+3

[Series Prolog] - Giới thiệu

1. Sơ lược về Prolog

Từ trước đến nay, hầu như chúng ta đều biết tới lập trình thủ tục và lập trình hướng đối tượng - hai mô hình lập trình mà người học nhập môn nào cũng từng đã học qua.
Bây giờ chúng ta hãy cùng "đổi gió" với một mô hình lập trình khác mà không kém phần thú vị - lập trình logic - cùng với ngôn ngữ tương ứng hỗ trợ cho nó là Prolog.

Prolog là một ngôn ngữ lập trình logic (Programming Logic) được áp dụng nhiều trong trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence) và ngôn ngữ học máy tính (Computational Linguistics).
Prolog có nguồn gốc từ logic bậc nhất (first-order logic), một dạng logic hình thức, và không giống như các ngôn ngữ lập trình khác, Prolog có tính mô tả: một chương trình Prolog được trình bày theo các quan hệ, được biểu diễn như là các sự kiện (fact) và luật (rule). Một chương trình Prolog được sử dụng bằng cách đặt ra một truy vấn trên các quan hệ này.
Mục tiêu của Prolog là giúp người dùng mô tả bài toán dựa trên ngôn ngữ logic, theo đó máy tính sẽ tự động suy diễn dựa trên các cơ chế suy diễn có sẵn để tìm ra lời giải cho người dùng.
Hệ thống Prolog đầu tiên được phát triển vào năm 1972 bởi Alain Colmerauer tại Marseille, Pháp. Prolog là một trong số các ngôn ngữ lập trình logic đầu tiên vẫn còn phổ biến tới ngày hôm này, với một vài dạng thực thi tự do và thương mại. Nó đã được sử dụng trong việc chứng minh định lý (theorem proving), các hệ chuyên gia (expert systems), đặc biệt là trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Processing) vì đây là mục tiêu thiết kế ban đầu của nó.

2. Nội dung của series

Series Prolog này được viết ra nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về Prolog. Công cụ dùng để thực hành trong series này SWI-Prolog. Đây là một dạng thực thi mã nguồn mở của Prolog và sử dụng được trên cả Windows, Linux và Mac OS. Nội dung của chúng ta sẽ gồm 6 chương cơ bản:

  • Chương 1: Sự kiện, luật và truy vấn
  • Chương 2: Phép đồng nhất và chiến lược tìm kiếm trong Prolog
  • Chương 3: Đệ quy
  • Chương 4: Danh sách
  • Chương 5: Các phép toán
  • Chương 6: Một số bài toán về danh sách

3. Xem thêm

Prolog wiki
SWI-Prolog wiki
Learn Prolog Now!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí