+9

SDK là gì-so sáng SDK và API

Chao, Xin chào các bạn, hôm nay mình xin giới thiệu đến các bạn một khai niệm khá hay về một trong các công cụ và phần mềm dùng để phát triển một ứng dụng thông qua một nền tảng nhất định. Đó chính là SDK.

Trong phạm vi bài chia sẻ, mình xin đề cập đến 2 vấn đề lớn cơ bản: SDK là gì, so sánh SDK và API cho những bạn có thể bị nhầm lẫn.

Chúng ta đi luôn vào nội dung chính nhé!

SDK là gì?

Như đã giới thiệu, SDK viết tắt của Software Development Kit là các công cụ và phần mềm dùng để phát triển ứng dụng thông qua một nền tảng nhất định.

Vậy SDK cung cấp cho chúng ta được những công cụ gì?

SDK cung cấp các thư viện, tài liệu, mẫu template, sample code, tiện ích gỡ rối (debugging), các ghi chú hỗ trợ (documentation) hoặc các tài liệu bổ sung,… để nhà phát triển có thể tích hợp thêm vào phần mềm/ứng dụng của mình. Đa phần chúng thường là chức năng hiển thị quảng cáo, push notification,…

SDK cũng có thể chứa các API dưới dạng thư viện hoặc một hệ thống phần cứng phức tạp nào đó.

SDK thường được xây dựng và tùy chỉnh sao cho tương thích với ngôn ngữ lập trình và các đặc điểm tương ứng. Theo đó, chúng ta có thể phân loại SDK thành các loại phổ biến sau:

  • Bộ công cụ SDK Android: sử dụng ngôn ngữ Java, được dùng để lập trình các ứng dụng trên nền tảng Android.
  • Bộ công cụ SDK iOS: sử dụng ngôn ngữ Swift, được dùng để hỗ trợ lập trình ứng dụng trên nền tảng iOS.
  • Bộ công cụ SDK Windows: Windows yêu cầu phải có .NET Framework SDK đi kèm với .NET để lập trình các phần mềm chuyên dụng.
  • Bộ công cụ SDK VMware: được dùng để tích hợp với nền tảng VMware (cho phép ảo hóa trên công nghệ điện toán đám mây).
  • Bộ công cụ SDK Bắc Âu: được dùng để hỗ trợ tạo ra các sản phẩm Bluetooth hoặc không dây.

Hiện nay, đa số các nhà phát triển ứng dụng, phần mềm đều cần dụng đến SDK để thêm vào ứng dụng đó những tính năng nâng cao, hiển thị các thông báo dạng đẩy cho ứng dụng hoặc giúp hiển thị quảng cáo. Có thể lấy ví dụ dễ hiểu để bạn hình dùng như sau:

“Chẳng hạn khi bạn thực hiện việc lập trình trên Android và yêu cầu SDK cho Java, còn đối với ứng dụng trên hệ điều hành iOS thì SDK cho Swift. Còn trong trường hợp bạn lập trình ứng dụng trên Windows thì cần có yêu cầu về .NET Framework SDK để tiến hành đi kèm với .NET.”

Đặc biệt là SDK có thể chứa được các API ở dưới dạng thư viện để dễ dàng giao tiếp với một ngữ nào đó hoặc để chứa một hệ thống về phân cứ phức tạp hơn có thể dùng để giao tiếp với một hệ thống nhúng hiện nay.

Vậy một SDK đảm bảo được các đặc điểm nào được gọi là tốt?

Có rất nhiều bên trung gian cung cấp công cụ SDK cho lập trình phần mềm hoặc ứng dụng hiện nay. Tuy nhiên khi chọn lựa để dùng bạn cần phải biết đầu là sản phẩm tốt. Một SDK tốt cần đảm bảo cung cấp những giá trị cần thiết với một nhà phát triển phần mềm và hỗ trợ học tốt nhất trong việc xây dựng được các ứng dụng hoặc phần mềm có ích với cuộc sống, con người và hoạt động kinh doanh, sản xuất hiện nay.

Khi đánh giá về một SDK đạt chất lượng tốt, cần đảm bảo có những đặc điểm như:

  • Các nhà phát triển khác nhau có thể dễ dàng sử dụng công cụ SDK.

  • Có tài kệu cụ thể và chi tiết để giải thích về cách thức hoạt động và mục đích sử dụng của các đoạn mã code.

  • Cung cấp đầy đủ các chức năng về tăng cường các giá trị sử dụng của các ứng dụng khác.

  • Công cụ SDK phải có khả năng tích hợp tốt khi sử dụng và kết hợp với các SDK khác.

  • SDK phải không gây ảnh hưởng xấu đến CPU của bạn. Không làm ảnh hưởng đến mức độ tiêu hao năng lực, không ảnh hưởng đến pin của thiết bị bạn đang sử dụng.

Đó là một số điều bạn cần lưu ý khi lựa chọn SDK tốt để sử dụng trong phát triển các ứng dụng hoặc phần mềm hiện nay. Vậy SDK mang đến những lợi ích như thế nào và cụ thể ra sao? Câu trả lời sẽ được chia sẻ chi tiết và cực kỳ cụ thể trong phần tiếp theo nhé!

Chúng ta có thể điểm một vài lợi ích cơ bản của SDK như sau:

Giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng do khả năng tích hợp nhanh

Trong ứng dụng có sử dụng bộ công cụ SDK thì việc thực hiện nhiều giao dịch cùng một lúc là điều hoàn toàn trở lên đơn giản. SDK sẽ giúp tăng cường tốc độ toàn chu kỳ này để bạn dễ dàng sử dụng hợp. Đặc biệt là SDK có khả năng tích hợp với các hệ điều hành, các nền tảng và những phần mềm đi kèm với nhau một cách nhanh chóng nhất, từ đó chu kỳ bán hàng được rút ngắn hơn rất nhiều.

Thực hiện việc triển khai rất nhanh chóng

Để không làm mất thời gian của các nhà phát triển khi phải thực hiện mã hóa mọi công cụ từ đầu thì bộ công cụ SDK sẽ hỗ trợ rất nhiều cho các lập trình viên. Theo thống kê cho thấy trung bình để tạo ra được một ứng dụng Android, các nhà phát triển, lập trình viên sẽ phải sử dụng đến khoảng 18.2 SDK từ bên thứ 3 cun cấp. Con số này có thể trở lên nhiều hơn trong trường hợp ứng dụng là các trò chơi được lập trình viên phát triển trên điện thoại di động hiện nay.

Lấy một ví dụ đơn giản để bạn dễ dàng hình dung hơn như sau: Bạn đã quá quen thuộc với mạng xã hội Facebook rồi đúng không nào, tuy nhiên khi bạn có nhu cầu muốn chia sẻ hình ảnh hoặc nội dung từ ứng dụng của bạn nên Facebook thay vì mất thời gian viết những đoạn code dài từ đầu thì bạn có thể sử dụng bộ công cụ SDK Android của Facebook để thực hiện việc lấy đoạn mã hoạt động phù hợp cho thiết bị di động thông minh của bạn. Qua đó dự án và tốc độ triển khai ứng dụng của bạn sẽ nhanh chóng nhớn và sớm hoàn thành ứng dụng trước dự kiến, tiết kiến được khá khá thời gian khi không phải bỏ công sức viết mã code từ đầu đó nhé!

Sản phẩm/ứng dụng được tăng cường về phạm vi

Trong trường hợp bạn sở hữu một phần mềm hoặc ứng dụng giá trị thì các bộ công cụ SDK đi kèm cho nó sẽ có thể giúp chúng tăng cường được sự xuất hiện hoặc tăng cường phạm vi hoạt động cho sản phẩm của bạn đó nhé! Khi đó ứng dụng của bạn sẽ có thể tương tác, tiếp xúc rộng hơn nữa với các ứng dụng hoặc các phần mềm khác. Đây chính là cách giúp nhiều khách hàng biết đến thương hiệu của bạn hơn.

Giúp giảm thiểu rủi ro do kiểm soát tốt thương hiệu

Trên các ứng dụng, phần mềm tương tác với ứng dụng hoặc phần mềm của bạn, SDK cho phép điều chỉnh cách thức hiển thị. Thông qua đó bạn có thể dễ dàng kiểm soát và giúp bạn dễ dàng trong việc thay đổi phương pháp sản phẩm tích hợp với các ứng dụng khác sau cho phù hợp nhất, tùy chỉnh về giao diện hiển thị để đảm bảo sự án toán và các chức năng tối quan trọng của ứng dụng hiện nay.

Bộ công cụ SDK cũng giúp phần mềm, ứng dụng của bạn trở lên an toàn hơn, đồng thời nó còn giúp làm giảm sút những giá trị quyết định để chất lượng của người dùng khi trải nghiệm ứng dụng hoặc phần mềm của bạn đó nhé!

Trên là một vài chia sẻ về SDK, mình mong các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về khái niệm của SDK và triển khai nó ở thực tế.

Sau đây là phần so sánh giữa SDK và API cho những bạn hay nhầm lẫn 😄

SDK vs API

API là từ viết tắt của Application Programming Interface. Nó là một giao diện lập trình ứng dụng. API là phần mềm trung gian để các ứng dụng và chương trình tương tác với nhau.

Còn SDK là một bộ các công cụ. Trong thế giới công nghệ, những chương trình khác nhau có thể sử dụng SDK để phát triển ứng dụng hay phần mềm trên một nền tảng.

Như vậy, cả API lẫn SDK đều có khả năng nối kết các phần mềm. Tuy nhiên, bản chất của chúng lại có sự khác biệt lớn.

Để dễ hiểu, bạn có thể liên tưởng API như một “công thức” nướng bánh chuẩn. Đó là, bạn cần trộn bột và chế biến các nguyên liệu chính xác, sau đó đem nướng. Còn SDK chính là hỗn hợp bột đã trộn sẵn và bạn chỉ việc đưa vào lò nướng. Điều này giúp rút ngắn rất nhiều thời gian cho công đoạn chế biến nguyên liệu.

Quay trở lại với công nghệ, SDK cung cấp cho bạn tất cả những công cụ cần thiết để phát triển một ứng dụng hay phần mềm hoàn chỉnh. Đó là thư viện, mẫu template, mẫu code… Và một phiên bản đơn giản nhất của SDK đôi khi chỉ chứa một API duy nhất.

API là một giao diện cho phép các chương trình phần mềm tương tác với nhau, trong khi SDK là một bộ công cụ có thể được sử dụng để phát triển các ứng dụng phần mềm nhắm vào một nền tảng cụ thể. Phiên bản SDK đơn giản nhất có thể là một API chứa một số tệp cần thiết để tương tác với một ngôn ngữ lập trình cụ thể. Vì vậy, một API có thể được xem như một SDK đơn giản mà không cần hỗ trợ gỡ lỗi, …

Để giúp bạn hiểu rõ hơn, hãy nghĩ đến việc nướng bánh. Khi bạn nướng bánh, bạn cần một công thức làm bánh. Một API có thể được coi là công thức này. Nó là một tập hợp các hướng dẫn lập trình có thể được sử dụng khi truy cập vào một ứng dụng hoặc cơ sở dữ liệu trực tuyến.

Nếu bạn đã từng tìm kiếm trực tuyến công thức làm bánh, bạn có thể nhận thấy rằng rất nhiều công ty sở hữu các công thức nấu có sẵn trực tuyến miễn phí. Điều này không giống như các công ty phần mềm cung cấp API trực tuyến cho các lập trình viên sử dụng.

Nếu bạn muốn kết hợp mọi thứ khi bạn đang nướng bánh và kết hợp các công thức nấu ăn khác, có thể so sánh với việc kết hợp các API khác nhau vào ứng dụng của bạn để cung cấp các tính năng khác nhau.

Đôi khi bạn không muốn nướng bánh từ những bước đầu tiên. Trong trường hợp này, hỗn hợp bánh đã được làm sẵn sẽ là sự lựa chọn của bạn.

Một hỗn hợp bánh đã được làm sẵn cung cấp cho bạn với các thành phần chính, bạn chỉ cần thêm một hoặc hai thành phần bổ sung nữa là có thể nướng chiếc bánh này. Đây chính là SDK.

Nó cung cấp cho bạn tất cả các công cụ, bao gồm các đoạn code cần để xây dựng một sản phẩm hoặc ứng dụng. Hỗn hợp bánh đã được làm sẵn cũng có nhiều loại và hương vị khác nhau. Tương tự, mỗi SDK là một bộ công cụ đã được tạo bằng ngôn ngữ lập trình cụ thể cho một nền tảng cụ thể và được thực hiện để tương tác với các dịch vụ cơ bản.

Trên đây là phần thông tin mình đã tìm tòi và sưu tầm lại được. Mình nghĩ nó sẽ giúp được các bạn mới bước đầu tìm hiểu về SDK. Bài viết thu lượm kiến thức từ nhiều nguồn, cảm ơn các bạn đã tìm tới 😃))))


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí