Ruby Metaprogramming 2
This post hasn't been updated for 3 years
Bài liên quan: Ruby Metaprogramming 1
Bài viết được lược lại từ post này của tác giả Nikola Todorovic.
Hẵn bạn thường nghe rằng metaprograming là 1 cái gì đó cao siêu chỉ dành cho các Ruby ninja , chứ ko phải dành cho người dùng bình thường. Nhưng thật sự metaprograming ko đáng sợ như thế. Post này sẽ góp phần thay đổi suy nghĩ đó và đưa metaprograming đến gần hơn với các developer trung bình để họ cũng có thể hiểu và sử dụng.
Metaprogramming
Metaprogramming là một kỹ thuật hiểu đơn giản là bạn viết code, code đó tự sinh ra code một cách tự động khi nó được thực thi. Điều này có nghĩa là bạn có thể định nghĩa nhiều methods
và classes
trong quá trình thực thi. Nghe hơi điên, nhỉ? Tóm lại, sử dụng metaprogramming bạn có thể mở và sửa đổi lại classes
, gọi những methods
không tồn tại và khởi tạo chúng khi chương trình đang thực thi, viết code DRY, và nhiều hơn thế nữa...
The basics
Trước khi chúng ra đi sâu vào những vấn đề khó hiểu, hãy bắt đầu từ những thứ cơ bản trước. Và cách tốt nhất là thông qua ví dụ để hiểu, từng bước một. Chắc bạn cũng đoán được những dòng code dưới đang làm gì rồi đúng ko:
class Developer
def self.backend
"I am backend developer"
end
def frontend
"I am frontend developer"
end
end
Chúng ta định nghĩa 1 class
với 2 methods
. Method đầu tiên là một class method
và cái thứ 2 là instance method
. Đây là những thứ cơ bản bạn đã biết trong Ruby, nhưng có rất nhiều thứ xảy ra sau những dòng code này mà chúng ta cần hiểu trước khi tiếp tục. Ta có thể thấy class Developer
thực chất là một object
. Trong Ruby mọi thứ đều là object, bao gồm cả classes
. Khi Developer
là một instance
, nó sẽ là một instance của class Class
p Developer.class # Class
p Class.superclass # Module
p Module.superclass # Object
p Object.superclass # BasicObject
Điều quan trọng cần hiểu ở đây là ý nghĩa của self
. Method frontend
là method có thể được gọi bởi các instance của class Developer
, nhưng tại sao method backend
lại là một class method
? Khi trình biên dịch Ruby thực thi bất kỳ đoạn code nào, nó luôn theo dõi giá trị của self
trên mỗi dòng. self
luôn liên quan đến object nào đó nhưng object đó có thể thay đổi dựa trên code được thực thi. Ví dụ, trong định nghĩa một class(class definition), tự thânself
là class và cũng là instance của class Class
:
class Developer
p self
end
# Developer
Bên trong instance methods
, self chính là một instance của class đó.
class Developer
def frontend
self
end
end
p Developer.new.frontend
# #<Developer:0x2c8a148>
Bên trong các class methods
, self
đề cập đến chính class đó (chi tiết sẽ trình bày sau):
class Developer
def self.backend
self
end
end
p Developer.backend
# Developer
OK, fine. Vậy sau tất cả, class method
là cái gì vậy? Trước khi trả lời câu hỏi này chúng ta cần nhắc đến sự tồn tại của cái thứ gọi là metaclass
, cũng được biết đến như một singleton class
và eigenclass
. Class method frontend
mà chúng ta đã định nghĩa bên trên là 1 instance method được định nghĩa trong metaclass cho object Developer
!
Metaclasses
Mọi object trong Ruby đều có metaclass của riêng nó. Có thể các developer ko để ý, nhưng nó vẫn tồn tại và bạn vẫn có thể sử dụng chúng dễ dàng. Bản chất của class Developer
là 1 object, nên nó cũng có metaclass. Ở đây chúng ta có 1 ví dụ: tạo 1 object của class String
và xem metaclass của nó như thế nào:
example = "I'm a string object"
def example.something
self.upcase
end
p example.something
# I'M A STRING OBJECT
Ta add 1 singleton method something
vào object. Điểm khác nhau giữa class methods và singleton methods là class methods available cho tất cả instances của class object trong khi singleton methods thì available chỉ cho singleton instance. Class methods được sử dụng rộng rãi trong khi singleton method ko được như thế, nhưng cả 2 loại method này đều được thêm vào 1 metaclass của object.
Ví dụ bên trên có thể được viết lại như sau:
example = "I'm a string object"
class << example
def something
self.upcase
end
end
Cú pháp khác nhau nhưng mục đích và output thì như nhau. Giờ hãy quay lại ví dụ trước, chổ chúng ta tạo Developer
class và tìm hiểu thêm 1 số cú pháo định nghĩa 1 class method:
class Developer
def self.backend
"I am backend developer"
end
end
Đây là cách mà mọi người hay dùng.
def Developer.backend
"I am backend developer"
end
Đây cũng tương tự, ta định nghĩa backend
class method cho Developer
, mặc dù ko sử dụng self
nhưng việc viết 1 method kiểu này cũng tạo ra 1 class method tương tự.
class Developer
class << self
def backend
"I am backend developer"
end
end
end
Một lần nữa, chúng ta định nghĩa class method, nhưng sử dụng cú pháp tương tự như lần ta định nghĩa singleton method cho String
object. Bạn có thể lưu ý rằng ta dùng self
ở đây là để ám chỉ đến chính Developer
object. Đầu tiên ta mở class Developer
, gán self cho class Developer
. Sau đó ta dùng class << self
, gán self
bằng với metaclass của Developer
. Sau đó định nghĩa 1 method backend
vào metaclass của Developer
.
class << Developer
def backend
"I am backend developer"
end
end
Khi sử dụng block kiểu thế này, ta set self
cho metaclass của Developer
trong suốt block. Và kết quả, method backend
đã được thêm vào metaclass của Developer
thay vì class.
Hãy xem metaclass như thế nào trong cây thừa kế:
Như bạn đã thấy trong những ví dụ trước, ko có bằng chứng nào về sự tồn tại của metaclass. Nhưng ta có thể sử dụng 1 chút trick để xem sự tồn tại của class ẩn này:
class Object
def metaclass_example
class << self
self
end
end
end
Nếu ta định nghĩa 1 instance method trong Object
class (ta có thể mở tất cả class bất cử lúc nào, đó là 1 trong những cái hay của metaprograming ^^), ta sẽ có self
chính là Object
. Ta có thể dùng cú pháp class << self
để thay đổi self
hiện tại thành metaclass của curent object. Method trả về self
ở thời điểm này chính là metaclass. Bởi vậy việc gọi instance method này ở bất kì object nào, chúng ta đều có được metaclass của object đó. Giờ hãy cùng quay lại ví dụ, định nghĩa lại class Developer
và tìm hiểu lại chút nào:
class Developer
def frontend
p "inside instance method, self is: " + self.to_s
end
class << self
def backend
p "inside class method, self is: " + self.to_s
end
end
end
developer = Developer.new
developer.frontend
# "inside instance method, self is: #<Developer:0x2ced3b8>"
Developer.backend
# "inside class method, self is: Developer"
p "inside metaclass, self is: " + developer.metaclass_example.to_s
# "inside metaclass, self is: #<Class:#<Developer:0x2ced3b8>>"
frontend
ở trên chính là instance method của class và backend
chính là instance method của metaclass:
p developer.class.instance_methods false
# [:frontend]
p developer.class.metaclass_example.instance_methods false
# [:backend]
Tất nhiên để lấy được metaclass, bạn ko cần phải mở Object
và dùng cái trick này. Bạn có thể dùng luôn singleton_class
mà Ruby cung cấp. Nó cũng tương đương với metaclass_example
mà chúng ta đã thêm nhưng với cái trick này chúng ta sẽ hiểu hơn cách mà Ruby làm việc như thế nào:
p developer.class.singleton_class.instance_methods false
# [:backend]
Định nghĩa Missing method
Khi gọi 1 method trên 1 object, đầu tiên Ruby di chuyển đến class chứa object đó và tìm các instance methods. Nếu nó ko tìm thấy method ở đó, nó tiếp tục tìm ngược lên các cây phân cấp ở trên (the ancestors chain). Nếu Ruby ko tìm thấy method đó, nó sẽ gọi 1 method khác tên là missing_method
- kế thừa từ instance method của Kernel
.
define_method
là 1 method được định nghĩa trong Module
class, với method này bạn có thể tạo ra các method động (dynamic methods) . Để sử dụng define_method
, bạn có thể gọi tên của method mới và 1 block, các param của block chính là param của method mới. Vậy thì điều khác nhau giữa def
và define_method
là gì? Câu trả lời là ko nhiều, trừ khi bạn dùng define_method
kết hợp với methid_missing
để DRY code. Chính xác hơn, bạn sử dụng define_method
thay vì def
để quản lý các scope khi định nghĩa class, nhưng đó là 1 câu chuyện khác. Hãy cùng xem 1 ví dụ đơn giản sau:
class Developer
define_method :frontend do |*my_arg|
my_arg.inject(1, :*)
end
class << self
def create_backend
singleton_class.send(:define_method, "backend") do
"Born from the ashes!"
end
end
end
end
developer = Developer.new
p developer.frontend(2, 5, 10)
# => 100
p Developer.backend
# undefined method 'backend' for Developer:Class (NoMethodError)
Developer.create_backend
p Developer.backend
# "Born from the ashes!"
Đây là cách mà define_method
được sử dụng để tạo instance method mà ko sử dụng def
. Tuy nhiên, chúng ta có khá nhiều việc để làm. Hãy xem đoạn code sau:
class Developer
def coding_frontend
p "writing frontend"
end
def coding_backend
p "writing backend"
end
end
developer = Developer.new
developer.coding_frontend
# "writing frontend"
developer.coding_backend
# "writing backend"
Chúng ta sẽ DRY đoạn code trên bằng cách sử dụng define_method
:
class Developer
["frontend", "backend"].each do |method|
define_method "coding_#{method}" do
p "writing " + method.to_s
end
end
end
developer = Developer.new
developer.coding_frontend
# "writing frontend"
developer.coding_backend
# "writing backend"
Có vẻ tốt hơn rồi nhỉ, nhưng mà chưa phái là tối ưu nhất. Giả dụ ta muốn add thêm 1 method mới tên là coding_debug
, ta cần phải thêm "debug"
vào mảng. Nhưng với method_missing
, ta có thể làm cho mọi chuyện đơn giản hơn:
class Developer
def method_missing method, *args, &block
return super method, *args, &block unless method.to_s =~ /^coding_\w+/
self.class.send(:define_method, method) do
p "writing " + method.to_s.gsub(/^coding_/, '').to_s
end
self.send method, *args, &block
end
end
developer = Developer.new
developer.coding_frontend
developer.coding_backend
developer.coding_debug
Đoạn code trên đúng là hơi phức tạp 1 chút nhỉ. Cùng xem nào, việc gọi 1 method ko tồn tại sẽ gọi đến method_missing
. Ở đây, ta muốn tạo 1 method mới chỉ khi method này bắt đầu bằng từ "coding_"
. Và ta sử dụng define_method
để tạo method mới. Với đoạn code trên, ta có thể tạo ra cả ngàn method với tên bắt đầu bằng "coding_"
, và code thì luôn được DRY.
Wrapping up
Trên đây chỉ là vài tip được dẫn ra. Metaprograming còn rất nhiều thứ hay ho đằng sau nó. Khi bạn hiểu được những kỹ thuật nâng cao hơn, bạn có thể tự build cho mình Domain-specific language (DSL) riêng. Rất nhiều gem trong Rails được xây dựng dựa trên cách này, và có thể, bạn cũng đã từng sử dụng DSL mà bạn ko biết, như RSpec và ActiveRecord chẳng hạn. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn 1 phần nào đó. Tạm biệt và hẹn gặp lại.
Nguồn: https://www.toptal.com/ruby/ruby-metaprogramming-cooler-than-it-sounds
All Rights Reserved