+6

Routing trong React JS - Phần 1

Trong những website thông thường khi điều hướng từ page này sang page khác, chúng ta sẽ sử dụng thẻ <a> để làm điều đó, nhưng trong React JS thường được sử dụng để xây dựng nhữmg Single Page Application (SPA) khi chúng ta làm như vậy thì sẽ reloading lại toàn bộ page từ server, điều đó là không hiệu quả đối với 1 SPA. Thực chất SPA chỉ có 1 html page, nhưng bao gồm nhiều page views (components), và sẽ load ra page view tương ứng dựa trên route chứa component đó.

Và như vậy khái niệm routing ra đời dung để điều hướng từ page này sang page khác trong SPA mà không cần refresh browser. Trong bài này chúng ta sẽ giới thiệu đến 1 thư viện routing phổ biến và mạnh mẽ đó là React Router

Bắt đầu

Chúng ta cần tạo 1 React project dùng để demo sử dụng thư viện này

create-react-app react-router-demo

React Router là thư viện thứ 3 dùng để điều hướng trong React app, nó xây dựng trên browser history API dùng để render ra component UI đồng bộ với URL của browser, nó gồm 3 packages sau:

react-router

react-router-dom

react-router-native

Mỗi package sẽ có 1 cách sử dụng khác nhau, react-router là thành phần core để sử dụng cho react-router-domreact-router-native. react-router-dom sử dụng khi xây dựng web app; react-router-native dùng khi xây dựng React Native(mobile) app. Như vậy chúng ta sẽ sử dụng package react-router-dom trong bài viết này.

Add react-router-dom vào project:

npm install react-router-dom

Sau khi install xong thì chúng ta run app lên bằng command npm start, default là màn hình home http://localhost:3000/

Chúng ta sẽ tìm hiểu 3 thành phần chính của React router là BrowserRouter, RouteLink

BrowserRouter: dùng để wrap tất cả route component

Route: dùng để ẩn/hiện component (page) mà nó chứa

Link: generate các link để di chuyển tới page mà ta mong muốn

BrowserRouter

Đây là một ví dụ đơn giản về BrowserRouter. Import nó từ react-router-dom và sử dụng nó để wrap tất cả app của bạn

import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
import { BrowserRouter as Router } from 'react-router-dom'

ReactDOM.render(
  <Router>
      <div>
        <!-- -->
      </div>
  </Router>,
  document.getElementById('app')
)

BrowserRouter chỉ có thể chứa 1 child component, vì vậy ta có thể wrap trong 1 thẻ div hoặc react fragment <>

Route

Để tạo 1 route, import nó từ react-router-dom

import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
import { BrowserRouter as Router, Route } from 'react-router-dom'

const Home = () => (
  <div>
    <h1>Home Component</h1>
  </div>
)

const About = () => (
  <div>
    <h1>About Component</h1>
  </div>
)

ReactDOM.render(
  <Router>
      <div>
            <Route path='/' component={Home} />
            <Route path='/about' component={About} />
      </div>
  </Router>,
  document.getElementById('app')
)

Route dùng để xác định component nào sẽ render ra tương ứng với path nào, BrowserRouter sẽ accept request URL của browser và sẽ match nó mới path của Route để render ra component mà route đó chứa, nếu không match với bất kì path nào của Route thì sẽ render ra null.

Ở ví dụ trên access http://localhost:3000/ sẽ render ra component là Home, nếu http://localhost:3000/about thì render ra cả 2 component là HomeAbout, nếu chúng ta muốn chỉ render ra component mà match chính xác với URL thì thêm exact property vào Route, như vậy sẽ chỉ render ra component mà match chính xác với path của Route.

Có 3 cách render sử dung Route:

  1. <Route component>: Render ra component chỉ khi location match với path prop.
<Route path='/' component={Home} />
  1. <Route render>: Giống như cách trên, nhưng cách này có thể render ra inline component và có thể pass thêm các props khác cho component.
const FadingRoute = ({ component: Component, ...rest }) => (
  <Route {...rest} render={routeProps => (
    <FadeIn>
      <Component {...routeProps}/>
    </FadeIn>
  )}/>
)

<FadingRoute path="/cool" component={Something}/>
  1. <Route children>: Cách này sẽ luôn luôn render ra component, nhưng match props sẽ null nếu path không match với URL, vd: có thể dùng trong trường hợp để active menu bar item.
const ListItemLink = ({ to, ...rest }) => (
  <Route
    path={to}
    children={({ match }) => (
      <li className={match ? "active" : ""}>
        <Link to={to} {...rest} />
      </li>
    )}
  />
);

<ul>
  <ListItemLink to="/somewhere" />
  <ListItemLink to="/somewhere-else" />
</ul>;

Link

Để điều hướng giữa các trang, chúng ta sử dụng thẻ <a>. Tuy nhiên theo cách này sẽ refresh lại browser, như vậy sẽ không phù hợp đối với 1 SPA. Để tránh khỏi vấn đề đó, React Router cung cấp 1 component Link dùng để di chuyển qua lại giữa các page (component) mà không cần refresh browser.

import React from 'react'
import ReactDOM from 'react-dom'
import { BrowserRouter as Router, Route, Link } from 'react-router-dom'

ReactDOM.render(
  <Router>
      <div>
           <nav>
                <Link to='/'>Home</Link>
                <Link to='/about'>About</Link>
            </nav>
            <Route path='/' component={Home} />
            <Route path='/about' component={About} />
      </div>
  </Router>,
  document.getElementById('app')
)

Như ví dụ trên, mỗi Link component sẽ render ra 1 thẻ <a> trên HTML page, và sẽ di chuyển đến Routepath tương ứng với to props của Link đó.

Có 2 cách để define Link như sau:

  1. <Link to='path-name'>: di chuyển đến Route mà không cần thêm bất kỳ state, hay search params nào cả.

  2. <Link to={{pathname: 'abc', state: { title: 'this is title' }}}>: di chuyển đến Route và có thêm state đi kèm.

Mỗi lần click vào Link thì browser sẽ add 1 entry lưu lại state, params vào trong stack history, nếu back lại thì sẽ remove entry đó khỏi history.

Dynamic Routing

Ở phần này, chúng ta sẽ tạo và sử dụng dynamic routes dựa trên query params như là :id.

Kịch bản như sau: route /posts sẽ display danh sách title các posts, route posts/:id sẽ display id của mỗi post đó.

function Child({ match }) {
  return (
      <div>
          <h3>ID: {match.params.id}</h3>
      </div>
  )
}

class Posts extends React.Component {
  state = {
      posts: [
          {
              id: 1,
              title: "Hello Blog World!"
          },
          {
              id: 2,
              title: "My second post"
          },
          {
              id: 3,
              title: "What is React Router?"
          }
      ]
  }

  render() {
      const { posts } = this.state
      return (
          <div className='posts'>
              <h1>Posts List</h1>
              <ul>
                  {posts.map(post => (
                      <li key={post.id}>
                          <Link to={`/posts/${post.id}`}>{post.title}</Link>
                      </li>
                  ))}
              </ul>
              <Route path='/posts/:id' component={Child} />
          </div>
      )
  }
}


ReactDOM.render(
  <Router>
    <div>
        <nav>
            <Link to='/' exact>Home</Link>
            <Link to='/about' exact>About</Link>
            <Link to='/posts' exact>Posts</Link>
        </nav>
        <Route path='/' exact component={Home} />
        <Route path='/about' component={About} />
        <Route path='/posts' component={Posts} />
    </div>
  </Router>,
  document.getElementById('app')
)

Ở ví dụ trên, ta sẽ get được match props của Child component, match props là một object có thể truy cập được các thông tin mà route cung cấp như params, isExact, path, url. Có thể tham khảo official docs để hiểu thêm nhé https://reacttraining.com/react-router/web/api/match

Kết luận

Bây giờ bạn đã làm quen với routing trong react và thư viện React Router, hy vọng bạn sẽ sử dụng nó để buid 1 react app tốt hơn nhé, mình sẽ giới thiệu đến các thành phần còn lại của React Router như Redirect, Switch, history api, ... ở phần 2 nhé. Cảm ơn các bạn.

Refs:


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí