+25

Redis cơ bản

1. Giới thiệu

Redis là một gói phần mềm mã nguồn mở được bắt đầu phát triển vào đầu năm 2009 bởi một lập trình viên người Ý có tên là Salvatore Sanfilippo.

Một số đặc điểm chính của Redis như

  • Dữ liệu được lưu trữ trên bộ nhớ trong (RAM), và chỉ sử dụng bộ nhớ ngoài cho việc sao lưu phục hồi dữ liệu
  • Dữ liệu lưu trữ trong Redis có thể đặt thời gian hết hạn (expire).
  • Truy cập dữ liệu rất nhanh
  • Lưu trữ dữ liệu theo kiểu key/value. Rất thuận lợi cho việc đọc và ghi dữ liệu

(*) Redis không đơn giản là lưu trữ key/value thông thường (cả key value đều là string), thực sự nó là một máy chủ dữ liệu có cấu trúc (data structures server) hỗ trợ nhiều loại dữ liệu có cấu trúc phức tạp như danh sách (List), tập hợp (Set), tập hợp được sắp xếp (Sorted Set), bảng băm (Hash) ...

2. Cài đặt Redis

Để cài đạt Redis cho Ubuntu ta mở terminal và gõ lệnh sau

sudo apt-get update
sudo apt-get install redis-server

Như vậy trên máy của bạn đã cài đặt thành công Redis.

Để kiểm tra hoạt động của Redis trước tiên phải chạy Redis server

redis-server

Để tương tác với Redis ta chạy Redis client, ta dùng lệnh

redis-cli

3. Các lệnh cơ bản và quản lý dữ liệu trong Redis

3.1 Redis Key

Redis key là các lệnh sử dụng để quản lý các key trong redis. Với cú pháp như sau:

COMMAND KEY_NAME [VALUE]

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 DEL key Xóa key nếu nó tồn tại
2 EXISTS key Kiểm tra key có tồn tại không
3 EXPIRE key n Đặt expire time cho key sau n giây
4 KEYS pattern Tìm các key theo pattern
5 PERSIST key Xóa expire time của key
6 TTL key Lấy thời gian sống của key (giây)
7 RENAME key newkey Đổi tên key sang newkey, nếu newkey đã tồn tại giá trị của nó sẽ bị ghi đè bởi giá trị của key
8 RENAMENX key newkey Đổi tên key sang newkey nếu newkey chưa tồn tại
9 TYPE key Lấy loại dữ liệu được lưu trữ bởi key

3.2 Redis String

Redis string là lệnh sử dụng để quản lý các key/value trong đó value có giá trị string trong redis

Ví dụ

redis 127.0.0.1:6379> SET test redis
OK
redis 127.0.0.1:6379> GET test
"redis"

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 SET key value Đặt giá trị value cho key
2 GET key Lấy giá trị lưu trữ bởi key
3 GETRANGE key start end Lấy giá trị lưu trữ bởi key từ (start) đến (end)
4 GETSET key value Lấy ra giá trị cũ và đặt giá trị mới cho key
5 MGET key1 key2 .. Lấy giá trị của nhiều key theo thứ tự
6 SETEX key seconds value Đặt giá trị và thời gian expire cho key
7 SETNX key value Đặt giá trị cho key nếu key chưa tồn tại
8 RENAMENX key newkey Đổi tên key sang newkey nếu newkey chưa tồn tại
9 STRLEN key Lấy độ dài giá trị lưu trữ bởi key
9 APPEND key value Thêm vào sau giá trị lưu trữ bởi key là value
10 INCR key Tăng giá trị lưu trữ của key (số nguyên) 1 đơn vị
11 INCRBY key n Tăng giá trị lưu trữ của key (số nguyên) n đơn vị
12 DECR key Giảm giá trị lưu trữ của key (số nguyên) 1 đơn vị
11 DECRBY key n Giảm giá trị lưu trữ của key (số nguyên) n đơn vị

3.3 Redis Hash

Redis hash là lệnh sử dụng để quản lý các key/value trong đó value có giá trị là hash. Hash là kiểu dữ liệu khá phổ biến, thường được dùng để lưu trữ các object.

ví dụ:

HSET user:1 name "name 1"
(integer) 1
HGET user:1 name
"name 1"

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 HSET key field value Đặt giá trị cho field là value trong hash
2 HGET key field Lấy giá trị của field trong hash
3 HDEL key field1 field2 ... xóa field1, field2 ... trong hash
4 HEXISTS key field Kiểm tra file có tồn tại trong hash không
5 HGETALL key Lấy tất cả các field và value của nó trong hash
6 HINCRBY key field n Tăng giá trị của field (số nguyên) lên n đơn vị
7 HDECRBY key field n Giảm giá trị của field (số nguyên) lên n đơn vị
8 HINCRBYFLOAT key field f Tăng giá trị của field (số thực) lên f
9 HDECRBYFLOAT key field n Giảm giá trị của field (số thực) f
10 HKEYS key Lấy tất cả các field của hash
11 HVALS key Lấy tất cả các value của hash
12 HLEN key Lấy số lượng field của hash
13 HMSET key field1 value1 field2 value2 ... Đặt giá trị cho các field1 giá trị value1 field2 giá trị value2 ...
14 HMGET key field1 field2 ... Lấy giá trị của các field1 field2 ...

3.4 REDIS LIST

Redis list là lệnh sử dụng để quản lý các key/value trong đó value có giá trị là một list (danh sách). List là kiểu dữ liệu khá phổ biến, có 2 kiểu list thường dùng là stack (vào sau ra trước) và queue (vào trước ra trước)

Ví dụ

 LPUSH test value1
 (integer) 1
 LPUSH test value2
 (integer) 2
 LPUSH test value3
 (integer) 3
 LRANGE test 0 10
1) "value1"
2) "value2"
3) "value3"

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 LINDEX key index Lấy giá trị từ danh sách (list) ở vị trí index (index bắt đầu từ 0)
2 LLEN key Lấy số lượng phần tử trong danh sách
3 LPOP key Lấy phần tử ở đầu danh sách
4 LPUSH key value1 value2 ... Thêm value1 value2... vào đầu danh sách
5 LRANGE key start stop Lấy các phần tử trong list từ vị trí start đến vị trí stop
6 LSET key index value Đặt lại giá trị tại index bằng value
7 RPOP key Lấy giá trị ở cuối danh sách
8 RPUSH key value1 value2 ... Thêm phần tử value1 value2 ... vào cuối danh sách
9 LINSERT key BEFORE value1 value2 Thêm phần tử value2 vào trước phần tử value1 trong danh sách
10 LINSERT key AFTER value1 value2 Thêm phần tử value2 vào sau phần tử value1 trong danh sách

3.5 Redis Set

Redis set là lệnh sử dụng để quản lý các key/value trong đó value có giá trị là một set (tập hợp). Các giá trị trong tập hợp là duy nhất không bị trùng lặp.

Ví dụ

redis 127.0.0.1:6379> SADD test value1
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> SADD test value2
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> SADD test value3
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> SADD test value4
(integer) 0
redis 127.0.0.1:6379> SMEMBERS test

1) "value1"
2) "value2"
3) "value3"

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 SADD key value1 value2 .. Thêm các giá trị value1 value2 ... vào tập hợp
2 SCARD key Lấy số lượng phần tử trong tập hợp
3 SMEMBERS key Lấy các phần tử trong tập hợp
4 SPOP key Xóa bỏ ngẫu nhiên một phần tử trong tập hợp và trả về giá trị phần tử đó

3.6 Redis Sorted Set

Redis sorted set là lệnh sử dụng để quản lý các key/value trong đó value có giá trị là một sorted set (tập hợp được sắp xếp theo điểm/độ ưu tiên từ thấp đến cao). Các giá trị trong sorted set là duy nhất không bị trùng lặp.

Ví dụ

redis 127.0.0.1:6379> ZADD test 1 value1
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> ZADD test 3 value2
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> ZADD test 2 value3
(integer) 1
redis 127.0.0.1:6379> ZADD test 4 value4
(integer) 0
redis 127.0.0.1:6379> ZADD test 5 value4
(integer) 0
redis 127.0.0.1:6379> ZRANGE test 0 10 WITHSCORES

1) "value1"
2) "1"
3) "value3"
4) "2"
5) "value2"
6) "3"
7) "value4"
8) "5"

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 ZADD key score1 value1 score2 value2 .. Thêm các phần tử value1 value2 vào sorted set với độ ưu tiên tương ứng là score1 và score2
2 SCARD key Lấy số lượng phần tử trong sorted set
3 ZRANGE key start stop Lấy các phần tử trong tập hợp từ start đến stop
4 ZRANGE key start stop WITHSCORES Lấy các phần tử trong tập hợp từ start đến stop kèm theo giá trị score của chúng
5 ZSCORE key member Lấy giá trị score của member
6 ZRANK key member Lấy vị trí của member trong sorted set
7 ZCOUNT key score1 score2 Đếm số member có score tương ứng trong đoạn score1 đến score2

3.7 Redis Transaction

Một điểm khá thú vị trong Redis là transaction. Redis transaction cho phép một nhóm các lệnh thực hiện theo thứ tự cho đến khi lệnh cuối cùng được thực hiện xong. Khi này Redis mới cập nhật đồng thời dữ liệu thay đổi bởi nhóm lệnh này. Redis transaction bắt đầu bằng lệnh MULTI và kết thúc bằng lệnh EXEC

Ví dụ

redis 127.0.0.1:6379> MULTI
OK
redis 127.0.0.1:6379> SET test redis
QUEUED
redis 127.0.0.1:6379> GET test
QUEUED
redis 127.0.0.1:6379> INCR visitors
QUEUED
redis 127.0.0.1:6379> EXEC

1) OK
2) "redis"
3) (integer) 1

Các lệnh thường dùng

STT Command Ý nghĩa
1 MULTI Đánh dấu bắt đầu khối lệnh transaction
2 EXEC Thực hiện khối lệnh

4. Kết luận

Redis là một gói phần mềm mã nguồn mở với nhiều ưu điểm tốt về tốc độ và dễ dùng nó đã và đang trở nên phổ biến được sử dụng nhiều trong phát triển phần mềm. Với ưu điểm vượt trội của mình về tốc đố Redis là sự lựa chọn rất tốt cho các ứng dụng có yêu cầu về thời gian thực. Hơn nữa mặc dù Redis lưu trữ dữ liệu trên RAM nhưng vẫn có cơ chế ghi lại dữ liệu ra bộ nhớ ngoài đề phòng trường hợp rủi ro. Nếu bạn chưa thử Redis tôi nghĩ bạn nên thử ngay hôm nay sẽ rất thú vị, hiệu năng ứng dụng của bạn sẽ tăng một cách đáng kinh ngạc!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí