+5

Sử dụng Laravel Collections trong JavaScript với Collect.js

Giới thiệu

Chào mọi người, một tháng lại đi qua, mình đã trở lại và ăn hại gấp đôi (hehe).

Trong quá trình phát triển các ứng dụng, chắc hẳn bạn đã từng phải xử lý các thao tác tính toán, tìm kiếm, sắp xếp, ... phức tạp trên một tập dữ liệu. Việc này có lẽ đã khiến cho bạn tốn kha khá thời gian. Chính vì điều này, Laravel Collections đã ra đời.

Nếu bạn đã từng làm việc với Laravel, chắn chắn bạn đã từng sử dụng qua Laravel Collections. Đây là một lớp hỗ trợ cho bạn xử lý các thao tác trên một tập dữ liệu vô cùng đơn giản, hiệu quả, nhanh chóng. Nay Laravel Collections còn có thể được sử dụng trong JavaScript thông qua thư viện Collect.js. Đây cũng là nội dung của bài viết của mình. Chúng ta cùng bắt đầu thôi !

Sơ lược về Laravel Collections và Collect.js

Đầu tiên chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về Laravel Collections. Thì Collections trong Laravel thực chất là một lớp (class) đã được tính hợp các phương thức xử lý dữ liệu. Nó thay thế cho mảng (array) truyền thống. Giống như mảng, Collections có thể chứa nhiều phần tử bên trong nó. Tuy nhiên khác với mảng, các phần tử này không chỉ là các dữ liệu nguyên thủy (integer, String, boolean, ...) mà nó còn là các đối tượng (object), ... Một số ưu điểm của Collections:

  • Collections sử dụng bộ nhớ động nên có thể thay đổi kích thước (số lượng) phần tử linh hoạt
  • Collections hỗ trợ các phần tử không cùng kiểu dữ liệu
  • Collections có các phương thức hỗ trợ việc tính toán, tìm kiếm, sắp xếp, ...
  • ........

Laravel Collections thật sự rất hữu ích phải không nào. Nay bạn còn có thể mang Laravel Collection vào JavaScript với Collect.js. Đây là một thư viện được phát triển bằng JavaScript dựa trên Collections của Laravel. Nó hoạt động tương tự như Laravel Collection và hoạt động tốt với kiểu dữ liệu mảng (array) và đối tượng (object).

Đã xong phần tìm hiểu, bây giờ chúng ta tiến hành cài đặt và sử dụng thôi.

Cài đặt

Npm

Chạy lệnh sau:

npm install collect.js --save

Yarn

Chạy lệnh sau:

yarn add collect.js

CDN

Vào đây để lấy link CDN nếu bạn muốn nhúng thẳng vào ứng dụng của mình: https://cdnjs.com/libraries/collect.js

Import vào ứng dụng Laravel

Các bạn hãy copy đoạn code sau và dán vào cuối file resources/assets/js/bootstrap.js

window.collect = require('collect.js');

Sau đó chạy lệnh sau để render thư viện:

npm run dev

Cuối cùng import file app.jsở bất cứ nơi nào bạn muốn sử dụng Collect.js:

{{ Html::script(asset('js/app.js')) }}

Sử dụng

Để tạo một collection:

var collection = collect([1, 2, 'Green', 'Red']);

Một số phương thức:

  • all(): Phương thức này trả về mộ mảng chứa tất cả các phần tử trong collection.
var collection = collect([1, 2, 'Green']);
collection.all();

// kết quả:  [1, 2, 'Green']
  • dd(): Phương thức này sẽ console.log() collection và ngừng tiến trình hiện tại.
collect([1, 2, 'OK']).dd();
  • avg(): Tính trung bình các phần tử là số trong collection.
collect([1, 3, 3, 3]).avg();

// kết quả: 2.5

var collection = collect([
    {
      name: 'Mr. Smith', posts: 25
    }, 
    {
      name: 'Ms. Susan', posts: 17
    }
]);

collection.avg('posts');

// kết quả: 21
  • chunk(): Phương thức này tách collection thành từng phần riêng biệt với kích thước nhất định.
var collection = collect([1, 2, 3, 4, 5, 'Red', 'Blue']);
 
var chunks = collection.chunk(5); 
chunks.all(); 

//kết quả: [[1, 2, 3, 4, 5], ['Red', 'Blue']]
  • collapse(): Phương thức này gộp một collection của nhiều mảng thành collection của một mảng.
var collection = collect([[1, 2], [3], [4, 5, 6]]);
 
var collapsed = collection.collapse();
collapsed.all();

// kết quả [1, 2, 3, 4, 5, 6]
  • count(): Phương thức này trả về tổng số phần tử trong collection.
var collection = collect([1, 2, 3, 4]);

collection.count();

//kết quả: 4
  • contains(): Phương thức này kiểm tra trong collection có chưa 1 phần tử nào đó hay không.
var collection = collect({
  name: 'Tony Stark',
  age: 22
});

collection.contains('Peter');
// kết quả: false

collection.contains('age', 22);
// kết quả true
  • diff(): Phương thức này so sánh 2 collection và trả về các phần tử khác nhau.
const collection = collect([1, 2, 3, 'Red']);

const diff = collection.diff([1, 3, 7]);
diff.all();

// kết quả: [2, 'Red']
  • each(): Phương thức này duyệt qua từng phần tử của collection.
var sum = 0;
const collection = collect([1, 3, 4, 1]);

collection.each(function (item) {
  sum += item;
});

// kết quả sum = 9
  • filter(): Phương thức này duyệt qua từng phần tử của collection và giữ lại các phần tử thỏa điều kiện lọc, và xóa các phần tử không thỏa điều kiện.
collection = collect([1, 4, 5, 2]);
var filtered = collection.filter(function (value, key) {
    return (value % 2);
});

filtered.all();

// kết quả: [1, 5]
  • forget(): Phương thức này xóa phần tử ra khỏi collection theo key nào đó.
const collection = collect({
  name: 'Stark',
  age: 21,
});

collection.forget('age');
collection.all();

// kết quả: {name: 'Stark'}
  • isEmpty(): Phương thức này kiểm tra collection có rỗng không.
  • keys(): Phương thức này trả về tất cả các key của collection.
const collection = collect({
    name: 'Petter Paker',
    age: 18,
    club: 'Music',
    nickname: 'Spidey',
});

keys = collection.keys();
keys.all();

// kết quả: ['name', 'age', 'club', 'nickname']
  • pluck(): Phương thức này trả về tất cả các giá trị của các phần tử theo key tùy chọn.
const collection = collect([
    {
        id: 23,
        name: 'Tony',
    }, 
    {
        id: 24,
        name: 'Petter',
    }
]);

const plucked = collection.pluck('name');
plucked.all();

// kết quả: ['Tony', 'Petter']
  • toJson(): Phương thức này chuyển collection thành chuỗi json tương ứng.
const collection = collect({
    id: 3,
    name: 'Tony',
    gender: 'male',
});

const json = collection.toJson();

// kết quả: {"id": 3, "name": "Tony", "gender": "male"}
  • where(): Phương thức này sẽ lọc collection theo điều kiện của cặp key, value.
const collection = collect([
    { name: 'Susan', comment: 50 },
    { name: 'Tony', comment: 100 },
    { name: 'Petter', comment: 70 },
    { name: 'Steven', comment: 100 },
]);

const filtered = collection.where('comment', 100);
filtered.all();

// kết quả:
// [
//     { product: 'Tony', comment: 100 },
//     { product: 'Steven', comment: 100 },
// ]
  • whereIn(): Phương thức này sẽ lọc collection theo điều kiện của cặp key, value có chứa trong mảng đã cho không.
const collection = collect([
    { name: 'Susan', comment: 50 },
    { name: 'Tony', comment: 100 },
    { name: 'Petter', comment: 70 },
    { name: 'Steven', comment: 100 },
]);

const filtered = collection.whereIn('comment', [50, 70]);
filtered.all();

// kết quả:
// [
//     { product: 'Susan', comment: 50 },
//     { product: 'Petter', comment: 70 },
// ]

Ngoài ra, còn rất nhiều các phương thức khác, bạn có thể đọc thêm tại: https://github.com/ecrmnn/collect.js/

Strict Comparisons

Tuy Collect.js được phát triển dựa trên Laravel Collection nhưng vẫn có một chút khác biệt. Đó là Laravel Collection sử dụng phép so sánh tương đối (loose) là mặc định và nó cũng cung cấp một số phương thức sử dụng phép so sánh tuyệt đối (strict). Còn tất cả các phương thức của Collect.js đều sử dụng phép so sánh tuyệt đối (strict), tức là sử dụng ===, !==, ... thay vì ==, !=, .... Vì vậy các phương thức strict của Laravel Collections đã được loại bỏ khỏi Collect.js. Đây là danh sách các phương thức bị loại bỏ và các phương thức thay thế:

  • Dùng contains() thay cho containsStrict()
  • Dùng unique() thay cho uniqueStrict()
  • Dùng where() thay cho whereStrict()
  • Dùng whereIn() thay cho whereInStrict()
  • Dùng whereNotIn() thay cho whereNotInStrict()

Kết luận

Qua bài viết này, mình đã hướng dẫn các bạn sử dụng Laravel collections trong JavaScript bằng thư viện Collect.js và đã giới thiệu qua một số phương thức của nó. Hy vọng mọi người sẽ thích bài viết của mình.

Tham khảo

https://github.com/ecrmnn/collect.js/


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí