+3

Play framework with java

play_full_color.png

Hôm nay mình muốn giới thiệu với các bạn về một Java framework. Đó là Play framework. Tại sao mình lại chọn play framework. Sau khi làm việc với một vài framework trước đó như Struts2, Spring. Đến khi gặp Play framework. Mình thực sử đã bị ấn tượng bởi sự tiện dụng, mạnh mẽ, dễ dùng, tối ưu thời gian phát triển sản phẩm của framework này.

Đầu tiên mình xin giới thiệu qua về Play framework này.

Play là một web app framework sử dụng Java và Scala. Nó tích hợp các thành phần và APIs cần thiết cho việc phát triển một web app hiện đại.

Play được xây dựng dựa trên nền tảng nhẹ nhàng, thân thiện, dễ dùng. Tối ưu hóa tài nguyên của phần cứng (CPU, Threads) để mở rộng ứng dụng.

Cách cài đặt. Required environment: Java. Download tool https://playframework.com/download để cài đặt play framework.

Sau khi cài đặt xong activator. Activator new name để khởi tạo project mới. -> so easy.

Project structure controllers/ views/ models/

build.sbt routes

Cũng giống như nhiều framework. Play dựa trên mô hình MVC (model, view, controller).

các file routes sẽ expose ra các api để client gọi. Sau đó mapping vào một function trong controller để sử lý. Có thể nói routes là một thành phần cực kỳ quan trọng của play framework. Nó rất tiện lợn để xây dựng restful api cho tất cả các client chạy trên một nền tảng có thể truy xuất.

File build.sbt giống như một file config các dependencies cần thiết để xây dựng web app. Như json handler, akka...

Vì lý do đó, play dễ dàng tích hợp với các service base trên java như các maven project. Mỗi maven project sẽ đảm nhiệm một nhiệm vụ khác nhau. Play ở đây đóng vai trò như một cầu nối để liên kết giữa client, gửi yêu cẩu đến các service và trả về kết quả mà người dùng mong muốn.

Tất nhiên. Đó là khi bạn muốn phát triển một ứng dụng lớn. Muốn tách bạch các service thành các project riêng. Còn bản thân play đã là 1 full web app framework. Hoàn toàn có thể làm một CRUD app.

Một ưu điểm phải kể đến nữa là play không giống các framework java khác như strut hay spring. Nó sử dụng cơ chế nhận request bất đồng bộ. Do đó người dùng sẽ có trải nghiệm tốt hơn. Thay vì đợi một gông để server phục vụ yêu cầu.

Thêm một ưu điểm nữa là play sử dụng server netty. Nếu các bạn biết tomcat thì sau khi code server thay đổi. Việc khởi động lại server mất rất nhiều thời gian chửa kể đến sự không ổn định của nó. Play sẽ tự compile mà không phải chạy lại server. Tiết kiệm đáng kể thời gian phát triển.

Trên đây là kinh nghiệm mà mình đã có được khi làm với framework này. Nếu các bạn có hứng thú. Có thể lên trang chủ mà học từng bước một với nó. Các ví dụ, hướng dẫn rất đơn giản để mọi người follow. https://www.playframework.com/documentation

Xin cảm ơn mọi người đã đọc!


All rights reserved

Viblo
Hãy đăng ký một tài khoản Viblo để nhận được nhiều bài viết thú vị hơn.
Đăng kí