+2

So sánh máy chủ ảo (VPS), Hosting, Server, Cloud Hosting

Việc deploy code là việc mà các dev nên biết, tuy nhiên cũng cần phải lựa chọn web hosting nào phù hợp cho dự án của mình. Dưới đây là những điểm khác nhau giữa 4 web hosting: VPS, Hosting, máy chủ chuyên dụng (Server) và Cloud Hosting.

Điểm chung của 4 kiểu Web Hosting này là đều hoạt động như một trung tâm lưu trữ dữ liệu cho website của bạn, chúng chỉ khác nhau về dung lượng lưu trữ, khả năng kiểm soát, yêu cầu kỹ năng chuyên môn, tốc độ máy chủ và độ đảm bảo.

1/ VPS (Máy chủ ảo)

Một VPS (máy chủ ảo) thì được chia ra từ một máy chủ, mỗi website với VPS giống như được đặt trên một máy chủ , nhưng thực ra bạn đang chia sẻ máy chủ với vài người dùng khác, nhưng là chỉ một vài so với hàng trăm hoặc hàng ngàn như hosting. Mỗi người dùng có quyền truy cập sâu vào hệ thống không gian VPS của mình và đảm bảo được môi trường lưu trữ dữ liệu tốt hơn so với hosting. Các trang web cần sự kiểm soát bảo mật và tốc độ xử lý tốt hơn những không muốn đầu tư hẳn vào một máy chủ có thể cân nhắc về hình thức VPS.

Nhược điểm

Tuy có tốc độ xử lý tương đối nhưng nhìn chung VPS cũng còn nhiều hạn chế về phần này nếu như bạn chọn gói dịch vụ VPS không đạt đủ yêu cầu và hiệu suất trang web của bạn vẫn có thể bị ảnh hưởng phần nào bởi các trang web khác trên cùng máy chủ. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng là không nhiều

2/ Shared Hosting

Trong Shared hosting ( hay còn gọi là hosting), trang web của bạn được đặt trên một máy chủ cùng với nhiều trang web khác, có thể dao động từ vài trăm đến vài ngàn website. Thông thường, các website này chia sẻ chung tài nguyên từ máy chủ như bộ nhớ RAM và CPU. Với chi phí thấp, nên hầu hết các trang web này chạy các phần mềm tiêu chuẩn được tích hợp sẵn trên máy chủ. Hosting phổ biến không chỉ bởi chi phí thấp mà nó còn rất dễ cho bạn vận hành trong giai đoạn đầu vì nó không đòi hỏi kỹ năng chuyên môn quá nhiều.

Nhược điểm

Không có quyền truy cập sâu vào hệ thống, bị hạn chế khi website của bạn có lượng truy cập lớn, và hiệu suất website của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi các trang web khác trên cùng một máy chủ.

3/ Server

Một Server (máy chủ dùng riêng) cung cấp cho bạn quyền kiểm soát hoàn toàn trên máy chủ mà bạn đặt website – Bạn được độc quyền sử dụng và hoàn toàn có thể cho những người dùng khác thuê lại. Trang web của bạn là trang web duy nhất trên máy chủ nếu bạn muốn.

Nhược điểm

Sức mạnh lớn, quyền kiểm soát tối đa… Nên có thể nói điểm yếu duy nhất của Server là chi phí. Các Server thường rất đắt tiền và nó chỉ được đề nghị sử dụng khi bạn thật sự cần sự kiểm soát tối đa và yêu cầu hiệu suất khá cao. Ngoài ra, bạn phải đảm bảo bạn có một kiến thức nhất định để có thể hoàn toàn kiểm soát được hiệu suất của server

4/ Cloud Hosting

Cloud Hosting cung cấp cho bạn một khả năng không giới hạn để xử lý các lưu lượng truy cập lớn. Đây là cách mà nó hoạt động: một nhóm những máy chủ ( còn gọi là đám mây) làm việc chung với nhau để quản lý một nhóm các website. Điều này cho phép nhiều máy chủ có thể làm việc chung với nhau để kiểm soát lượng truy cập từ bất kỳ website cụ thể nào trong nhóm các website được quản lý.

Nhược điểm

Nhiều Cloud Hosting được điều chỉnh để giới hạn quyền truy cập sâu vào hệ thống của bạn ( như là thay đổi cài đặt của hệ thống và thêm vào một vài phần mềm hỗ trợ) và chi phí khá cao.

Kết luận: Trên là các kiểu Web Hosting hiện tại. Ngoài ra, để tiện cho việc đáp ứng nhiều nhu cầu hiện tại, thì các nhà cung cấp dịch vụ cũng cung cấp nhiều gói khác nhau trong từng kiểu Web Hosting.

Tùy vào độ lớn của dự án, các yêu cầu cần thiết cho dự án, hay chi phí mà bạn nên xem xét việc lựa chọn loại web hosting và các gói dịch vụ trong từng kiểu để phù hợp nhất dự án, nhu cầu của bạn.


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí