+8

So sánh các đặc điểm của Dev khi làm việc tại Nhật và tại nước ngoài (2)

Lần trước, tác giả đã viết bài nêu một số so sánh khi làm developer ở Nhật và ở nước ngoài ở góc nhìn cá nhân tác giả. Bài viết đó đã nhận được sự quan tâm khá lớn từ bạn đọc, vậy nên lần này tác giả muốn viết thêm đôi điều chi tiết hơn về những kinh nghiệm mà tác giả đã thu nhặt được trong quá trình làm việc.

Và cũng giống như lần trước, không phải là những đặc điểm chung mà chỉ là góc nhìn cá nhân từ phía tác giả, mọi người chỉ nên đọc tham khảo thôi nhé 😃

Ở Mĩ

Tiếng Anh

Ngay cả khi làm việc tại Nhật Bản, tôi cũng thường xuyên sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với đồng nghiệp nước ngoài hoặc trao đổi với đối tác nước ngoài, tuy nhiên môi trường sử dụng tiếng Anh hoàn toàn không giống với tiếng Anh sử dụng hàng ngày. Công việc của kỹ sư thường sử dụng nhiều tiếng Anh liên quan đến lập trình,.. nên trong công việc có thể trao đổi rất dễ dàng, tuy nhiên khi giao tiếp hàng ngày thì có rất nhiều từ mới chưa nghe bao giờ xuất hiện liên tục nên có thể gặp chút khó khăn.

Lần trước tôi có viết tờ kê khai thuế, khi đó xuất hiện toàn là các từ chuyên môn ít khi xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày và trong công việc. Tôi nghĩ rằng việc kê khai thuế này cũng giống như khi thực hiện ở Nhật, có nhiều từ mà mình không rõ nên bắt buộc phải tra cứu xem nghĩa của nó là gì.

Tôi nhớ rằng năm tôi làm việc lại đúng vào năm tin tức bầu cử tổng thống được đưa tin hàng ngày trên các thông tin đại chúng, vậy nên tôi đã tra cứu được rất nhiều thuật ngữ bầu cử và các từ ngữ chính trị.

Đại học Stanford

Công ty tôi làm việc nằm trong khuôn viên của Đại học Stanford, vì vậy tôi có thể sử dụng thư viện của trường đại học khi tra cứu những thông tin liên quan đến dự án. Vào thời điểm đó, an ninh không được chặt chẽ cho lắm, vì vậy đồng nghiệp của tôi vào thư viện như thể anh ta là một sinh viên và tôi cứ thế đi theo anh ta mà không có bất cứ vấn đề gì xảy ra.

Bong bóng .com

Tôi chuyển đến Mĩ làm việc vào thời điểm bắt đầu của bong bóng .com, khoảng trước khi giá cả leo thang ở vùng Thung lũng silicon. Dù vậy, tôi vẫn cảm nhận rằng có rất nhiều kỹ sư IT từ khắp nơi trên thế giới đều đổ về và sinh sống ở đây.

Ấn tượng lớn nhất với tôi là có rất nhiều người gốc Ấn ở đây. Ngay cả bây giờ, ngành IT đã rất phát triển ở Ấn Độ nhưng ở thời điểm đó đã có rất nhiều nhân tài IT ra nước ngoài làm việc.

Dù vậy thì giá cả ở khu vực này vẫn cao hơn nhiều vùng khác, với mức lương giáo viên thì khó sống ở đây, vì thế mà tôi có nghe được rằng vùng này khá thiếu giáo viên công lập.

Thung lũng Silicon

Từ thời điểm đó, tình trạng tắc nghẽn giao thông tại Thung lũng Silicon rất nghiêm trọng, khủng khiếp nhất là vào giờ cao điểm đi làm sáng sớm và chiều tối. Thời điểm đó hầu như chưa có khái niệm làm việc tại nhà, hầu hết tất cả mọi người đều sử dụng ô tô đi làm và mất hơn 30 phút để di chuyển tới công sở.

Ngoài ra, có rất nhiều công ty IT tập trung tại Thung lũng Silion và hàng ngày đi làm tôi đều đi ngang qua các công ty nổi tiếng như Google, Apple,Orcale, Adobe,.. Tôi rất ấn tượng bởi đường cao tốc chạy ngay cạnh các công ty đó, và tất cả các tầng ở tầng một đều là phòng tập thể dục.

Như tôi đã viết trước đó, giá cả xung quanh Thung lũng Silicon ở Mĩ khá cao, vậy nên khi bạn chuyển từ một khu vực khác về đây thì có vẻ như công ty của bạn sẽ có sự điều chỉnh về lương thưởng để phù hợp. Có vẻ như hầu hết mọi người sẽ phấn chấn với điều đó, nhưng trong trường hợp của tôi thì ngược lại, tôi được thông báo rằng sẽ không có sự điều chỉnh vì giá sẽ không thay đổi do việc di chuyển từ Tokyo.

Chủng tộc

Một điểm lớn khác biệt so với Nhật Bản là ở Mĩ có rất nhiều chủng tộc. Bạn đều có cơ hội gặp gỡ từ những người gốc Ấn như đã nói ở đoạn trước, cho đến những người gốc Trung Quốc, gốc Tây Ban Nha,..và có thể học hỏi được các nền văn hóa khác nhau từ họ. Như tôi đã ở bài viết trước, những người nhập cư sẽ có những cách phát âm tiếng Anh khác nhau, vậy nên khi nói chuyện bạn không cần để ý quá tới việc đây có phải là tiếng Anh chuẩn hay không.

Ngoài ra, vì toàn là dân nhập cư nên tôi được người dân địa phương đối xử bình thường, giống như cư dân ở đây vậy. Vậy nên tôi không có cảm giác là mình đang chuyển đến làm việc từ một đất nước khác, tôi đã có cảm giác rằng mình được đối xử như thể được sinh ra và lớn lên ở đây. Như đã nói phía trên thì năm đó là năm bầu cử Tổng thống, khi vào tiệm cắt tóc tôi đã rất bất ngờ khi được hỏi "Đã đi bầu cử chưa?", và tôi đã đáp lại rằng "Tôi là người nước ngoài nên không có quyền bầu cử".

Chuyển việc trong nước Mĩ

Tuy không có kinh nghiệm chuyển việc trong Nhật Bản nhưng ở Mĩ, tôi đã chuyển việc từ California tới New York, tức là từ bờ Tây sang bờ Đông của nước Mĩ. Ở một quốc gia rộng lớn, quy mô cũng khác nhau nên việc di chuyển bằng máy bay thôi cũng mất tận 5 giờ bay.

Vì Hoa Kỳ là một hệ thống liên bang nên luật và hệ thống thuế giữa các bang sẽ có sự khác nhau. Do đó, trong năm đầu tiên chuyển việc, tôi đã phải nộp 4 loại giấy tờ cho công việc trước đây làm ở California, công việc mới ở New York, bang New Jersey đang cư trú và Chính phủ liên bang, chỉ riêng các giấy tờ tôi phải nộp cũng đủ dày ngang quyển sách.

Tiện đây thì tôi cũng chia sẻ rằng, vào thời điểm đó thuế tiêu thụ ở New Jersey thấp và chỉ chính quyền tiểu bang mới cần khai thuế, nhưng nếu bạn sống ở Thành phố New York thì thuế tiêu thụ cao và bạn cần phải khai thuế cho chính quyền thành phố.

Ngoài ra, bằng lái xe giữa các bang cũng sẽ khác nhau nên khi chuyển qua sống ở một bang khác thì bạn sẽ phải thi lại bằng lái xe. Việc thi lại bằng lái xe ở New Jersey cũng tương đối dễ, chỉ cần hoàn thành khoảng 20 câu hỏi lựa chọn, và tôi gần như hoàn thành nó ngay lập tức. Tùy thuộc vào từng bang mà cách thức tiến hành bài thi lái xe cũng khác nhau, một số bang cũng tiến hành cả thực hành thay vì chỉ chi viết. Tuy nhiên, vì một lí do nào đó mà bảo hiểm ở xe hơi ở New Jersey rất cao, và khi chuyển từ California sang thì chi phí bảo hiểm của tôi đã tăng lên đáng kể.

Đi công tác trong nước Mĩ

Ở Mĩ có rất nhiều sự kiện lớn về IT diễn ra, nhưng có vẻ chúng thường được tổ chức ở những nơi có khí hậu ấm áp như Las Vegas hoặc Florida. Theo một đồng nghiệp bên marketing, khí hậu ấm áp và ổn định giúp cho việc thay đổi lịch trình khó xảy ra do thời tiết trái mùa, đồng thời dễ đảm bảo an ninh cho nhiều khách sạn ở các điểm du lịch trên thế giới.

Khi tham gia các sự kiên này, thường thường tôi mất khoảng 4-5 giờ bay. Nếu ngân sách ở công ty bạn hạn chế thì có thể bạn sẽ mất cả ngày chỉ để di chuyển vì lúc đó sẽ chuyển sang bay nối chuyến thay vì bay thẳng.

Ở Đức

Tiếng Đức

Đối với tôi thì tiếng Đức khó hơn rất nhiều so với tiếng Anh, và tôi vẫn chưa thể đạt đến trình độ có thể giao tiếp hàng ngày được. Khi giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài, tôi chủ yếu sử dụng tiếng Anh, vậy nên ít có cơ hội giao tiếp bằng tiếng Đức. Đây chính là một trong những lí do khiến tiếng Đức của tôi mãi không khá được, nhưng với điều kiện công việc hàng ngày như vậy thì khó có cách nào cải thiện hơn được. Và tôi thực sự ấn tượng với những đồng nghiệp nước ngoài của tôi, dù cho làm việc tại nước ngoài nhưng họ vẫn thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Đức.

So sánh với Mĩ

Điều khác biệt có thể nhận thấy ngay đó là liên quan đến kì nghỉ. Có lẽ là chỉ mỗi công ty tôi nhưng trước hết, ngày nghỉ có lương ở Đức thường rất nhiều, và cho dù bạn có vào công ty giữa chừng thì bạn cũng có ít nhất là 30 ngày nghỉ có lương trong năm. Các đồng nghiệp xung quanh tôi có vẻ đều sử dụng hết những ngày nghỉ đó, và từ khi đến đây làm việc, một năm tôi cũng thường có vài lần nghỉ trên 2 tuần để đi du lịch hoặc về nhà. Về phía công ty thì cũng thường gửi email khuyến khích nhân viên tối thiếu 1 năm dành khoảng trên 2 tuần để nghỉ ngơi.

Ngoài ra, có vẻ như cách nghĩ về nghề nghiệp cũng khác, và tôi đã thấy nhiều người ở Mỹ cố gắng thăng tiến sự nghiệp bằng cách thay đổi công việc, nhưng ở Đức thì điều đó không phổ biến như vậy. Cũng có thể do tôi sống ở vùng nông thôn, nhưng tôi có ấn tượng rằng có nhiều người chỉ làm ở một công ty trong một thời gian rất dài. Ngay cả xung quanh tôi, tôi chưa thấy bất kỳ đồng nghiệp nào chuyển việc sang các công ty IT khác, đến mức tôi cảm thấy rằng trong suốt nhiều năm làm việc, những người tôi gặp đều quen mặt biết tên cả. Và điều này khiến tôi cảm thấy rằng công ty có vẻ gặp khó khăn trong việc đưa ra các ý tưởng mới.

Công tác nước ngoài trong ngày

Các chuyến đi giữa nhiều nước châu Âu diễn ra liên tục, và dường như có rất ít cuộc thanh tra biên giới ở các quốc gia là thành viên của Hiệp định Schengen. Tùy thuộc vào vị trí, bạn có thể không biết mình đã qua biên giới khi nào trừ khi bạn thật sự để ý kỹ. Nơi làm việc hiện tại của tôi là ở miền Tây Nam nước Đức, nên chỉ cách biên giới giữa Pháp và Thụy Sĩ vài giờ. Do đó, những chuyến công tác nước ngoài trong ngày như vậy trông như thể bạn đi từ Tokyo đến Kanagawa hoặc Saitama vậy.

Trước đây, có một lần tôi đến thăm một công ty ở Basel, Thụy Sĩ trong một chuyến đi trong ngày. Tôi và đồng nghiệp sẽ đến làm việ sớm hơn mọi khi, sau đó chạy trên đường cao tốc Autobahn của Đức với tốc độ 200 km/h và đến Basel sau vài giờ. Chúng tôi có một vài cuộc họp và trở lại Đức ngay trong buổi tối hôm đó. Vì tiền tệ của Đức khác với Thụy Sĩ nên việc sử dụng tiền mặt trong chuyến đi trong ngày sẽ hơi khó khăn, phức tạp ở khoản đổi tiền. Tuy nhiên, vấn đề này được giải quyết bằng việc có rất nhiều trạm đổi tiền xu ở các thị trấn dọc biên giới các quốc gia Châu Âu.

(còn nữa)

Bài viết gốc tại đây


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí