+1

Scrum - Các vai trò trong mô hình Scrum

Để quyết định thành công hay thất bại của một dự án, một yếu tố rất quan trọng đó là ứng dụng mô hình phát triển phù hợp vào dự án.

Hiện nay có rất nhiều các mô hình khác nhau. Mỗi phương pháp, hay mô hình nào đó đều có những đặc thù , ưu - nhược điểm riêng phù hợp với tính chất từng dự án.

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỉ lệ sử dụng các phương pháp cho các dự án:

Theo hình ảnh trên ta thấy, Agile đang đứng top đầu trong danh sách và Scrum chính là một phương pháp Agile được sử dụng phổ biến nhất với 58%.

Vậy tại sao Scrum lại được sử dụng phổ biến như vậy ? Các vai trò trong Scrum được thể hiện như thế nào?

Sau đây mình sẽ nói về các vấn đề nêu trên.

1. Scrum là gì và tại sao nó lại được sử dụng phổ biến như vậy?

  • Scrum là một phương pháp Agile có thể dùng rộng rãi cho phát triển sản phẩm, đặc biệt là phát triển phần mềm.
  • Scrum là một khung quản lý dự án được áp dụng rất rộng rãi, bao gồm những dự án đơn giản với một nhóm phát triển nhỏ cho đến những dự án có yêu cầu rất phức tạp và kể cả những dự án đòi hỏi khung thời gian cố định.

Hình dưới đây chính là những lí do vì sao Agile (cũng như Scum) được sử dụng phổ biến:

Trong đó yếu lí do hàng đầu đó là đẩy nhanh tiến độ giao hàng.

Trong Scrum có 3 trụ cột chính:

  • Transparency: Tính minh bạch

    Một tổ chức hiệu quả và phát triển bền vững cần phải minh bạch. Các thông tin đó có thể là: tầm nhìn về sản phầm, yêu cầu khách hàng, tiến độ công việc, những khúc mắc, rào cản v.v..

    Từ đó mọi người ở các vai trò khác nhau có đủ thông tin cần thiết để tiến hành các quyết định có giá trị để nâng cao hiệu quả công việc.

  • Inspection : kiểm tra

    Không có thanh tra, không thể có minh bạch. QA ra đời là để đảm bảo công tác thanh tra về quy trình và các chỉ số.

    Kiểm tra cẩn thận và liên tục là cơ chế khởi đầu cho việc thích nghi và các cải tiến lục tục trong Scrum

  • Adaptation: thích nghi

    Dựa trên các thông tin minh bạch từ các quá trình thanh tra và làm việc, Scrum có thể phản hồi các thay đổi một cách tích cực, nhờ đó mang lại thành công cho dự án.

    Các nỗ lực minh bạch và thanh tra để hướng tới hành động thích ứng nhanh chóng hiệu quả.

Khi thiếu bất cứ trụ cột nào trong số này đều khiến khung Scrum không còn hoạt động đúng nữa.

Một số đặc điểm của Scrum

  • Dự án được chia nhỏ thành các lần lặp nhỏ được gọi là Sprints. Mỗi Sprint kéo dài khoảng từ 2-4 tuần.
  • Mục tiên của mỗi sprint là hoàn thiện chức năng mới sử dụng được để giao cho khách hàng.
  • Khi đến gần cuối các sprint, team gặp nhau và trao đổi về công việc cho các sprint tiếp theo.
  • Trước mỗi Sprint, backlog các công việc cần làm được lên kế hoạch.

Mỗi sprint bao gồm các buổi meeting sau:

  • Sprint planning 1
  • Sprint planning 2
  • Daily Meeting
  • Review
  • Retrospective

2. Các vai trò trong Scrum

Trong phần này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các vị trí vai trò trong Scrum.

Có 3 vai trò chính trong Scrum đó là :

  • Scrum Master (SM)
  • Product Owner (PO)
  • The Team

Scrum Master (SM)

  • Là người đảm bảo Team khỏi các vấn đề rối loạn hay các vấn đề mà không hề liên quan đến kĩ thuật hay yêu cầu dự án.

  • Không phải là một thành viên trong team

  • Là người cải thiện năng suất của team Scrum và kiểm soát chu kì của Scrum

  • Là người đảm bảo các ý tưởng sẽ được hiểu rõ và được các bên liên quan tôn trọng

  • Là người chịu trách nhiệm cho việc phân phối sản phẩm:

    Bảo vệ nhóm

    Xóa bỏ các trở ngại rào cản

    Chạy quy trình

    Làm việc với PO , tổ chức.

Product Owner (PO)

  • Là người thúc đẩy chủ sở hữ sản phẩm từ tầm nhìn , quan điểm kinh doanh.
  • Là người truyền đạt tầm nhìn rõ ràng về sản phẩm và xác định các đặc điểm chính của nó.
  • Là người chấp nhận sản phẩm vào cuối mỗi Sprint
  • Đảm bảo team làm việc dựa trên Backlog có giá trị nhất.
  • Là người có cùng mục tiêu với Team
  • Chịu trách nhiệm về vốn đầu tư
  • Xây dựng và duy trì sản phẩm
  • Chấp nhận delivery
  • Thiết lập và duy trì kế hoạch release

The Team

  • Cung cấp sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm

  • Làm việc với người dùng cuối, PO và Khách hàng để hiểu các yêu cầu.

  • Các team thực hiện cam kết của mình một cách tự nguyện.

  • Họ làm việc liên tục với PO để xác định, định hướng chiến lược của dự án.

  • Các vai trò chính đó là:

    Deliver - Giao hàng

    Quality - Chất lượng

    Estimate - Ước tính

    Commit - Cam kết

    Self-Organized- Tự tổ chức

Dưới đây là hình ảnh thể hiện rõ trách nhiệm của từng vai trò với kế hoạch chiến lược .

và trong các buổi meetings.

Như vậy bài viết trên phần nào giúp mọi người hiểu rõ hơn về Scrum và các vai trò trong Scrum.

Tài liệu tham khảo: [1]https://www.quickscrum.com/ScrumGuide/181/sg-Scrum-Roles [2]https://www.scrum.org/resources/what-is-scrum


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí