Say goodbye với thu thập chứng chỉ vô ích - Cách tạo “Bản đồ đào tạo bản thân” (phần 2)
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 5 năm
Bài viết được dịch từ bài đăng của tác giả Ishikawa.
Thu gọn mục tiêu và kỳ hạn
Khi mới bắt đầu đi làm, hẳn các bạn đều muốn làm hết cái này đến cái kia. Nhưng nếu cái này cũng động, cái kia cũng chạm thì rốt cuộc chẳng có cái nào ra hồn, 1 năm, 2 năm trôi qua trong chớp mắt. Những cái như mục tiêu cuộc đời, mục tiêu 10 năm, có được thì tốt mà không có cũng không cần cố tạo ra làm gì. Bởi với kinh nghiệm xã hội còn mong manh, có tạo kế hoạch dài hạn với vốn kinh nghiệm và data ít ỏi đó thì cũng khó mà đưa nó trở thành hiện thực. Trước tiên, hãy thu hẹp mục tiêu. Nếu bạn đang đi làm ở năm đầu tiên, hãy set mục tiêu cho 1 năm tới, nếu đi làm năm thứ 2 thì set cho 2 năm tới. Hẳn sẽ có những bạn đặt ra mục tiêu mang tính thử thách vượt khá xa năng lực bản thân, những mục tiêu hơi quá sức cũng không sao. Quan trọng là bạn phải thực sự dùng đầu để suy nghĩ và thử thách với nó. Có điều, thời gian bạn có thể dùng là hữu hạn, kể cả là mục tiêu mang tính thử thách, bạn cũng cần filter ra những cái có tính thực tế.
List up những thứ cần thiết để đạt được mục tiêu
Vậy phải làm sao để có thể đạt được mục tiêu. Hiếm có case nào hiểu được những gì cần làm ngay từ ban đầu, chính vì không biết nên ta mới cần tạo bản đồ. Ở đây, tôi sẽ đưa ra cho các bạn cách thức đạt được mục tiêu dựa trên 3 quan điểm tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm.
Tìm hiểu và chỉnh lý vùng kiến thức cần thiết để đạt được mục tiêu
- List up ra các lĩnh vực và keyword: Nhập các keyword đang có trong đầu lên Google và lần theo những từ được gợi ý. Thay đổi keyword, tìm hiểu cách tiếp cận trên quan điểm khác hoặc lĩnh vực tương tự. Cứ thử và mắc lỗi vài lần để tìm ra lĩnh vực gần với hình dung của bạn nhất. Memo các keyword có được khi tìm hiểu qua tên lĩnh vực
- Tìm sách nhập môn: Tìm sách nhập môn cho lĩnh vực đã list up bên trên. Sách nhập môn sẽ giúp ích cho ta khi muốn biết tổng thể về lĩnh vực đó một cách nhanh chóng. Lúc này chúng ta tránh đi quá sâu, không cần sách chuyên môn hay sách cơ bản dày cộp. Cuốn nhập môn giá rẻ là đủ rồi. Tìm trên mạng mục lục cuốn sách và confirm xem đó có phải lĩnh vực như mình đang hình dung không, có tìm thấy kiến thức mình đang tìm kiếm không. Không đào sâu một lĩnh vực mà ưu tiên tìm hiểu chiều rộng.
- Tìm các bài kiểm tra nhập môn: Trong các bài kiểm tra lấy chứng chỉ, kiến thức về lĩnh vực đó được sắp xếp theo các level khác nhau. Nếu vận dụng tốt, bạn có thể học được hệ kiến thức cần thiết một cách nhanh chóng (bản thân kì thi chứng chỉ không vô ích, vì chúng ta cố lấy mà không sử dụng mới khiến nó trở nên vô ích). Tìm hiểu phạm vi thi qua các phần quan trọng khi thi, confirm xem có thể tìm được các kiến thức đang tìm từ đó không.
Lọc ra những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu
Cho tôi nói thẳng luôn, nếu chỉ có kiến thức, bạn không thể đạt được mục tiêu. Tôi sẽ tổng hợp những điều bạn cần có dưới dạng kỹ năng.
- Viết ra xem phải vươn đến trạng thái có thể làm được gì thì có thể đạt được mục tiêu
- Đặt tên cho các kỹ năng
Ví dụ những kỹ năng cần thiết cho một planner (trích)
Tên kỹ năng | Giải thích | Phương pháp học, Kiến thức-kinh nghiệm cần thiết |
---|---|---|
Năng lực điều tra định lượng | Khả năng xác định các chỉ số đo lường, đo và chứng tỏ luận điểm bằng các con số | Kinh nghiệm nghiên cứu kiến thức thông kê và ứng dụng thống kê (tâm lý học, phát triển phần mềm) |
Năng lực điều tra định tính | Khả năng có được cái nhìn sâu sắc dựa trên cái nhìn khách quan về kinh nghiệm của bản thân và kiến thức học thuật của mình trong lĩnh vực đó | Kiến thức và kinh nghiệm Fieldwork · Ethnography. Kiến thức về phương pháp điều tra định tính khoa học xã hội |
Lọc ra những kinh nghiệm cần thiết để trau dồi kỹ năng cần thiết
Kinh nghiệm mà không đi kèm kiến thức thì nhiều khi vô ích, kiến thức mà không đi đôi với thực hành thì khá nguy hiểm. Khi lập kế hoạch cần cân nhắc đến sự cân bằng của hai yếu tố này.
- Viết ra cần có kinh nghiệm như thế nào để trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết
- Loại bỏ những cái quá tốn thời gian, tiền bạc khi trau dồi kinh nghiệm, ngoài kinh nghiệm cần nghĩ cách mài giũa kỹ năng
(còn tiếp)
All rights reserved