+36

RxJS nhập môn

Đây là bài viết mình dich lại từ bài viết tiếng Nhật 「RxJS」初心者入門 – JavaScriptの非同期処理の常識を変えるライブラリ Dịch nôm na là RxJS - 1 thư viện thay đổi những nhận thức chung về xử lý bất đồng bộ của Javascript.

Trong quá trình dịch thì mình lược bỏ đi các phần không cần thiết hoặc là quá chi tiết theo ý mình. Nếu bạn nào quan tâm hoặc muốn đọc bản gốc thì có thể truy cập vào link sau đây.

Các bạn đã bao giờ nghe đến khái niệm RxJS chưa ?

Nói 1 cách đơn giản, RxJS là 1 thư viện rất tiện lợi cho việc xư lý bất đồng bộ (bao gồm cả việc xư lý dựa trên sự kiện như 1 cú click chuột). Tất nhiên thì nói 1 cách đơn giản là 1 thư viện "rất tiện lợi" nhưng mà ko hẳn là như vậy. Nếu tìm hiểu sâu hơn 1 chút, các bạn sẽ có cảm giác thư viện này mang màu sắc "đổi mới, cách tân" chứ chỉ ko dừng ở khía cạnh "tiện lợi".

Trong bài viết này, mình sẽ cố gắng giải thích một cách dễ hiểu ngay cả đối với những người mới bắt đầu mà hoàn toàn không biết gì về RxJS. (thú thật thì bản thân người dịch cũng là 1 beginnger về RxJS)

About ReactiveX##

「ReactiveX (Reactive Extensions)」(viêt tắt là「RX」) là 1 project C#, và RxJS thì là version JS tương ứng. Dự án này được bắt đầu vào năm 2009 và nhà phát triển đầu tiên là Microsoft!Nói như vậy để ta có thể thấy rõ được tính ổn định và đáng tin cậy của library này.

Cho đến thời điểm hiện tại thì có rất nhiều version cho các ngôn ngữ khác như Java, JavaScript, Scala, C++, Ruby, Python, Groovy, JRuby, Kotlin.

RX và 「Observer」##

Theo mô tả và thuyết minh trong site chính thức thì ReactiveX là một thư viện thích hợp cho các ý tưởng liên quan đến Observer Patern, Iterator moop và Functional programming.

Trong RX thì Observer Patern là 1 khái niệm rất cơ bản. Thực tế thì tại lúc này các bạn chưa cần thiết phải hiểu về khái niệm rất trừu tượng này. Bạn đọc hãy cứ tiếp tực theo dõi các phần sau, khi đọc các phần về ví dụ hay thuyết mình, sẽ dần dần hiểu được Observer patern là gì.

Warm-up##

Trước khi tiếp xúc với những phần core, mình sẽ làm quên một chút với thế giới của RX !!!

**Thao tác các Event như 1 Array. **###

Đầu tiên, hãy xem đoạn code dưới đây.

[1,2,3,4,5,6,7,8].filter(function(num){
    return num%2;
});

// => [1, 3, 5, 7]

Đây là đoạn code trả về những số lẽ nằm trong các số tự nhiên từ 1 đến 8. Quá đơn giản phải ko ?

Tiếp theo mình sẽ thử viết 1 đoạn code cũng gần tương tự bằng RxJS nhưng khác biệt ở đây là thay đoạn xử lý Array bằng 1 Event.

Trước tiên hãy thử chạy Demo dưới đây. Click vào Click bao nhiêu lần cũng ko có xảy ra nhưng nếu ấn vào nút Alt và Click thì ở khung Console sẽ có xuất hiện dòng thông báo.

http://jsbin.com/bogoxetavu/1/edit?html,css,js,output

Đoạn code này sẽ như sau :

var btnClicks = Rx.Observable.fromEvent($('#btn'), "click");

btnClicks
    .filter(function (value) {
        return value.altKey;
    })
    .subscribe(function () {
        console.log('Holding Alt while Clicking!');
    });

Ở đây, bạn có chút ý niệm gì về việc Event thì cũng khá giống Array ko ? Tất nhiên là nếu chỉ dừng lại ở 2 ví dụ trên thì ngoài việc tên method filter() mình đang đặt là giống nhau thì không có cái gì giống rồi.

Rõ ràng là khái niệm này hoàn toàn khác với Array, nhưng nếu nhìn từ 1 khía cạnh khác thì Event thực tế cũng là "1 điêm" phân tán nằm ở trục thời gian. Đến đây hẳn là các bạn sẽ có chút liên kết giữa 2 khái niệm này rồi nhỉ. Rõ ràng tập hợp các Event riêng biệt ở trên trục thời gian có thể được xem như là 1 Array.

alt

Ok, đến đây chúng ta sẽ làm rõ việc liên tưởng này giải quyêt được việc gì? Trong Array thì có rât nhiều các xử lý như là filter()map()forEach()reduce()find() . Nếu có thể áp dụng được những xử lý này một cách tương tự cho Event thì quá hữu ích.

Trở lại với ví dụ lúc nãy về việc viết 1 method filter() cho Array Click Event. Ở đây thì kết quả sẽ là 1 Array chứa những Event mà mình có ấn vào nút Alt. Cuối cùng thì để output được ra những kết quả mong muốn từ Array thư được, mình dùng phương thức subscribe.

Nếu bạn đọc nào cần một giải thích trực quan hơn thì có thể tham khảo chương được viết ở đây.

http://jsbin.com/tojapaxope/1/edit?html,css,js,output

Flow chính của quá trình xử lý này sẽ là như sau.

1 Event được sinh ra => cho qua filter() =>thỏa mãn các điều kiện cần tìm thì cho event đấy vào Array => thông báo đến subscriber

STREAM##

Cho đến bây giờ thì mình dùng khái niệm Mảng các Event cho dễ hiểu nhưng thực ra thì vẫn còn 1 cái tên khá hay hơn cho nó là Stream.

Vâng, đây chính là Stream !!!

alt

Trong Rx thì khái niệm này thường được gọi là Observable/Observable-Sequence. Theo mình rõ ràng là cách gọi Stream dễ hiêu hơn nhiều. Trong bài viết này mình sẽ sử dụng cách gọi là Stream. Các bạn chú ý nhé.

Trong Rx thì có rất nhiều method phục vụ cho việc create các Stream. Đây là các danh sách những phương thức đó : Create, Defer, Empty/Never/Throw, From, Interval, Just, Range, Start, Timer.

Các Operator để thao tác với Stream##

Ngoài filter ra thì có rất nhiều cá method có sắn trong RxJS hõ trợ việc thao tác với Stream như map, reduce, merge, concat, zip. Các method như thế này được gọi chung là Operator.

Cho đến bây giờ thì flow xử lý sẽ là:

  1. Tạo mới 1 Stream (Observable)
  2. Truyền thêm các Operator
  3. Subcribe

Như ở ví dụ lúc nãy, giá trị trả về từ Rx.Observable.fromEvent() có thể xem như là Observable. Đối với Observable này mình có 1 Operator là (filter), cuối cùng thì các giá trị két quả sẽ nhận được ở subscribe.

Các bạn có thể tham khảo link dưới đây để có thêm nhữn thông tin chi tiết hơn.

Operators by Categories:

http://xgrommx.github.io/rx-book/content/getting_started_with_rxjs/creating_and_querying_observable_sequences/operators_by_category.html

Operation Chain##

Đói với Array thì Method chain sẽ như dưới đây.

[1,2,3,4,5,6,7,8]
.filter(function(num){
    return num%2;
})
.map(function(num){
    return num*num;
});

// => [1, 9, 25, 49]

Tất nhiên RxJS cũng có khả năng làm như vậy.

Rx.Observable.from([1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8]) // Thay Array bằng Stream (Observable)
    .filter(function (num) { //Giá trị trả về :Observable
        return num % 2;
    }).map(function (num) { // Giá trị trả về:Observable
        return num * num;
    }).forEach(function (num) {  // `forEach` là alias của `subscribe`. Giá trị trả về:Diposable
        return console.log(num);
    });

// => 1
// => 9
// => 25
// => 49

Dưới đây là hình ảnh mình họa giải thích cho ví dụ trên.

alt

Kí tự 「|」 biểu hiện kết thúc Stream. Graph kiểu như thế này được gọi là Marble-Diagrams. Loại Graph này rất có ích cho việc giải thích hoạt động của Operator. Tiếp tục, chúng ta hãy thử dùng Operator delayWithSelector. output giá trị mỗi 50 mili giây.

// khởi tao observer để truyền vào `subscribe()`
var observer = Rx.Observer.create(function (num) {
    // Khi có 1 giá trị mới được push vào
    return console.log("onNext: " + num);
}, function (error) {
    // Khi có lỗi phát sinh
    return console.log("onError: " + error);
}, function () {
    // Stream sẽ kết thúc khi tất cả các gá trị được push vào
    return console.log('onCompleted');
});

Rx.Observable.from([1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8])
    // return giá trị mỗi 500 mili giây
    .delayWithSelector(function (num) {
        return Rx.Observable.timer(num * 500);
    }).filter(function (num) {
        return num % 2;
    }).map(function (num) {
        return num * num;
    }).subscribe(observer);

// => onNext: 1
// => onNext: 9
// => onNext: 25
// => onNext: 49
// => onCompleted

http://jsbin.com/bedoca/1/edit

Cho đến bây giờ thì mình chưa thuyết mình 1 điểm, đó là subscribe() có 2 kiểu truyền tham số vào.

Kiểu thứ nhất sẽ là Object.

var onNext = function(){}; // callback khi Push
var onError = function(){};  // callback khi lỗi
var onCompleted = function(){}; // callback khi kết thúc

o.subscribe( onNext, onError, onCompleted );

Kiểu thứ 2 là truyền vào observer Object

o.subscribe(observer);

Observer và Observable###

Ở mục này chúng ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ giữa Observer và Observable.

Bạn hãy tham khảo đoạn code sample ở đưới đây. Đoạn code này sinh tạo ra 1 Object Observable thông quá hàm Rx.Observable.create(), lưu giá trị ấy vào biến source. Ở đây thì có sử dụng observer.onNext()để sinh ra giá trị cho observe.Ở trong subscription thì có 1 hàm dispose() để thực hiện cho mục đích nếu giá trị trả về không thỏa mãn thì mình sẽ thực hiện loại trừ cái Observable đó.

var source = Rx.Observable.create(function (observer) {
    // sử dụng `onNext` push `num` vào observer lần lượt 500 mili giây
    var num = 0;
    var id = setInterval(function () {
        observer.onNext(num++);
    }, 500);

    setTimeout(function () {
        observer.onCompleted();
    }, 10000);

    return function () {
        console.log('disposed');
        clearInterval(id);
    };
});

var subscription = source.subscribe(
    function (x) {
        console.log('onNext: ' + x);
    },
    function (e) {
        console.log('onError: ' + e.message);
    },
    function () {
        console.log('onCompleted');
    });

setTimeout(function () {
    subscription.dispose();
}, 5000);

// => onNext: 0
// => onNext: 1
// => onNext: 2
// => onNext: 3
// => onNext: 4
// => onNext: 5
// => onNext: 6
// => onNext: 7
// => onNext: 8
// => disposed

http://jsbin.com/luvazo/1/edit

Ở ví dụ trên thì mình mới chỉ sử dụng Next. Ngoài method này ra thì việc thông báo cho subscriber mình còn có thể sử dụng những method như là NextErrorCompleted.

Cold Observable và Hot Observable###

Observable có 2 trạng thái là 「Cold」và「Hot」.

alt

Cold Observable##

Ví dụ ở dưới thì mình dùng 2 lần subscribe() cho cùng một Observable(source). Nếu bạn quan sát log, bạn sẽ nhận thấy các Observer lấy ra giá trị từ các Sequence mới.

Mội Observer sẽ lấy giá trị ra từ chính Observable của chính nó.

var source = Rx.Observable.interval(1000),
    subscription1 = source.subscribe(
        function (x) {
            console.log('Observer 1: onNext: ' + x);
        }
    ),
    subscription2;

setTimeout(function () {
    subscription2 = source.subscribe(
        function (x) {
            console.log('Observer 2: onNext: ' + x);
        }
    );
}, 2000);

setTimeout(function () {
    subscription1.dispose();
    subscription2.dispose();
}, 5000);

// => Observer 1: onNext: 0
// => Observer 1: onNext: 1
// => Observer 1: onNext: 2
// => Observer 2: onNext: 0
// => Observer 1: onNext: 3
// => Observer 2: onNext: 1

Hot Observable##

Ví dụ dưới đây thì sử dụng hàm publish(), chuyển từ Cold Observable(source)thành Hot Observable(hot). Từ log, bạn có thể thấy điểm khác biệt với Cold Observable là mỗi Observer sẽ lấy giá trị mới nhất từ Hot Observable(hot).

「Hot Observable」thì sẽ sinh ra 1 giá trị giống nhau ở cùng 1 timing cho tất cả các Observer.

// Tạo mới Observable
var source = Rx.Observable.interval(1000);

// Chuyển thành Hot Observable
var hot = source.publish();

// Tại thời điểm này thì giá trị chưa được push vào
var subscription1 = hot.subscribe(
    function (x) {
        console.log('Observer 1: onNext: %s', x);
    }
);

console.log('Current Time after 1st subscription: ' + Date.now());

// Sau đấy 3 giây ……
setTimeout(function () {
    // sử dụng hàm `connect()` kết nối vào `source`
    // Ở đây thì push những giá trị lấy ra từ source sẽ được push vào hot observer
    hot.connect();

    console.log('Current Time after connect: ' + Date.now());

    // sau đấy 3 giây tiếp theo
    setTimeout(function () {
        console.log('Current Time after 2nd subscription: ' + Date.now());
        var subscription2 = hot.subscribe(
            function (x) {
                console.log('Observer 2: onNext: %s', x);
            }
        );
    }, 3000);
}, 3000);

// => Current Time after 1st subscription: 1425834043641
// => Current Time after connect: 1425834046647
// => Observer 1: onNext: 0
// => Observer 1: onNext: 1
// => Current Time after 2nd subscription: 1425834049649
// => Observer 1: onNext: 2
// => Observer 2: onNext: 2
// => Observer 1: onNext: 3
// => Observer 2: onNext: 3
// => Observer 1: onNext: 4
// => Observer 2: onNext: 4
// => Observer 1: onNext: 5
// => Observer 2: onNext: 5
// => Observer 1: onNext: 6
// => Observer 2: onNext: 6

**About Subject **##

Subject về cơ bản là 1 Class của RX nhưng đây là 1 Class rất quan trọng. Class này kế thừa từ cả Observable và Observer. Do đó, nếu Subject mà nằm trong Observable thì nó cũng nằm trong Observer.

Subject kết hợp giữa Observer và Observable###

Theo như ví dụ dưới đây, tạo 1 Subject và sau đầy thì Subscribe nó. Tiếp tục, lại sư dụng lại Subject ây và Push giá trị vào Observer mà nó được tạo ra.

var subject = new Rx.Subject();

var subscription = subject.subscribe(
    function (x) { console.log('onNext: ' + x); },
    function (e) { console.log('onError: ' + e.message); },
    function () { console.log('onCompleted'); });

subject.onNext(1);
// => onNext: 1

subject.onNext(2);
// => onNext: 2

subject.onCompleted();
// => onCompleted

subscription.dispose();

Subject làm nhiệm vụ Start Broadcasts###

Một trong số những mục đích của Subject là lắng nghe Broadcast. Subject cũng giống như Observable, có interface subscribe() nhưng có 1 chút khác biệt là subscribe() của Subject thì không phải để ý gì đến scheduler.

// Observable khởi tạo giá trị mỗi 1 giây
var source = Rx.Observable.interval(1000);

var subject = new Rx.Subject();

// truyền vào `source`
var subSource = source.subscribe(subject);

// Broadcast 1
var subSubject1 = subject.subscribe(
    function (x) { console.log('Value published to observer #1: ' + x); },
    function (e) { console.log('onError: ' + e.message); },
    function () { console.log('onCompleted'); });

// Broadcast 2
var subSubject2 = subject.subscribe(
    function (x) { console.log('Value published to observer #2: ' + x); },
    function (e) { console.log('onError: ' + e.message); },
    function () { console.log('onCompleted'); });

setTimeout(function () {
    // cho kết thúc sau 5 giây sau đó
    subject.onCompleted();
    subSubject1.dispose();
    subSubject2.dispose();
}, 5000);

// => Value published to observer #1: 0
// => Value published to observer #2: 0
// => Value published to observer #1: 1
// => Value published to observer #2: 1
// => Value published to observer #1: 2
// => Value published to observer #2: 2
// => Value published to observer #1: 3
// => Value published to observer #2: 3
// => onCompleted
// => onCompleted

Subject đảm nhận chức năng Proxy###

Hãy tham khảo đoạn code dưới đây.

setTimeout(function () {
    // khởi tạo giá trị cho subscriber của subject sau 2 giây sau đó
    subject.onNext('from SUBJECT');
}, 2000);

// => Value published to observer #1: 0
// => Value published to observer #2: 0
// => Value published to observer #1: from SUBJECT
// => Value published to observer #2: from SUBJECT
// => Value published to observer #1: 1
// => Value published to observer #2: 1
// => Value published to observer #1: 2
// => Value published to observer #2: 2
// => Value published to observer #1: 3
// => Value published to observer #2: 3
// => onCompleted
// => onCompleted

About Scheduler##

Scheduler là 1 trong những Class của RX.

Class này làm nhiệm vụ quyết định「Lúc nào có thể bắt đầu Subscribe ?」 「lúc nào giá trị được khởi tạo ?」

Hãy tham khảo đoạn code đưới đây.

// Tạo mới Observable
var source = Rx.Observable.create(function (observer) {
    console.log('subscribe function');

    var i = 0;
    while (i++ < 3) {
        observer.onNext(i);
    }
    observer.onCompleted();
});

// source = source.subscribeOn(Rx.Scheduler.timeout);
// source = source.observeOn(Rx.Scheduler.timeout);

console.log('in-between');

source.subscribe(
    function (num) {
        console.log('onNext: ' + num);
    },
    null,
    function () {
        console.log('completed!');
    });

console.log('EOF');

// => in-between
// => subscribe function
// => onNext: 1
// => onNext: 2
// => onNext: 3
// => completed!
// => EOF

Thứ tự Output hẳn là đúng với mọi người dự đoán. Dưới đây là hình ảnh minh họa cho thứ thự Output.

alt

Bỏ phần comment ở đoạn source = source.subscribeOn(Rx.Scheduler.timeout);kết quả sẽ như thế này

// => in-between
// => EOF
// => subscribe function
// => onNext: 1
// => onNext: 2
// => onNext: 3
// => completed!

Các hàm sẽ được ưu tiên sử dụng theo thứ tự như dưới đây.

  • setImmediate
  • nextTick
  • postMessage
  • MessageChannel
  • script readystatechanged
  • setTimeout

Ví dự như nếu trong Node.js thì sẽ không phải là setTimeout mà sẽ sử dụng setImmediate hoặc là nextTick. Việc làm này sẽ giúp tránh được việc block UI khi có những xử lý nặng.

Tiếp tục, bạn hãy thử comment out dòng source = source.subscribeOn(Rx.Scheduler.timeout);, bỏ comment ở đoạn source = source.observeOn(Rx.Scheduler.timeout);

// => in-between
// => subscribe function
// => EOF
// => onNext: 1
// => onNext: 2
// => onNext: 3
// => completed!

Nguyên lý ở đây cũng tương tự như trên. Đoạn xử lý onNext sẽ được cho vào Queue và gọi Loop Event tiếp theo từ Queue.

** Các chủng loại Scheduler **###

Có 3 loại Scheduler

  • timeoutScheduler
  • immediateScheduler
  • currentThreadScheduler

** Một số ví dụ minh họa **##

Tạm thời đến đây thì các bạn đã nắm được hết các khái niệm cơ bản của RxJS. Dưới đây mình sẽ cung cấp một số ví dụ mẫu để các bạn có thể hiểu thêm về RxJS.

** Ví dụ 1 : **###

Những Operator được sử dụng:

Thuyết minh : sử dụng flatMap, chuyển từ event mousedown về event mousemove liên tục cho đến khi mouseup

http://jsbin.com/giqayi/1/edit

(function() {
    var $box, box_width, mousedown_events, mousemove_events, mouseup_events, source;

    $box = $('#box');
    mouseup_events = Rx.Observable.fromEvent($box, 'mouseup');
    mousemove_events = Rx.Observable.fromEvent(document, 'mousemove');
    mousedown_events = Rx.Observable.fromEvent($box, 'mousedown');

    source = mousedown_events.flatMap(function(event) {
        var start_left, start_pageX, start_pageY, start_top;
        start_pageX = event.pageX;
        start_pageY = event.pageY;
        start_left = parseInt($box.css('left'));
        start_top = parseInt($box.css('top'));
        $box.addClass('hovering');
        return mousemove_events.map(function(e) {
            return {
                left: start_left + (e.pageX - start_pageX),
                top: start_top + (e.pageY - start_pageY)
            };
        }).takeUntil(mouseup_events);
    });

    mouseup_events.subscribe(function() {
        $box.removeClass('hovering');
    });

    source.subscribe(function(pos) {
        TweenLite.set($box, {
            left: pos.left,
            top: pos.top
        });
    });

})();

Ví dụ 2 :##

Những Operator được sử dụng:

Thuyết minh : sử dụng BehaviorSubject để thay đổi UI. BehaviorSubject sẽ lấy ra giá trị được khởi tạo gần nhất. Sau đó sử dụng combineLatest để tổng hợp các giá trị củaBehaviorSubject. Nếu so sánh với jQuery thì cũng công việc nhưng với RxJs việc xử lý sẽ dễ hơn nhiều.

http://jsbin.com/zoceme/1/edit

(function () {
    var $color, $combined, $h1, $size, $text, bind, color, size, text;

    $h1 = $('h1');
    $text = $('.text>input');
    $size = $('.size>input');
    $color = $('.color>input');
    $combined = $('#combined');

    text = new Rx.BehaviorSubject($text.val());
    size = new Rx.BehaviorSubject($size.val());
    color = new Rx.BehaviorSubject($color.val());

    text.subscribe(function (val) {
        $h1.text(val);
    });

    size.subscribe(function (val) {
        $h1.css('font-size', val + 'px');
    });

    color.subscribe(function (val) {
        $h1.css('color', val);
    });

    bind = function (eType, elem, subject) {
        Rx.Observable.fromEvent(elem, eType).subscribe(function (e) {
            subject.onNext(e.target.value);
        });
    };

    text.combineLatest(size, color, function (text, size, color) {
        return "text: " + text + "<br>Size: " + size + "px<br>Color: " + color;
    }).subscribe(function (val) {
        return $combined.html(val);
    });

    bind('keyup', $text, text);
    bind('keyup change', $size, size);
    bind('change', $color, color);

})();

** Ví dụ 3 😗*##

Những Operator được sử dụng:

Thuyết minh : Ở đây thì tất cả những phần quan trọng nhất sẽ nằm ở hàm createCommand.

http://jsbin.com/mocoma/1/edit

(function () {
    var $ken, $stage, createCommand, keydowns, keys, skill;

    keys = {
        left: 37,
        right: 39,
        up: 38,
        down: 40,
        a: 65,
        s: 83
    };

    keydowns = Rx.Observable.fromEvent(document, 'keydown');

    /**
     * hàm helper để tạo command
     * @param {Array} array lưu các key được tạo thành nên từ command combination_key theo thứ tự
     * @param {Function}
     hàm callback thực hiện khi mà có 1 command callback được ấn vào thành công
    **/
    createCommand = function (combination_keys, timeout, callback) {
        var get_source, watch;

        get_source = function () {
            var source;
            source = Rx.Observable.empty();
            combination_keys.forEach(function (keyCode, index) {
                var this_key;
                this_key = keydowns.filter(function (e) {
                    var is_correct;
                    is_correct = e.keyCode === keyCode;
                    if (is_correct === false) {
                        throw Error('incorrect key pressed');
                    } else {
                        return is_correct;
                    }
                }).take(1);
                if (index > 0) {
                    this_key = this_key.timeout(timeout);
                }
                source = source.concat(this_key);
            });
            return source;
        };

        watch = function () {
            var source;
            source = get_source();
            source.subscribe(function () {
                console.log('correct');
            }, function (e) {
                console.log(e.message);
                watch();
            }, function () {
                console.log('completed');
                watch();
                callback();
            });
        };
        watch();
    };

    // xử lý animation
    $ken = $('.ken');
    $stage = $('.stage');
    skill = {
        hadoken: function () {
            var $fireball, tl;
            tl = new TimelineLite();
            $fireball = $('<div class="fireball"></div>');
            $ken.addClass('hadoken');
            $stage.append($fireball);

            tl.add(function () {
                $fireball.addClass('moving').animate({
                    left: '+=250'
                }, 3000, 'linear');
            }, 0.33).add(function () {
                $ken.removeClass('hadoken');
                console.log('yes');
            }, 0.5).add(function () {
                $fireball.addClass('explode');
            }, 3.3);
        },
        senpukyaku: function () {
            var tl;
            $ken.addClass('tatsumaki');
            tl = new TimelineLite();
            tl.add((function () {
                $ken.removeClass('tatsumaki');
            }), 2);
        }
    };

    // setting command
    createCommand([keys.left, keys.down, keys.right, keys.a], 500, skill.hadoken);
    createCommand([keys.right, keys.down, keys.left, keys.s], 500, skill.senpukyaku);

})();

Các thư viện đối thủ##

Tại thời điểm hiện nay thì Bacon.js là 1 thư viên khá giống với RxJS và cũng có thể xem là đối thủ của RxJS. Dưới góc nhìn cá nhân thì thư viện này dễ hiểu hơn RxJS về các thuật ngữ. Nếu bạn nào đã nắm được RxJS thì việc chuyển qua sử dụng thư viện này cũng khá đơn giản.

Bạn có thể tham khảo link sau đây để có thêm thông tin về việc so sánh giữa các thư viện. http://qiita.com/kondei/items/17e5d4867a0652911e52

Lời kết##

Bài viết lần này là với chủ để là "nhập môn" vì bản thân người viết (cũng như người dịch) cũng là những người rất mới đối với RxJS. Đơn thuần là cảm thấy có hứng thú với Reactive Programming nên tìm hiểu. Một mục đích chính khác nữa mà mình viết bài viết này cũng là muốn phổ cập RxJS, đưa RxJS đến với nhiều người hơn.

Tài liệu tham khảo##


All Rights Reserved

Viblo
Let's register a Viblo Account to get more interesting posts.