+1

Số ngày nghỉ nhiều nhất thế giới! Người Nhật nghỉ quá nhiều!?

Nhật Bản - một đất nước mang lại ấn tượng mạnh mẽ là "không thể nào nghỉ ngơi" đến mức việc làm việc trong một thời gian kéo dài đã trở thành vấn đề của xã hội. Liệu Nhật thực sự có ít ngày nghỉ hơn so với các nước Âu Mỹ và những nước châu Á khác không? Hãy thử dựa vào data để cùng phân tích xem nhé!

"Ở doanh nghiệp nào cũng nghe thấy những người quản lý nhân sự của các công ty quốc tế bảo là: "Sao Nhật lại có nhiều ngày nghỉ đến thế nhỉ?"."

Ông Hiroshi Yamaguchi - cố vấn trực tiếp đã từng phụ trách quản lý nhân sự cho các pháp nhân người Nhật ở nhiều công ty có trụ sở ở Mỹ, châu Âu và châu Á kể lại.

Một quốc gia mà việc làm việc kéo dài đến mức không thể nghỉ ngơi và trở thành vấn đề của xã hội nhưng lại bị nói như vậy, rốt cuộc là thế nào?

(đỏ: Nhật/xanh dương: Mỹ/xanh lá: Pháp/cột bên trái: số ngày lễ/cột giữa: số ngày nghỉ phép được cấp và số ngày nghỉ phép thực tế/cột bên phải: tổng số ngày nghỉ)

Thực ra số ngày nghỉ lễ của Nhật nhiều hơn hẳn so với các nước khác. Những cường quốc được cho là có nhiều ngày nghỉ như Pháp một năm có 9 ngày, Mỹ cũng chỉ có 10 ngày nhưng Nhật lại lâu hơn hẳn một tuần - có tận 17 ngày. Cùng ở trong khu vực châu Á như Hông Kông và Singapore lại có số ngày nghỉ lần lượt là 13 và 11 ngày.

Còn về ngày nghỉ có lương thì sao?

Ở Pháp, số ngày phép có lương và số ngày phép họ dùng hết đều là 30 ngày, tức là họ dùng hết 100% số ngày phép của mình. Các nước hàng đầu khác như Tây Ban Nha, Brazil, Úc, Ý và các nước châu Âu nói chung đều nghỉ phép rất nhiều. Còn Nhật có 20 ngày nhưng nghỉ chỉ 10 ngày - tỉ lệ sử dụng là 50%. Hàn Quốc còn ít hơn cả Nhật, cho thấy các nước châu Á khác biệt rất nhiều với các nước châu Âu.

Nhưng không ngờ Mỹ lại là nước có khá ít ngày phép. Tỉ lệ sử dụng của họ là trên 70% nhưng số ngày phép họ có lại ít hơn Nhật - giữ ở mức 19 ngày. Số ngày lễ của họ cũng không nhiều nên nhìn chung có thể nói Mỹ là nước không nghỉ ngơi là mấy.

Nhìn từ tổng số ngày nghỉ bao gồm cả nghỉ lễ và nghỉ phép thì những nước châu Âu đang đứng hàng đầu như Pháp và Tây Ban Nha là 39 ngày. Nhật ở mức trung bình trên bảng xếp hạng với 27 ngày; Mỹ 24 ngày; các nước châu Á như Singapore là 25 ngày, Hàn Quốc 17 ngày và thấp hơn Nhật.

Về sự khác nhau giữa việc Nhật và Mỹ khó mà lấy ngày nghỉ phép nhưng các nước châu Âu thì lại nghỉ phép full luôn, ông Yamaguchi coi đó là "Có ý thức về sứ mệnh đối với công việc".

"Ở châu Âu, họ hay có những kỳ nghỉ khoảng 4 tuần không định kỳ. Cũng như người Nhật, hầu như không có ai để ý đến mail công việc trong lúc nghỉ dưỡng. Hình dung là họ "Làm việc để nghỉ ngơi".

Thực tế, lúc ông Yamaguchi làm việc tại các công ty châu Âu, ông đã cảm thấy rõ rằng người châu Âu cảm nhận của họ rất khác. Vì người châu Âu phụ trách đang trong kì nghỉ nên không ở chỗ làm, do vậy không thể lấy được sự đồng ý của họ và có nguy cơ lương của nhân viên có thể bị trễ. Việc chậm trễ thì có thể cho qua được nhưng khi cố gắng liên lạc tới nơi ở của người đó nhưng lại không gặp được, cảm thấy hơi ớn ớn.

Mặc khác, người Mỹ thì hoàn toàn ngược lại.

"Cảm giác thực tế mang lại lúc tôi ở nơi làm việc đó là trong giới doanh nhân người Mỹ, rất nhiều người có ý thức hết sức chuyên nghiệp rằng: "Nếu không phải là mình thì công việc này sẽ chẳng đâu vào đâu". Tôi đã chứng kiến nhiều người dù bị đau vẫn cố gắng đi làm." - ông Yamaguchi nói.

Những việc như vậy có lẽ cũng có mặt nào đó bị ảnh hưởng bởi chế độ của Mỹ. Mỹ là đất nước phát triển duy nhất không đảm bảo việc nghỉ có lương. Theo luật tiêu chuẩn lao động của Mỹ, họ không có quy định về ngày nghỉ có lương, nhà tuyển dụng và người lao động sẽ cùng nhau thỏa thuận về việc này. Dù cho có quyền lợi được nghỉ phép có lương nhưng họ lại luôn lo lắng rằng nếu việc mình nghỉ làm performance bị giảm xuống và bị mất việc thì nguy - đây có lẽ cũng là một trong số các nguyên nhân mà người Mỹ ít nghỉ phép.

"Rất hay thấy những giám đốc điều hành người Mỹ người thì đi làm từ 6 giờ sáng và làm việc miệt mài đến 2 giờ chiều, sau đó về nhà lúc trời vẫn còn sáng và tự tận hưởng không gian nghỉ ngơi riêng của mình; người thì làm việc cả thứ bảy chủ nhật nhưng sang tuần thì lại nghỉ nguyên cả tuần ở Mexico, nói chung họ đều tự mình xử lý công việc và điều chỉnh để những bộ phận dưới mình hoặc những team khác không bị ảnh hưởng."

Mặt khác, nguyên nhân người Nhật dùng ít ngày phép lại khác so với người Mỹ.

Xét về tỉ lệ người mang cảm giác tội lỗi khi dùng ngày nghỉ phép ở Mỹ là trên 30%, Pháp thì khá ít tầm trên 20%, nhưng Nhật thì hơn phân nửa - gần đạt mức 60%. Ở Nhật, nguyên nhân của việc này một phần cũng vì cảm giác sẽ gây ác cảm - hay nói đúng hơn là bị ánh nhìn không tốt từ mọi người khi công việc của mình làm xong rồi và chỉ mình mình được nghỉ trong khi những người đồng nghiệp còn lại vẫn đang làm việc.

Ông Yohei Tomomi (thuộc trường đại học thương mại Chiba) giải thích rằng trong môi trường mà người Nhật luôn để ý tới ánh mắt của cấp trên và đồng nghiệp thì kiểu của Nhật là "Mang việc vào người", còn kiểu Mỹ là "Mang người vào việc".

"Mô tuýp "Mang người vào việc" thì có thể xác định rõ được trách nhiệm và nội dung công việc nhưng với mô tuýp "Mang việc vào người" thì sẽ có rất nhiều việc được giao cho một người và không biết làm đến khi nào mới xong.".

Ở các nước Âu Mỹ, phạm vi công việc của mình sẽ được chỉ rõ theo hợp đồng nên họ có khuynh hướng không làm những việc ngoài vai trò của mình. Đặc biệt là ở châu Âu, những quy định về việc làm thêm ngoài giờ hay lấy ngày nghỉ phép đều được pháp luật bảo vệ, và họ cảm thấy trọng trách của bản thân đối với công việc cũng không quá nặng nề nên họ cứ thoải mái mà nghỉ. Đối với Mỹ, mặc dù họ tập trung làm việc hết mức nhưng nếu công việc xong xuôi và không gây ảnh hưởng tới performance thì họ cứ thế nghỉ thôi - style của họ là như thế. Mô tuýp "Mang việc vào người" của Nhật cũng có ưu điểm là có thể xử lý linh hoạt trong trường hợp gia giảm nhân viên hay thay đổi môi trường.

Có lẽ sẽ có một cách nghỉ nào đó mà Nhật nên nhắm đến kết hợp giữa kiểu của Nhật và kiểu của các nước Âu Mỹ.

Nguồn: https://president.jp/articles/-/21927


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí