Phương pháp tạo Test plan hiệu quả
Bài đăng này đã không được cập nhật trong 6 năm
Test plan là kế hoạch kiểm thử phần mềm. Trong qui trình kiểm tra phần mềm test plan là kế hoạch nhằm để định hướng công việc chính xác cần làm. Test plan chính là tài liệu tổng quan về việc kiểm thử 1 project đặc tả: phạm vi dự án, hướng tiếp cận, quy trình kiểm thử, tài nguyên và nhân lực cần có, các tính năng cần được test và không cần phải test, các công cụ và môi trường test cần có. Test plan là cơ sở để test các sản phẩm / phần mềm trong một dự án.
1. Hãy chắc chắn bạn hiểu và nắm chắc spec
Đây là bước xác định yêu cầu, xem xét mọi khía cạnh các kỹ thuật thiết kế sản phẩm. Phân tích các bất kỳ hạn chế hoặc chức năng thiếu sót với các tài liệu đặc tả. Các phần cứng / kiến trúc phần mềm, chủ sở hữu của thiết kế sản phẩm tài liệu đặc tả phải có trách nhiệm bổ sung bất kỳ chi tiết còn thiếu trong các kỹ thuật thiết kế. Nhiều lần xem xét là cần thiết cho đến khi tất cả các thắc mắc của bạn đã được giải đáp. Kế hoạch kiểm thử của bạn sẽ được dựa trên các đặc tả yêu cầu, đặc điểm kỹ thuật thiết kế để bước này là cực kỳ quan trọng có thể coi là quan trọng nhất của toàn dự án.
2. Ước lượng nguồn lực kiểm thử
Hai cách ước lượng công sức kiểm thử phần mềm gồm:
Phương pháp ước lượng dựa vào số liệu (thước đo): là cách ước lượng công sức kiểm thử (testing effort) dựa vào các số liệu (thước đo) của các dự án tương tự trước đây, hoặc dựa vào các giá trị chung thường gặp.
Phương pháp ước lượng dựa vào chuyên gia: là cách ước lượng nỗ lực kiểm thử được thực hiện bởi người thực hiện nhiệm vụ đó hoặc những chuyên gia về lĩnh vực đó Về cách ước lượng thời gian kiểm thử đã có chi tiết tại đây
3. Lên test plan chi tiết
a. Chiến lược kiểm tra
- Đưa ra phương pháp tiếp cận để kiểm tra mục tiêu là chiến lược kiểm tra.
- Chiến lược kiểm tra bao gồm các điều kiện để biết khi nào việc kiểm tra hoàn thành và những kỹ thuật được áp dụng.
- Mô tả các kiểu kiểm tra dùng trong dự án.
- Với mỗi kiểu kiểm tra tương ứng kiểm tra cho chức năng nào các bạn có thể liệt kê được.
- Việc kiểm có thể dừng khi nào.
b. Các kỹ thuật kiểm tra
Mỗi kiểu kiểm tra phải bao gồm các đìều kiện: Kỹ thuật: Trong quá trình kiểm tra và các phương pháp đánh giá kết quả các bạn sẽ biết những gì sẽ được kiểm tra, mô tả việc kiểm tra như thế nào và các hoạt động chính được thực hiện ra sao.
Điều kiện hoàn thành:
- Xác định chất lượng chương trình được chấp nhận.
- Thời điểm ktra hoàn tất. Các vấn đề đặc biệt: Các vấn đề gây ảnh hưởng đến việc kiểm tra.
-
Functional testing – kiểm tra chức năng - Function testing - kiểm tra chức năng - User interface testing - kiểm tra giao diện người sử dụng - Data & database integrity testing - kiểm tra DL & tích hợp DL - Business cycle testing - kiểm tra chu trình nghiệp vụ
-
Performance testing – kiểm tra hiệu xuất - Performance profiling - Load testing - Stress testing - Volume testing
-
Kiểm tra bảo mật & kiểm soát truy cập: Security & Access control testing
-
kiểm tra hồi qui: Regression testing
c. Môi trường kiểm tra
-
Tuỳ vào mỗi giai đoạn Intergration test, Unit test, acceptance test, System test, sẽ ứng với môi trường kiểm tra nhất định. Các bạn sẽ sử dụng như môi trường thật hay tạo môi trường giả lập gần giống với môi trường chạy thật của chương trình khi đã xác định các yếu tố để xây dựng môi trường kiểm tra.
-
Test chạy chương trình bằng bản dịch hay chạy trên code. Các giai đoạn Acceptance test, System test thông thường phải chạy trên bản dịch
-
Ta thiết lập các thông số cho CSDL gần giống hoặc giống hệt như chương trình sẽ chạy và thiết lập CSDL riêng từ Intergration test với CSDL thì thông thường.
-
Thông thường, khi Unit test, có thể sử dụng mạng LAN nhưng khi System test trở đi thì nên sử dụng hệ thống đường truyền giống như hoặc gần giống như môi trường chạy thật. Điều kiện về mạng: sẽ sử dụng mạng LAN hay Dial up…
-
Trong Unit test thông thường có thể sử dụng viếc thiết lập như khi lập trình, nhưng khi System test trở đi, phải chú ý thiết lập sao cho gần giống mô hình sẽ chạy trong thực tế nhất. Mô hình sẽ cài đặt chương trình test: số lượng máy chủ, máy trạm; việc chia tách các server, các máy trạm, việc cài đặt các domain …
4. Hoàn thành kế hoạch kiểm thử
Thêm tất cả các ý kiến và nhập kết quả thu được kế hoạch kiểm thử và gởi email tới những người có liên quan để đánh giá kế hoạch của bạn và đảm bảo rằng bạn không có bỏ qua bất cứ điều gì. Đặt kế hoạch kiểm thử cuối cùng của bạn trong kho lưu trữ chung để mà các thành viên trong nhóm có thể truy cập nó khi cần, trong tương lai có bất kỳ thay đổi nào toàn team cũng có thể nhìn thấy để biết được tình trạng hoàn thành kế hoạch kiểm thử. Phát hành sản phẩn được diễn ra khi tất cả trường hợp kiểm thử trong kế hoach được chạy thành công để liên tục kiểm tra trường hợp kiểm thử và bản thống kê số testcase pass/fail là cần thiết
Tham khảo: http://www.testingvn.com/viewtopic.php?f=30&t=133&sid=ef10d6ac3ef8fb9474fef2770eafb357 http://itplus-academy.edu.vn/7-buoc-co-ban-giup-ban-lap-Test-Plan-mot-cach-de-dang.html
All rights reserved