthwindDbContext>
(o => o.UseSqlServer(
"data source=.;initial catalog=Northwind;integrated
security=true;multipleactiveresultsets=true;"));
}
DbContext
được nhận trong HomeController
như code bên dưới:
public class HomeController : Controller
{
private NorthwindDbContext db;
public HomeController(NorthwindDbContext db)
{
this.db = db;
}
}
Process()
action
Ngoài action Index()
, HomeController
sẽ có thêm một action để làm việc với event source. Đó là action Process()
:
public IActionResult Process()
{
StringBuilder sb = new StringBuilder();
foreach (Customer obj in db.Customers.
OrderBy(i => i.CustomerID).Take(5))
{
string jsonCustomer =
JsonConvert.SerializeObject(obj);
sb.AppendFormat("data: {0}\n\n", jsonCustomer);
}
return Content(sb.ToString(), "text/event-stream");
}
Action Process()
tạo một StringBuilder
dành cho việc lưu trữ dữ liệu cái mà được gửi trở lại trình duyệt. Vòng lặp đơn giản duyệt qua Customer DbSet
và nắm từng đối tượng Customer
riêng biệt. Đối tượng Customer
này được chuyển đổi thành JSON sử dụng Json.Net
. Phương thức SerializeObject()
chấp nhận một đối tượng .NET và trả về dữ liệu JSON tương ứng. Do vậy dữ liệu JSON thu được sẽ được đẩy vào đối tượng StringBuilder
. Chú ý dữ liệu được đẩy vào StringBuilder
như thế nào.
Cũng vậy chú ý dữ liệu được trả về từ action Process()
như thế nào. Phương thức Content()
của class base Controller có 2 tham số (dữ liệu gửi đến trình duyệt và Content-Type
của nó). Dữ liệu đến từ StringBuilder
. Content-Type
được chỉ định như text/event-stream
. Content type này là bắt buộc với SSEs. Đến đây chúng ta đã hoàn thành code bên phía server. Hãy chuyển qua phần code cho client.
Index view
Index view bao gồm một form đơn gian như dưới đây:
<form>
<input type="button" id="btnListen"
value="Start Listening" />
<br /><br />
<div id="headerDiv" class="tickerheading"></div>
<div id="targetDiv" class="ticker"></div>
<div id="footerDiv" class="tickerfooter"></div>
</form>
Form chứa button Start Listening và 3 thẻ <div>
. headerDiv
hiển thị header message, footerDiv
hiển thị footer message và tagerDiv
hiển thị dữ liệu trả về từ server.
Jquery sử dụng EventSource
Code Jquery triển khai SSE trong Index view như bên dưới:
$(document).ready(function () {
$("#btnListen").click(function () {
var source = new EventSource('/home/process');
source.addEventListener("open", function (event) {
$('#headerDiv').append
('<h1>Processing started...</h1>');
}, false);
source.addEventListener("error", function (event) {
if (event.eventPhase == EventSource.CLOSED) {
$('#footerDiv').append
('<h1>Connection Closed!</h1>');
source.close();
}
}, false);
source.addEventListener("message", function (event) {
var data = JSON.parse(event.data);
$("#targetDiv").append
("<div>" + data.CustomerID +
" - " + data.CompanyName + "</div>");
}, false);
});
});
Code ở trên bao gồm 4 phần.
- Trong click event handler một
EventSource
được tạo để kết nối đến/home/process
. Do đó đối tượngEventSource
sẽ nỗ lực để mở kết nối đến tài nguyên được chỉ định này. - Nếu kết nối được mở thành công, open event sẽ được sinh ra bởi đối tượng
EventSource
. Open event có thể xử lý bởi sử dụng phương thứcaddEventListener()
. Open event handler đơn giản là hiển thị message ởheaderDiv
. - Nếu có bất kì lỗi trong việc giao tiếp error event sẽ được sinh ra. Phía trong, bạn có thể kiểm tra
eventPhase
và có hành động thích hợp. Trong trường hợp này code kiểm tra liệu event source đã được đóng hay chưa. Nếu đã đóng nó hiển thị message trongfooterDiv
và cũng gọi phương thứcclose()
củaEventSource
. Nếu bạn không gọi phương thứcclose()
trình duyệt sẽ trigger trở lại source sau 3 giây. Việc gọiclose()
đảm bảo rằng trình duyệt không lặp lại việc trigger event source. Tất nhiên, nếu bạn muốn lặp lại việc trigger, bạn không cần đóng event source. - Khi server gửi event notification đến trình duyệt thì message event được sinh ra. Message event handler nhận dữ liệu bằng việc sử dụng thuộc tính
event.data
. Trong trường hợp nàyevent.data
sẽ là một đối tượngCustomer
đơn trong định dạng JSON. Và message sẽ được sinh ra nhiều lần phụ thuộc vào dữ liệu từ server gửi về.CustomerID
vàCompanyName
được thêm vào thẻtargetDiv
.
Giải quyết việc xử lý quá dài bên phía server
Trong ví dụ trên, xử lý phía server là khá đơn giản. Tuy nhiên, tại những thời điểm xử lý phía server có thể khá dài và nhiều dữ liệu cần được gửi đến client. Trong những trường hợp như vậy, thay vì đợi cho việc tính toán của tất cả dữ liệu sẽ là tốt hơn neeus gửi từng phần nhỏ. Với cách này client sẽ nhận một vài thứ từ server ngay cả khi server vẫn còn đang trong quá trình xử lý (chưa hoàn thành). Nếu bạn muốn thành lập như một task bạn có thể sửa action Process()
như bên dưới:
public void Process()
{
Response.ContentType = "text/event-stream";
foreach (Customer obj in db.Customers)
{
string jsonCustomer = JsonConvert.SerializeObject(obj);
string data = $"data: {jsonCustomer}\n\n";
System.Threading.Thread.Sleep(5000);
HttpContext.Response.WriteAsync(data);
HttpContext.Response.Body.Flush();
}
Response.Body.Close();
}
Trong trường hợp này thay vì sử dụng phương thức Content()
để trả về IActionResult
, code sử dụng đối tượng Response
. Thuộc tính ContentType
của Response
được set tới text/event-stream
. Một vòng lặp duyệt qua tất cả các đối tượng Customer
. Customer
được chuyển đổi thành JSON như trước và được ghi tới Response
stream sử dụng phương thức WriteAsync
. Phương thức Flush()
của Response
body đảm bảo rằng dữ liệu được đẩy đến trình duyệt. Phương thức Close()
đóng Response
stream do đó kết thúc event source.
Thảo luận
Bài viết này giúp bạn hiểu được Server Sent Events là gì và cách sử dụng nó trong ASP.NET Core. Các bạn có thể thấy nó có ưu điểm rất lớn trong các ứng dụng cần cập nhật dữ liệu thời gian thực (real-time), ví dụ như chứng khoán, giá vàng, thời tiết,...Hy vọng các bạn có được những điều hữa ích cho mình qua bài biết này. Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Bài viết được dịch từ nguồn:
All rights reserved